Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 8-9
GV: Nguời Lào thơng trước đó gọi là người Khạ họ là chủ nhân của nền văn minh đồ đá, đồng, sắt, họ đã để lại hàng trăm chiếc chum đá khổng lồ to nhỏ khác nhau.
GV: Vì sao có sự thiên di của người Thái từ phía Bắc xuống ?
GV: Đời sống của bộ lạc Lào như thế nào?
GV: Trình bày sự ra đời của nước Lạn xạng ?
GV: Em biết gì về pha Ngừm;Vương quốc Lạn xạng phát triển thịnh vượng vào khoảng thời gian nào?
GV: Trình bày những nét chính trong chính sách đối nội, đối ngoại của vua Lạn xạng?
Tiết : 8 Ngày soạn: 6/10/14 Ngµy d¹y: Bµi 6:CÁC QUỐC PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á (TT) I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS nắm được các ý sau: - Trong số các quốc gia Đông Nam Á , Lào và Cam pu chia là hai nước láng giềng gần gủi với Việt Nam. - Những giai đoạn lịch sử lớn của hai nước này. 2. Tư tưởng: Tình cảm yêu quí, trân trọng truyền thống lịch sử của Lào và Cam pu chia, thấy đựoc mối quan hệ mật thiết của 3 nước Đông Dương. 3. Kỉ năng: Lập niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn. II/ Chuẩn bị: - Bản đồ hành chính khu vực Đông Nam Á III/ TiÕn tr×nh lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: -Kể tên các nước trong khu vực Đông -Nam -Á hiện nay và xác định vị trí của các nước trên bản đồ? -Các nước trong khu vực Đông -Nam -Á có những điểm gì chung? Hoạt động dạy và học Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiẻu sơ lược về vương quốc Cam pu chia. GV: Cam pu chia là một trong những nước có lịch sử khá lâu đời và phong phú: thời tiền sử(đồ đá) cư dân cổ Đông Nam Á ( người môn cổ) xây dựng nên nhà nước Phù nam. GV: Cư dân Cam pu chia do tộc người nào tạo nên? .GV:Người khơ me thành thạo những việc gì? Họ tiếp thu văn hoá Ấn Độ như thế nào? GV:Người Khơ me xây dựng vương quốc riêng của mình vào thời gian nào? tên gọi là gì? GV: Trình bày sự phát triển của Chân lạp đến khi bị Gia va xâm chiếm năm 774 và thống trị đến năm 802. HS Tìm hiểu kênh hình H 10 SGK. GV: Giới thiệu thêm đây là một trong nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng của Cam pu chia. N thảo luận: ? Sự thịnh vượng của Cam pu chia thời Ăng co được biểu hiện như thế nào?( có nhiều công trình kiến trúc độc đáo, sản xuất phát triển...) GV:Chế độ phong kiến Cam pu chia bước vào suy yếu vào thời gian nào? Hoạt động 2 :Tìm hiểu mục IV GV: Chủ nhân cổ nhất trên đất Lào ngày nay là ai? Họ đã để lại những gì? GV: Nguời Lào thơng trước đó gọi là người Khạ họ là chủ nhân của nền văn minh đồ đá, đồng, sắt, họ đã để lại hàng trăm chiếc chum đá khổng lồ to nhỏ khác nhau..... GV: Vì sao có sự thiên di của người Thái từ phía Bắc xuống ? GV: Đời sống của bộ lạc Lào như thế nào? GV: Trình bày sự ra đời của nước Lạn xạng ? GV: Em biết gì về pha Ngừm;Vương quốc Lạn xạng phát triển thịnh vượng vào khoảng thời gian nào? GV: Trình bày những nét chính trong chính sách đối nội, đối ngoại của vua Lạn xạng? . GV: khai thác kênh hình Thạc luổng. Lạn xạng phát triển thịnh vượng nhất dưới thời vua Xu li nha vông xa, thời kì này quân dân Lào đã đánh bại 3 lần xâm lược của quân Miến Điện. III/ Vương quốc Cam pu chia: - Từ TK I – TK VI nước Phù Nam. - Từ TK VI – TK IX nước Chân Lạp: tiếp xúc với văn hoá Ấn Độ - TK IX – TK XV thời kì Ăng co: sản xuất phát triển, xây dựng được nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Lãnh thổ được mở rộng. - Từ TK XV – 1863 thời kì suy yếu. IV/ Vương quốc Lào: - Trước TK III người Lào thơng. - Từ TK XIII người thái di cư → Lào lùm. - Năm 1353: nước Lạn xạng được thành lập. - TK XV-TK XVII thời kì phát triển thịnh vượng của vương quốc Lạn xạng: + Đối nội: chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội... + Đối ngoại: giữ quan hệ hoà hiếu với Cam pu chia và Đại Việt, chống quân xâm lược nước ngoài. - TK XVIII – XIX suy yếu. Cuối TK XIX thành thuộc địa của Pháp. 4.Củng cố: ? Chứng minh Ăng co là thời kì phát triển cao của chế độ phong kiến Cam pu chia? ? Trình bày những chính sách đối nội, đối ngoại của Lạn xạng? 5. Dặn dò: - Học bài cũ. Làm bài tập - Lập niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của Cam pu chia và Lào đến giữa TK XIX. - Chuẩn bị bài sau( soạn bài những nét chung về xã hội phong kiến ------------------------------------------------------------- Tiết : 9 Ngày soạn: 6/10/14 Ngµy d¹y : Bµi 7:NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS nắm được một số ý bản sau: - Thời gian hình thành và tồn tại của xã hội phong kiến. - Nền tản kinh tế và các giai cấp trong xã hội phong kiến. - Thể chế chính trị của nhà nước phong kiến. 2. Tư tưởng: Giáo dục niềm tin và lòng tự hào về truyền thống lịch sử, những thành tựu về kinh tế, văn hoá mà các dân tộc đã đạt được trong thời kì phong kiến. 3. Kỉ năng: Làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát hoá các sự kiện, biến cố lịch sử, từ đó rút ra nhận xét, kết luận cần thiết. II/ Chuẩn bị: -Phiếu thảo luận, bảng phụ, bảng tóm tắt những nét chung về xã hội phong kiến. III/ TiÕn tr×nh lên lớp: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày sự phát triển thịnh vượng của Cam pu chia thời phong kiến? * Bài tập: Hoàn thành bảng niên biểu các giai đoạn lịch sử chính của Lào. Thời gian Sự kiện lịch sử - .................................... Nước Lạn xạng thành lập - .................................... Thời kì thịnh vượng của Lạn xạng - TK XIII – TK XIX .................................................................................................... 3. Bài mới a. Hoạt động giới thiệu bài: Qua các bài học trước chúng ta đã được biết sự hình thành, phát triển của chế độ phong kiến ở cả phương Đông và phương Tây → tìm những nét chung. b- Bài mới: Hoạt động dạy và học Kiến thức cơ bản * Hoạt động 1 Tìm hiểu mục II N thảo luận: Cơ sở kinh tế của XHPK châu Âu và phương Đông có gì giống và khác nhau?( giống: đều sống nhờ vào nông nghiệp là chủ yếu. Khác: nông nghiẹp đóng kín trong công xã nông thôn...) GV:Chuẩn xác kiến thức ghi bảng. GV: Nêu các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu và phương Đông? GV: Hình thức bóc lột của CHPK? Em hãy giải thích hình thức bóc lột này?( địa tô – giao ruộng đất và thu tô thuế) * Hoạt đông 3: tìm hiểu mụcIII GV: Nhà nước phong kiến được tổ chức như thế nào? ( chế độ quân chủ) N thảo luận: Chế độ quân chủ ở phương Đông và châu Âu có điểm gì khác nhau cơ bản? GV: kết luận ghi bảng. II/ Cơ sở kinh tế xã hội của XH PK a, Cơ sở kinh tế: - Giống: SX nông nghiệp kết hợp chăn nuôi và nghề thủ công. - Khác: + Ph Đông: bó hẹp trong công xã nông thôn + Ph Tây: đóng kín trong lãnh địa phong kiến b, Xã hội: - Giống: Đều có 2 giai cấp chính trong xã hội: nông dân và nông nô đều bị lãnh chúa và địa chủ bốc lột bằng địa tô. - Khác: + Phương Đông: 2 giai cấp chính là địa chủ và nông dân lãnh canh + Ph Tây: lãnh chúa và nông nô III/ Nhà nước phong kiến: - Thể chế nhà nước: chế độ quân chủ là thể chế nhà nước do vua đứng đầu có quyền bốc lột và đàn áp các giai cấp khác. * Ph Đông : nhà vua có nhiều quyền lực + Châu âu : quyền lực nhà vua bó hẹp trong lãnh địa 4.Củng cố: Hãy so sánh những nét chính về XH PK phương Đông và châu Âu theo mẫu:(gọi 2 HS lên bảng, mỗi em 1 cột) XH PK phương Đông XH PK châu Âu Thời kì hình thành Thời kì phát triển Thời kì khủng hoảng và suy vong Cơ sở kinh tế Xã hội(các giai cấp cơ bản) 5. Dặn dò: Học bài cũ, lập lại bảng so sánh vào vở. - Chuẩn bị bài sau: Ôn lại các bài đã học để chuẩn bị bài tập lịch sử.
File đính kèm:
- su 7 tiet 8 9.doc