Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Trường THCS Thạnh Mỹ Tây

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Các giai đoạn của lịch sử Ấn Độ từ thời cổ đại đến giữa thế kỉ XIX.

 - Các chính sách cai trị của từng vương triều và những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt của Ấn Độ thời phong kiến.

 - Một số thành tựu văn hóa Ấn Độ thời cổ trung đại.

 2. Kĩ năng:

- Học sinh biết tổng hợp kiến thức trong bài.

 3. Thái độ:

 - Thấy được Ấn Độ là một trong những trung tâm của văn minh nhân loại và có ảnh hưởng đến sự phát triển lịch sử và văn hóa của nhiều dân tộc Đông Nam Á.

II. Chuẩn bị của GV và HS :

 - Chuẩn bị của GV :

 Bản đồ Ấn Độ.

 Tranh ảnh các công trình kiến trúc, điêu khắc Ân Độ, Đông Nam Á.

 - Chuẩn bị của HS : Sưu tầm các tranh ảnh về văn hóa Ấn Độ

III. Tiến trình dạy học:

1 .Kiểm tra bài cũ

- Em hãy nêu thành tựu về văn hóa, khoa học kĩ thuật của nhà nước Trung Quốc thời phong kiến ?

 2.Bài mới

 

doc143 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Trường THCS Thạnh Mỹ Tây, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc:
1. Kiểm tra bài cũ:
Hãy nêu những tiến bộ về giáo dục, khoa học – kĩ thuật thời Trần.? Tại sao giáo dục, KH – KT thời Trần phát triển?
 2. Bài mới:
	Nhà Trần thành lập năm 1226, sau một thời gian dài rất vững mạnh, đạt nhiều thành tựu to lớn à cuối thế kỉ XIV đã bước đầu suy yếu. Vì sao nhà Trần suy yếu? Đó là nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
Hoạt động 1. Tình hình kinh tế-xã hội.
 Hs đọc SGK.
 Hỏi: Tình hình kinh tế nước ta nửa sau thế kỉ XIV như thế nào? Tại sao có tình trạng đó?
 Trả lời: Nhà Trần không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của dân chúng nên mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.
Hoạt động 2. Tình hình xã hội
Gv: cho hs đọc đoạn in nghiêng SGK.
Hởi: Em có nhận xét gì về cuộc sống của Vua quan thời Trần nửa sau thế kỉ XIV?
Trả lời: SGK.
Hỏi: Việc làm của Chu văn An nói lên điều gì ?
Trả lời: Ông là một vị quan thanh liêm, không vụ lợi, biết đạt lợi ích cá nhân lên trên.
Gv: Nhà Trần ngày càng suy sụp khi Trần Dụ Tông chết (1309) và Dương Nhật Lễ lên nắm quyền ( 1369-1370).
Gv: cho hs đọc SGK về Dương Nhật Lễ.
Hỏi: Vì sao nông dân, nô tì khởi nghĩa?
Trả lời: nông dân, nô tì mâu thuẫn với giai cấp thống trị.
Gv: dùng lược đồ khởi nghĩa nông dân nửa sau thế kỉ XIV trình bày.
 Hỏi: Em hãy nhận xét về thời gian tồn tại, địa bàn hoạt động,kết quả của các cuộc khởi nghĩa ?
 HS thảo luận 3 phút.
 GV nhận xét trả lời:
 - Các cuộc khởi nghĩa tồn tại trong thời gian ngắn.
 - Địa bàn hoạt động của mỗi cuộc khởi nghĩa chỉ bó hẹp trong một phạm vi vài địa phương , chưa có qui mô rộng lớn ở nhiều địa phương.
 GV sơ kết:
 Nửa sau thế kỉ XIV , xã hội Đại Việt lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Chính quyền suy yếu, nộị bộ mâu thuẫn, vua, quan, vương hầu, quý tộc ăn chơi sa đọa, tăng cường bóc lột, áp bức nhân dân, làm cho mâu thuẫn XH gay gắt ,Phong trào KN của nông dân, nô tì dẫn đến sự sụp đổ của nhà Trần . Nhà Hồ thành lập 1400.
I) TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI:
 1) Tình hình kinh tế:
-Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, đê điều.
 - Nhiều năm xảy ra mất mùa.
-Nông dân phải bán ruộng, vợ con cho địa chủ và quý tộc.
-Qúy tộc, địa chủ ra sức cuớp đoạt ruộng đất công của làng xã. Triều đình bắt dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế đinh. 
2) Tình hình xã hội:
- Vua, quan, quý tộc, vương hầu ăn chơi xa hoa, xây dựng nhiều dinh thự, chùa chiền.
-Trong triều nhiều kẻ gian tham, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước.
 Chu Văn An dâng sớ chém đầu 7 tên nịnh thần nhưng nhà vua không nghe.
- Năm 1369, vua Trần Dụ Tông mất, Dương Nhật Lễ lên thay, tình hình càng rối loạn nông dâỵ khởi nghĩa khắp nơi.
- Đầu 1344, Ngô Bệ hô hào nông dân ở Yên Phụ( Hải Dương ) đứng lên khởi nghĩa ,bị triều đình đàn áp nên thất bại.
- Đầu năm 1390, Phạm Sư Ôn hô hào nông dân ở Quốc Oai ( Sơn Tây ) nổi dậy. Nghĩa quân chiếmđược Thăng Long trong ba ngày. Cuộc khởi ngĩa thất bại, vì triều đình tập trung lực lượng đàn áp.
3. Củng cố-luyện tập
 1. Ai là người dâng sớ xin chếm đầu 7 tên nịnh thần ?
A. Nguyễn Phi Khanh C. Trần Khánh Dư
B. Chu Văn An D.T rần Quốc Tuấn
 2. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ nửa sau thế kỉ XIV chứng tỏ :
 A. Nhà Trần đã suy yếu , không còn đảm nhận vai trò ổn định và phát triển đất nước.
 B. Nông dân đã giác ngộ và có ý thức dân tộc.
 C. Sự sụp đổ của nhà Trần là khó tránh khỏi.
 D, Triều Trần suy yếu, phe phái trong triều mâu thuẫn.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
Học thuộc về kinh tế, xã hội ở nửa sau thế kỉ XIV
Chuẩn bị phần II: Nhà Hồ và cải cách của Hồ Qúy Ly
 - Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào?
 - Nội dung và tác dụng cải cách của Hồ Quý Ly.
Tuần 16 Tiết 31
Ngày dạy :Lớp:
Ngày dạy:.Lớp:
Ngày dạy:.Lớp:
 BÀI 16. SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV (TT)
 II. NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY
 I. Mục tiêu
 1. Kiến thức.
 - Nhận thức được sự thành lập nhà Hồ là do nhà Trần đã suy yếu , không còn khả năng duy trì sự ổn định xã hội và làm cho đất nước phồn vinh như trước . Do đó, nhà Trần sụp đổ là khó tránh khỏi và nhà Hồ thay thế là cần thiết.
 - Nêu các chính sách của Hồ Qúy Ly : cải tổ hàng ngũ qan lại, hạn điền, hạn nô; bước đầu đánh giá tác đọng của các chính sách Hồ Qúy Ly.
 2. Kĩ năng.
 Phân tích, đánh giá nhân vật lịch sử Hồ Qúy Ly.
 3. Thái độ
 - Hiểu được nhà Hồ thay thế nhà Trần là cần thiết.
 - Có thái độ, tình cảm đúng đắn đối với nhân vật lịch sử Hồ Qúy Ly và tư tưởng hoài baỏ cải cách của ông để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng ở cuối thế kỉ XIV.
 II. Chuẩn bị của GV và HS
 -Chuẩn bị của GV : Ảnh di tích thành nhà Hồ ở Thanh Hóa 
 - Chuẩn bị của HS : sgk
 III. Tiến trình dạy học.
 1.Kiểm tra bài cũ
 - Em hãy nêu tình hình kinh tế - xã hội nước ta ở nửa cuối thế kỉ XIV ?
 2. Bài mới
 Vào cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy sụp nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Trong hoàn cảnh đó Hồ Qúy Ly lật đổ nhà Trần , thành lập nhà Hồ . Hồ Qúy Ly cho thực hiện nhiều chính sách cải cách . Vậy nội dung , ý nghĩa và tác dụng cải cách của Hồ Qúy Ly như thế nào ? Đó là nội dung của tiết học hôm nay.
Hoạt động 1. Nhà Hồ thành lập.
 HS đọc sgk
Hỏi:Trong hoàn cảnh nào nhà Hồ được thành lập?
Trả lời: - Nhà Trần suy sụp, xã hội khủng hoảng, ngoại xâm đe dọa.
 - Hồ Qúy Ly được vua Trần trọng dụng, giao cho binh quyền, nhân khi nhà Trần suy sụp đã lật đổ nhà Trần lập nhà Hồ.
Gv: giới thiệu về Hồ Quý Ly.
 CV chuyển ý 
Hoạt động 2. Nhà Hồ và những cải cách của Hồ Qúy Ly.
 GV: Ngay từ khi còn là một đại thần của nhà Trần ,Hồ Qúy Ly đã đề nghị nhà cho thực hiệ một số cải cách . Sau khi lật đổ nhà Trần, thành lập nhà Hồ, những cải cách trên nhiều lĩnh vực đã được Hồ Qúy Ly cho thực hiện.
 Hỏi: Em hãy cho biết nội dung cải cách về chính trị của Hồ Qúy Ly?
 Trả lời: sgk
Hỏi: Tại sao Hồ Quý Ly loại những quan lại họ Trần?
Trả lời: Vì sợ họ Trần lật đổ ngôi vị Hồ Quý Ly.
Hỏi: Trình bày nội dung cải cách về kinh tế, tài chính ? Chính sách kinh tế của Hồ Quý Ly có tác dụng gì?
Trả lời: kinh tế thoát khỏi khủng hoảng và đi lên.
Gv: dẫn chứng đoạn in nghiêng và hỏi: Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn nô để làm gì?
Trả lời: Làm giảm số nô tì trong nước, tăng thêm số người sản xuất cho xã hội.
 Hỏi:về văn hóa giáo dục Hồ Qúy Ly thực hiện nội dung cải cách như thế nào?
 Trả lời: sgk
 Gv bổ sung : Hồ Qúy Ly còn bổ sung thêm một môn thi- làm toán trong kì thi ở các lộ và kinh đô . Điều đó cho thấy Hồ Qúy Ly quan tâm chăm lo đến giáo dục.
 Hỏi: Nêu nội dung cải cách về quân sự ?
 Trả lời: sgk
Gv: cho hs xem tranh Di tích thành nhà Hồ và đọc sgk đoạn in nghiêng.
Hỏi: Em có nhận xét gì về chính sách quân sự, quốc phòng của Hồ Quý Ly?
Trả lời: Chính sách quân sự và quốc phòng của Hồ Quý Ly thể hiện kiên quyết mong muốn bảo vệ Tổ Quốc.
 Gv chuyển ý
Hoạt động 3. Ý nghĩa, tác dụng cải cách của Hồ Qúy Ly.
Hỏi: Những cải cách của Hồ Qúy Ly thể hiện mặt tích cực và hạn chế ở những điểm nào ?
 HS thảo luận 3 phút.
 Trả lời :
 Tích cực : - Cuộc cải cách khá toàn diện đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng xã hội trầm trọng ở nửa cuối thế kỉ XIV. Điều đó chứng tỏ Hồ Qúy Ly là một người yêu nước và một nhà cải cách có tài.
 - Cuộc cải cách góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của giai cấp thống trị ,làm suy yếu thế lực họ Trần , tăng nguồn thu nhập của nhà nước , tăng cường quyền lực của triều đình . Cải cách văn hóa giáo dục có nhiều tiến bộ .
 Hạn chế: Một số chính sách chưa triệt để ( gia nô, nô tì), chưa phù hợp thưc tế. Cuộc cải cách chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của đông đảo nhân dân.
Hỏi: Tại sao chính sách cải cách của Hồ Quý Ly không đước nhân dân ủng hộ?
Trả lời: Các chính sách chưa đảm bảo cuộc sống và quyền tự do của người dân; đụng chạm đến quyền lợi của các tầng lớp.
1) Nhà Hồ thành lập:
 Các cuộc khởi nghĩa của nông dân đã làm cho nhà Trần không còn đủ sức giữ vai trò của mình.
 - Năm1400, Hồ Qúy Ly, một viên quan đã từng giữ chức vụ cao nhất trong triều, phế truát vua Trần lên làm vua,lập ra nhà Hồ.
 - Quốc hiệu Đại Việt đổi thành Đại Ngu.
2) Những biện pháp và cải cách của Hồ Quý Ly:
 - Về chính trị: 
 Thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc ,tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần thân cận với mình.
 Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và qui định cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp. 
- Về kinh tế,tài chính: phát hành tiền giấy ,ban hành chính sách hạn điền, qui định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng
 - Về xã hội: Ban hành chính sách hạn nô.
 Năm đói kém bắt nhà giàu bán thóc cho dân.
- Về văn hóa, giáo dục: bắt nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, yêu cầu mọi người phải học.
- Về quân sự:thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.
3) Ý nghĩa ,tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly:
 a.Ý nghĩa, tác dụng. 
 Góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của nhà Trần.
Tăng nguồn thu nhập cho đất nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Cải cách văn hóa giáo dục có nhiều tiến bộ.
 b. Hạn chế.
 - Một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận),chưa phù hợp với thực tế.
 - Chính sách cải cách chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.
 3.Củng cố-luyện tập
Trình bày nội dung cải cách của Hồ Quý Ly? Mặt tiến bộ và hạn chế ?
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
	Học thuộc nội dung ,tác dụng cải cách của Hồ Quý Ly ?
	Chuẩn bị 17 . Ôn tập chương II và III.
 Xem lại các bài đã học để trả lời câu hỏi 1 , 2 sgk trang 81
Tuần 16 Tiết 32 
 Ngày dạy :.Lớp.
 Ngày dạy:..Lớp: 
 Ngày dạy:..Lớp: 
Bài 17: ÔN TẬP CHƯƠNG II VÀ III
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
- Lập niên biểu và kể tên các cuộc kháng chiến, một số trận đánh, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong các cuộc kháng chiến.
- Thành tựu về kinh tế: thủy lợi , khai hoang, thủ công nghiệp, thương nghiệp.
- Những thành tựu về văn hóa- giáo dục, đạo Phật, tổ chức thi cử, chữ Nôm, kiến trúc, điêu khắc
2. Kĩ năng: 
Lập bảng thống kê, trả lời câu hỏi.
3. Thái độ
	Củng cố nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn tổ tiên
II. Chuẩn bị của GVvà HS: 
 - Chuẩn bị của GV : Lược đồ Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ.
	 Một số tranh ảnh về văn hóa, nghệ thuật thời Lý, Trần, Hồ.
 - Chuẩn bị củ HS: SGK
III. Tiến trình dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ:
Trình bày nội dung cải cách của Hồ Quý Ly? 
 2.Bài mới:
1- Các cuộc kháng chiến.
 	 a. Diễn biến:
 Hoạt động của GVvà HS
 Nội dung
 GV kẻ bảng thống kê ghi nội dung chính, hướng dẫn HS thảo luận.
 Hỏi: Em hãy so sánh đường lối chống giặc của nhà Trần và nhà Lý ?
 Hỏi: Vì sao cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên giành thắng lợi ? HS nêu vài ví dụ về tinh thần đoàn kết ?
 Hỏi: Cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên thắn lợi có ý nghĩa như thế nào ?
 GV phân tích từng ý và liên hệ thực tế
Cuộc kháng chiến
Thời gian 
Trận đánh tiêu biểu
Nhân vật lịch sử
Chống Tống
981
Trận đánh trên sông Bạch Đằng
Lê Hoàn
Chống Tống
1075-1077
Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu
Lý 
Thường Kiệt
Chống Mông- Nguyên
1258-1288
Đông Bộ Đầu, Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, Vân Đồn, Sông Bạch Đằng.
Trần Quốc Tuấn, Trần Khánh Dư, Trần Quang Khải
 b. Nguyên nhân thắng lợi: (bài 14)
 c. Ý nghĩa lịch sử: (bài 14)
 2-Những thành tựu chính về kinh tế.
 Lĩnh vực
 Những thành tựu chính
 Thủy lợi
 - Nhà Lý đào kênh mương, khai ngòi, đắp đê phòng lụt.
 - Nhà Trần tiến hành đắp đê, đào sông, nạo vét kênhđặt chức Hà đê sứ.
 Thủ công nghiệp
 - Thời Lý: nghề dệt, làm đồ gốm, xây dựng đền đài,cung điện,nhà cửa rất phát triển. các nghề làm đồ trang sức vàng ,bạc ,làm giấy, đúc đồng được mở rộng.
 - Thời Trần:các xưởng thủ công nhà nước và nhân dân được phục hồi và phát triển như nghề làm đồ gốm, chế tạo vũ khí
 Thương nghiệp
 - Thời Lý:Việc mua bán trong và ngoài nước mở mang hơn trước. Vân Đồn là nơi buôn bán sầm uất.
 - Thời Trần:ở làng xã chợ mọclên càng nhiều. Buôn bán với nước ngoài phát triển nhất ở cảng Vân Đồn.
3-Những thành tựu về văn hóa giáo dục, đạo Phật, tổ chức thi cử
 Lĩnh vực văn hóa
 Thành tựu qua các thời Lý – Trần
 Tư tưởng, tôn giáo
-Thời Lý, các vua và nhân dân rất sùng đạo Phật.
 - Thời Trần, đạo Phật phát triển không bằng thời Lý, đạo Nho ngày càng phát triển.
 Văn học
-Thời Lý, văn học chữ Hán bước đầu phát triển
- Thời Trần,văn học chữ Hán và chữ Nôm phát triển làm rạng rỡ cho nền văn hóa Đại Việt.
 Kiến trúc
-Thời Lý, chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà
- Thời Trần , tháp Phổ Minh, thành Tây Đô(Thanh Hóa)
 Điêu khắc 
 Thời Lý , Trần, hình rồng
3. Củng cố-luyện tập
- Nêu những chiến thắng tiêu biểu trong sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc ở thế kỉ XI thế kỉ XIII ?
- Những thành tựu về kinh tế, văn hóa giáo dục.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Học thuộc bảng thống kê những chiến thắng của dân tộc ở thời Lý – Trần.
	Chuẩn bị bài Cuộc kháng chiến của nhà Hồ...
- Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông -Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quân Minh có gì khác nhau ?
- Nhận xét chính sách cai trị của nhà Minh?
- Nguyên nhân bùng nổ và thất bại của các cuộc khởi nghĩa ?
 Tuần 17 Tiết 33
 Ngày dạy:.Lớp:.
 Ngày dạy:.Lớp:.
 Ngày dạy:.Lớp:.
Chương IV: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ
 (thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI)
Bài 18: CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ
 VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA CHỐNG 
QUÂN MINH ĐẦU THẾ KỈ XV
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
- Trình bày được âm mưu bành trướng và những thủ đoạn thống trị của nhà Minh.
- Tường thuật diễn biến cuộc kháng chiến của nhà Hồ và hai cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của quý tộc Trần là Trần Ngỗi và Trần Qúy Khoáng.
2 Kĩ năng: 
Biết cách mô tả phân tích và đánh giá hiện tượng lịch sử thông qua những sự kiện cụ thể của bài.
 3. Thái độ: 
 - Thấy được sự bóc lột tàn bạo của nhà Minh đối với nhân dân ta.
- Giáo dục tình cảm gắn bó với quê hương đất nước, ý thức bảo vệ Tổ quốc.
II. Phương tiện dạy học
 Bản đồ cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV.
III. Tiến trình dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 2.. Bài mới:
	Cuối 1406, nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần nhà Minh lấy cớ đó xâm lược nước ta. Nhân dân Đại Việt chiến đấu ra sao các em tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1. Cuộc xâm lược của quân Minh và thất bại của nhà Hồ.
Hs: Tham khảo đoạn đầu của SGK.
Hỏi: Có phải quân Minh kéo vào xâm lược nước ta do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần không? Vì sao?
Trả lời:Nhà Minh chỉ lấy cớ đó để thực hiện âm mưu xâm lược và đô hộ nước ta. Không phải giúp nhà Trần khôi phục lại ngai vàng.
GV giới thiệu về nhà Minh: Đậy là triều đại phong kiến Trung Quốc do Chu Nguyên Chương thành lập 1368. Lúc đầu hoạt động ở vùng Đông Ngô, tự xưng là Ngô Vương, nên nhân dân ta gọi quân Minh là quân Ngô.
Gv: Dùng lược đồ mô tả lại cuộc kháng chiến của nhà Hồ.
Hs: theo dõi trên lược đồ.
 Hỏi: Tại sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại?
 Gv: Gợi ý ( thái độ của nhân dân đối với cuộc kháng chiến của nhà Trần và nhà Hồ )
 Trả lời:
 - Nhà Hồ tiến hành kháng chiến đơn độc , không đoàn kết được toàn dân nên không phát huy được sức mạnh vốn có của dân tộc.
- Nhân dân xa rời ,oán ghét 
 Gv dẫn chứng câu nói của Hồ Nguyên Trưng: “ Tôi không sợ đánh , chỉ sợ lòng dân không theo”
 GV chuyển ý
Hoạt động 2. Chính sách cai trị của nhà Minh.
Hỏi: Hãy nêu chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta?
 Em có nhận xét gì về chính sách cai trị đó đối với nhân dân ta?
 Trả lời: Theo SGK
 * Nhận xét: Chính sách thâm độc tàn bạo đối với nhân dân ta.
Hoạt động 3. Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần.
 Gv: dùng lược đồ trình bày khởi nghĩa của Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng.
 Gv giới thiệu về Trần Ngỗi: là con của vua Trần Nghệ Tông được đưa lên làm minh chủ vào 10 – 1407 và tự xưng là Giản Định hoàng đế.
 Hỏi: Hãy trình bài nguyên nhân bùng nổ, đặc điểm và nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa quý tộc Trần?
 HS: Thảo luận.
 Gv: gợi ý
 + Chính sách cai trị nhà Minh.
 + Thiếu liên kết chưa tạo ra một phong trào chung, nội bộ lãnh đạo mặt trận.
 1.Cuộc xâm lược của quân Minh và thất bại của nhà Hồ
 -Tháng 11-1406, nhà Minh huy 20 vạn quân, do tướng Trương Phụ cầm đầu, chia làm hai cánh tràn vào biên giới nước ta.
 -Quân Minh tràn qua biên giới ở Lạng Sơn, nhà Hồ chống không nổi phải lui về bờ nam sông Nhị, cố thủ ở thành Đa Bang(Hà Nội)
-Cuối 1-1407, quân Minh đánh chiếm Đa Bang và Đông Đô, nhà Hồ lui về Tây Đô(Thanh Hóa).
 -Tháng 4-1407, quân Minh chiếm Tây Đô, nhà Hồ chạy về Hà Tĩnh, Hồ Qúy Ly bị bắt 6-1407. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại.
 2) Chính sách cai trị của nhà Minh:
- Chính trị: đổi tên nước ta thành quận Giao Chỉ sáp nhập vào Trung Quốc.
- Kinh tế: Đặt ra hàng trăm thứ thuế.
- Văn hóa:
+ Thi hành chính sách đồng hóa triệt để ở tất cả các mặt, tàn phá các công trình văn hóa, lịch sử, đốt sách hoặc mang về Trung Quốc
3) Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần.
 - Cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407-1409)
 - Cuộc khởi nghĩa của Trần Qúy Khoáng (1409-1414)
*Nguyên nhân thất bại : Do nội bộ ngĩa quân chưa thật đoàn kết và lực quân Minh còn mạnh.
4. Củng cố:
	- Chính sách cai trị của nhà Minh.
	- Diễn biến các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần. Vì sao khởi nghĩa thất bại?
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
	Học thuộc chính sách cai trị của nhà Minh và khởi nghĩa của quý tộc Trần.
	Xem lại nội dung các bài ở chương III để tiết sau làm bài tập 
Tuần 17 Tiết 34 
Ngày dạy:Lớp:..
Ngày dạy:.Lớp:.. 
 LÀM BÀI TẬP CHƯƠNG III
 A. Trắc nghiệm.
	 Bài tập 1 . Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.
 Câu 1. Thời Trần, quân đội được tuyển dụng theo chủ trương nào ?
	 A. Quân phải đông ,nước mới mạnh
 B. Quân lính cốt tinh nhuệ , không cốt đông
 C. Quân lính vừa đông , vừa tinh nhuệ .
 D. Quân đội phải văn võ song toàn
 Câu 3. Triều đình nhà Trần có thái độ như thế nào trước nguy cơ đất nước bị quân Mông cổ xâm lược ?
 A. Kiên quyết chống giặc và tích cực chẩn bị kháng chiến.
 B. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông cổ đến
 C. Cho sứ giả của mình sang giảng hòa
 D. Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải
	 Câu 3 . Theo lệnh của triều đình nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương gì?
Quyết tử để báo hoàng ân
Vườn không nhà trống.
Tiến công trước để tự vệ.
Đóng chặt cửa thành cố thủ.
 Câu 4. Tháng 5-1285, quân nhà Trần phản công đánh bại giặc Nguyên ở đâu ?
 A.Tây Kết, Thăng Long, Chương Dương
 B.Vạn Kiếp, Hàm Tử, Đông Bộ Đầu
 C.Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương
D.Tây Kết, Chương Dương, sông Bạch Đằng
	 Bài tập 2. Chọn các ký hiệu viết vào chổ trống và nối các ký hiệu đó bằng dấu – sao cho đúng.
A – Năm 1075 – 1077
B - Năm 1258
C - Năm 1285
D - Năm 1287 – 1288
E - Kháng chiến chống quân xâm lược Tống
F - Kháng chiến lần thứ I chống quân xâm lược Mông Cổ.
M - Kháng chiến lần thứ II chống quân xâm lước Nguyên.
N - kháng chiến lần thứ III chống quân xâm lược Nguyên
Bài tập 3. Viết chữ đúng hoặc sai vào chỗ ..đứng đầu câu
  Nhà Lý tồn tại từ năm 1009 đến cuối năm 1226
 Trần Thủ Độ buộc Lý Huệ Tông nhường ngôi cho họ Trần
 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh
 Nhà Trần thay nhà Lý là cần thiết
 B.Tự luận.
 Câu 1. Tổ chức bộ máy quan lại thời Trần có điểm gì giống và khác với thời Lý ?
 Giống nhau
 Khác nhau
 - Dưới thời Trần giống thời Lý nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền.
- Giúp việc cho vua có quan đại thần, quan văn , quan võ
- Thời Trần:
 + Có chức Thái thượng hoàng
 + Đặt thêm một số cơ quan như Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ
 + Cả nước chia làm 12 lộ
Thời Lý:
 + Cả nước chia làm 24 lộ
 + Không có những cơ quan chuyên môn
 Câu 2. Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba (1287-1288)có gì giống và khác so với lần trước ?
 * Giống :
 Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ đến phản công tiêu diệt giặc.
 Thực hiên vườn không nhà trống.
 *Khác nhau:
 Lần này tập trung tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ để quân Nguyên không có lương thực nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động.
 

File đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12779577.doc