Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 46: Ôn tập chương IV - Năm học 2020-2021

- Bộ máy nhà nước

- Các đơn vị hành chính ở địa phương - Bộ máy nhà nước hoàn chỉnh trên danh nghĩa, thực chất còn đơn giản, làng xã còn nhiều luật lệ.

- Nhà nước quân chủ quý tộc.

- Chế độ thái thượng hoàng ( thời Trần) -Xây dựng bộ máy nhà nước trung ương tập quyền chuyên chế hoàn chỉnh, chặt chẽ.

- 6 bộ, mỗi bộ 3 ti, ngoài ra có cơ quan chuyên môn.

+ Một số cơ quan và chức quan cao cấp nhất và trung gian được bãi bỏ, tăng tính tập quyền

+Tăng cường lực lượng thanh tra, giám sát xuống tận cơ sở xã.

Cách đào tạo, tuyển chọn, bổ dụng quan lại - Lấy học tập, thi cử làm phương thức tuyển dụng.

Pháp luật -Thời Lý: có luật Hình thư <1042>.

- Thời Trần: Quốc triều hình luật.

+ Giống: Bảo vệ vua và giai cấp thống trị, bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ sức kéo.

 - Luật Hồng Đức - tương đối hoàn chỉnh.

+ Giống: Bảo vệ vua và giai cấp thống trị, bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ sức kéo.

+ Khác: thời Lê Sơ tiến bộ hơn đã bảo vệ phụ nữ, quyền bình đẳng nam nữ ( con gái được hưởng gia tài như con trai).

 

docx4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 46: Ôn tập chương IV - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S: 11.2.2020 D: 1.3.2020
Tiết 46 Bài 21 : ÔN TẬP CHƯƠNG IV
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Hiểu được chế độ giáo dục thời Lê Sơ rất được coi trọng.
- Biết được những thành tựu tiêu biểu về văn học, khoa học kĩ thuật thời Lê Sơ, học sinh thấy được sự phát triển toàn diện của đất nước ta ở thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI. 
 So sánh điểm khác nhau giữa thời Lê Sơ và thời Lý - Trần.
2. Kĩ năng.
 Hệ thống các thành tựu của một thời đại.
3.Tư tưởng.
 Lòng tự hào, tự tôn dân tộc về một thời thịnh trị của phong kiến Đại Việt thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI.
4. Phát triển năng lực:
 Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ, sáng tạo.
 Năng lực chuyên biệt: so sánh, liên hệ
II. Phương Pháp:
Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận.
III. Phương tiện:
 Bảng phụ, sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lý, Trần, Lê Sơ.
IV. Chuẩn bị:
	GV: Lược đồ lãnh thổ Đại Việt thời Lý- Trần và thời Lê Sơ.
 	 Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử thời kì này
HS: Ôn lại bài đã học, chuẩn bị bài mới.
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong giờ.
	3. Bài mới:
	3.1.Tình huống xuất phát:
*Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại nhà nước phong kiến đã học ở chương IV.
*Phương thức: GV đặt câu hỏi HS trả lời. Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI chúng ta đã tìm hiểu qua các triều đại phong kiến nào?
*Dự kiến sản phẩm: HS nhớ kiến thức cũ trả lời theo thứ tự các triều đại phong kiến.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
*Mục tiêu: HS nắm được tổ chức nhà nước thời Lý-Trần-Lê sơ
*Phương thức: hợp tác theo nhóm
*Tổ chức hoạt động:
B1: chia hs làm 6 nhóm
- Thời gian: 7 phút
- HS cử nhóm trưởng, thư kí, thảo luận
- Nội dung thảo luận: Hoàn Thiện bảng so sánh sau:
Nội dung
Thời Lý- Trần
Thời Lê sơ
Bộ máy nhà nước
Các đơn vị hành chính ở địa phương
Cách đào tạo, tuyển chọn, bổ dụng quan lại
Pháp luật
Kinh tế
Xã hội
Về giáo dục, thi cử
Về văn học
Về khoa học, nghệ thuật
B2: Học sinh báo cáo kêt quả. Gọi hs đại diện trình bày
B3:Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
B4:Gv nhận xét, bổ sung, chốt
 I. Nội dung ôn tập:
Nội dung
Thời Lý- Trần
Thời Lê sơ
- Bộ máy nhà nước
- Các đơn vị hành chính ở địa phương
- Bộ máy nhà nước hoàn chỉnh trên danh nghĩa, thực chất còn đơn giản, làng xã còn nhiều luật lệ.
- Nhà nước quân chủ quý tộc.
- Chế độ thái thượng hoàng ( thời Trần)
-Xây dựng bộ máy nhà nước trung ương tập quyền chuyên chế hoàn chỉnh, chặt chẽ.
- 6 bộ, mỗi bộ 3 ti, ngoài ra có cơ quan chuyên môn.
+ Một số cơ quan và chức quan cao cấp nhất và trung gian được bãi bỏ, tăng tính tập quyền 
+Tăng cường lực lượng thanh tra, giám sát xuống tận cơ sở xã...
Cách đào tạo, tuyển chọn, bổ dụng quan lại
- Lấy học tập, thi cử làm phương thức tuyển dụng.
Pháp luật
-Thời Lý: có luật Hình thư .
- Thời Trần: Quốc triều hình luật.
+ Giống: Bảo vệ vua và giai cấp thống trị, bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ sức kéo.
- Luật Hồng Đức - tương đối hoàn chỉnh.
+ Giống: Bảo vệ vua và giai cấp thống trị, bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ sức kéo.
+ Khác: thời Lê Sơ tiến bộ hơn đã bảo vệ phụ nữ, quyền bình đẳng nam nữ ( con gái được hưởng gia tài như con trai).
Kinh tế
- Giống: Đều quan tâm phát triển kinh tế nông - công, thương nghiệp.
- Khác: thời Lý - Trần ruộng công chiếm ưu thế
- Giống: Đều quan tâm phát triển kinh tế nông - công, thương nghiệp.
- Khác: thời Lê Sơ ruộng tư chiếm ưu thế.
Xã hội
- Giống: Xã hội 2 giai cấp:Thống Trị và bị trị.
+Vương hầu quý tộc đông nông nô, nô tì nhiều.
- Giống: Xã hội 2 giai cấp : thống trị và bị trị
+ Nô tì giảm, giai cấp địa chủ tư hữu ruộng đất đông lên.
->Quan hệ sản xuất phong kiến thời Lê Sơ đã được xây dựng vững chắc hơn thời Lý- Trần.
Về giáo dục, thi cử
- Thời Lý: Tôn sùng đạo phật.
- Thời Trần cả đạo phật và Nho giáo đều phát triển do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước
- Quan tâm đến giáo dục.
- Tôn sùng đạo Nho.
- Nhà nước quan tâm phát triển giáo dục, thi cử nhiều người đỗ tiến sĩ .
Về văn học
- Phản ánh lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ca ngợi quê hương, cảnh đẹp thiên nhiên, ca ngợi vua -> Phát triển
- Phản ánh lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ca ngợi quê hương, cảnh đẹp thiên nhiên, ca ngợi vua -> Phát triển
Về khoa học, nghệ thuật
- Phong phú, đa dạng nhiều tác phẩm có giá trị: Sử, địa, toán.
- Nghệ thuật: Điêu khắc, đền, chùa...phát triển
3.3. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu: Ôn lại những tác phẩm văn học và lịch sử qua các thời Lý, Trần, Lê sơ.
*Phương thức: Hoạt động cá nhân, GV cho Hs hoàn thành bài tập sau:
 Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học và sử học tiêu biểu thời Lý – Trần – Lê Sơ.
Tác phẩm
Thời Lý
Thời Lê Sơ
Văn học
Sử học
*Dự kiến sản phẩm:
Tác phẩm
Thời Lý
Thời Lê Sơ
Văn học
Bài thơ thần Lý Thường Kiệt
- Quân trung từ mệnh tập.
- Bình Ngô đại cáo.
- Phú núi Chí Linh
=>Nguyễn Trãi.
- Hồng Đức quốc âm thi tập
Sử học
- Đại Việt sử kí toàn thư-Ngô Sĩ Liên...
3.4. Hoạt động vận dụng,mở rộng
*Mục tiêu: Hiểu và đánh giá được sự kiện, nhân vật, giai đoạn lich sử
*Phương thức;
- Đánh giá của em về giai đoạn lịch sử nước ta thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI ?
*Dự kiến sản phẩm: HS nêu nhận xét của mình
- Hướng dẫn hs học bài ở nhà: ôn lại bài cũ soạn câu 1-2/106
- Tìm đọc các tư liệu lịch sử liên quan.
- Về ôn toàn bộ phần lịch sử chương IV.

File đính kèm:

  • docxTiet 46 Bai 21 On tap chuong IV_12799357.docx