Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 1 đến 4 - Năm học 2019-2020

 II- ĐÔNG ÂU

I- Mục tiêu bài học : Học xong bài này học sinh cần:

1. Kiến thức

 HS hiểu hoàn cảnh sự ra đời các nước DCND Đông Âu . Quá trình phát triển và các thành tựu cơ bản của các nước ,sự hình thành và phát triển của hội đồng tương trợ KT và liên minh phòng thủ Vác xa va

2 . Kĩ năng

 Rèn kĩ năng quan sát .sử dụng bản đồ ,nhận định ,đánh giá 1 vấn đề lịch sử

3.Thái độ

 Khâm phục những thành tựu các nước đã đạt được ,giáo dục tinh thần vươn lên trong học tập và cuộc sống, tinh thần đoàn kết quốc tế

II.PHƯƠNG PHÁP:Diễn giảng,phân tích

III.CHUẨN BỊ

 - Lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu

 - Tranh ảnh tư liệu giai đoạn này

IV.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1.Tổ chức(1p)

 

doc13 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 1 đến 4 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g pháp:Diễn giảng
 III.chuẩn bị
 Bản đồ châu Âu , tranh ảnh LX giai đoạn này 
 IV. Tiến trình bài học
1. Tổ chức(2p) 
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
 Tên HS vắng
9A
9B
2. Kiểm tra(12p)
 Kiểm tra sách vở môn sử , dụng cụ học tập của học sinh.
3- Bài mới(22p)
 Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản trọng tâm
Sau chiến tranh thế giới 2 Liên Xô gặp phải những khó khăn gì ? 
 (Gọi học sinh đọc phần chữ nhỏ - Trang 3 SGK).
 GV: Ngoài những khó khăn trên Liên Xô còn phải đối phó với âm mưu thù địch của đế quốc.
- Giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới (14 nước)
- Tự lực khôi phục đất nước.
Bên cạnh đó cũng có thuận lợi : Đất nước hoà bình,nhân dân hết lòng ủng hộ , có tinh thần lao động sáng tạo...
 ? Để khắc phục những khó khăn đó đảng và Nhà nước Liên Xô đã làm gì ? khôi phục và phát triển kinh tế
 ? Với khí thế của người chiến thắng nhân dân Liên Xô đã làm gì và thu được kết quả ra sao ?
 Học sinh: Đọc phần chữ nhỏ - Trang 4 SGK.
? Ngoài thành tựu về kinh tế, nền khoa học kỹ thuật Xô Viết có sự phát triển gì ?
? Thành công này có ý nghĩa như thế nào ?
(Phá với thế độc quyền tạo sức mạnh cho lực lượng XHCN và lực lượng cách mạng thế giới.)
? LX xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH trong ĐK hoàn cảnh ntn ?
? Trong công cuộc xây dựng CNXH từ 1950 đến đầu những năm 1970 Liên Xô đã đạt được những thành tựu gì ?
 GV giới thiệu hình 1 SGK : Vệ tinh nhân tạo đầu tiên bay vào vũ trụ nặng 83,6 kg
 Liên hệ sự kiện ngày 24/7/1980 anh hùng Phạm Tuân ( là người châu á đầu tiên ) và Gơ rô bát cô bay vào vũ trụ
 ? Em có nhận xét gì vê Liên Xô trong đầu những năm 1970 ? 
(Đạt thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh về vũ khí hạt nhân nói riêng với Mĩ và các nước Phương Tây).
 GV: Bên cạnh những thành tựu đó Liên Xô đã mắc phải những thiếu xót, sai lầm đó là: Chủ quan, nóng vội, duy trì nhà nước bao cấp về kinh tế.
 ? Sau chiến tranh Liên Xô đã có những chính sách về đối ngoại như thế nào ?
 Em hãy nêu những việc làm của LX giúp đỡ Việt Nam mà em biết ?
Giúp VN xây dựng công trình thuỷ điện Hoà Bình, giúp vũ khí phương tiện , lương thực đánh giặc ngoại xâm, đưa chuyên gia sang giúp VN về khoa học kỹ thuật ...
 ? Những thành to lớn của LX có ý nghĩa ntn đối với nước Nga và thế giới ?
 1- Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950):
 a.Hoàn cảnh :
- Gánh chịu tổn thất hết sức nặng nề do chiến tranh gây nên(27 triệu người chết ,> 70 nghìn làng mạc , 32.000 nhà máy xí nghiệp....)
 - Lãnh thổ gần như hoang tàn đổ nát
- Tự lực ,tự cường xây dựng đất nước, giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới - 1946 đề ra kế hoạch khối phục và phát triển kinh tế đất nước.
b. Kết quả:
+ Hoàn thành kế hoạch 5 năm trước 9 tháng.
+ Các chỉ tiêu cơ bản đều vượt mức.
 - CN : SLCN1950 tăng 73 % ( dự định tăng 48%), hơn 6000 nhà máy xí nghiệp được xây dựng và khôi phục 
 - NN : Một số ngành vượt mức trước chiến tranh ,đời sống nhân dân được cải thiện 
- KHKT: 1949 chế tạo bom nguyên tử.
Phá vỡ thế độc quyền của Mĩ về bom nguyên tử tạo sức mạnh cho XHCN và lực lượng cách mạng thế giới 
c. Nguyên nhân
- Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của đảng Bôn xê vic Nga
- Tinh thần chịu đựng hi sinh gian khổ, lao động cần cù sáng tạo .....của nhân dân
2- Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH (từ năm 1950 đến đầu những năm 1970 của thế kỷ XX):
a. Hoàn cảnh :
- Công cuộc khôi phục kinh tế đạt nhiều thành tựu
- Bị Mĩ và các nước phương Tây chống phá
- Phải chi một khoản lớn cho quốc phòng an ninh 
- Giúp phong trào cách mạng thế giới
b.Thành tựu:
 + Kinh tế: 
- 1970 Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới sau Mĩ (SL CN tăng 9,6 %/ năm, CN chiếm 20 % TG )
- Một số ngành vượt Mĩ
+ KHKT:
- 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ. 
-1961 phóng tàu Phương Đông đưa nhà du hành Ga ga rin bay vòng quanh trái đất.
+ Quốc phòng : Đạt thế cân bằng về sức mạnh quân sự nói chung vũ khí hạt nhân nói riêng với Mĩ và phương Tây
+ Đối ngoại : Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, tích cực giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới
*ý nghĩa :
 Uy tín , địa vị và sức mạnh của LX được nâng cao trên trường quốc tế;
Là chỗ dựa, là trụ cột của phong trào cách mạng thế giới
4. Củng cố(5p)
 Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1950 đến đầu những năm 1970 của TK XX ?
5. Hướng dẫn về nhà(4p)
 Xem tiếp phần còn lại của bài, làm các bài tập của bài1 trong sách bài tập.
*rút kinh nghiệm giờ học:
 Ngày soạn :13/08/2019
Tiết 2-Bài 1: Liên xô và các nước đông âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX (Tiếp)
 II- Đông âu
I- Mục tiêu bài học : Học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức
 HS hiểu hoàn cảnh sự ra đời các nước DCND Đông Âu . Quá trình phát triển và các thành tựu cơ bản của các nước ,sự hình thành và phát triển của hội đồng tương trợ KT và liên minh phòng thủ Vác xa va 
2 . Kĩ năng 
 Rèn kĩ năng quan sát .sử dụng bản đồ ,nhận định ,đánh giá 1 vấn đề lịch sử
3.Thái độ 
 Khâm phục những thành tựu các nước đã đạt được ,giáo dục tinh thần vươn lên trong học tập và cuộc sống, tinh thần đoàn kết quốc tế
II.PHƯƠNG PHáP:Diễn giảng,phân tích
III.chuẩn bị
 - Lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
 - Tranh ảnh tư liệu giai đoạn này 
IV.Tiến trình bài học
1.Tổ chức(1p) 
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
 Tên HS vắng
9A
9B
2.Kiểm tra(12)
 ? Công cuộc khôi phục nền kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ở Liên Xô đã diễn ra và đạt được kết quả như thế nào ?
3. Bài mới(23)
 Từ cuối năm 1944 trên đường truy kích bọn Đức hồng quân LX đã giúp đỡ các nước Đông Âu giải phóng khỏi ách PX thành lập chính quyền .Quá trình thành lập và phát triển của các nước đó diễn ra ntn ?
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản 
 ? Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời trong hoàn cảnh nào ?
? Tại sao gọi là Nhà nước dân chủ nhân dân ? 
 (Dân chủ nhân dân chỉ chế độ chính trị, xã hội của các quốc gia theo chế độ dân chủ, 2 giai cấp công nhân - nông dân lãnh đạo đưa đất nước phát triển theo con đường CNXH).
 Học sinh đọc tên 8 nước và chỉ bản đồ xác định vị trí
? Sự ra đời của nước Đức diễn ra khác với 7 nước Đông Âu như thế nào ?
Đức sau CTTG2 chia làm 2 nước: Tây đức-TBCN( CHLBĐ), Đông Đức -XHCN ( CHDCĐ )
? Từ 1945-1949 các nước Đông Âu đã làm gì để hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng dân chủ nhân dân ?
? Sự thành lập các nước dân chủ nhân dân Đông Âu có ý nghĩa như thế nào ?
 ( Đánh dấu XHCN hình thành 1 hệ thống trên thế giới).
GV: Các nước Đông Âu xây dựng CNXH trong hoàn cảnh ntn?
 HS nêu thuận lợi, khó khăn
 ? Nhân dân các nước Đông Âu vấp phải những khó khăn ?.)
 Nhiệm vụ chính của công cuộc xây dựng CNXH là gì ?
HS dựa vào SGK trình bày
 ?Trong công cuộc Xây dựng CNXH nhân dân Đông Âu đã đạt được những thành tựu gì ?
 HS nêu dẫn chứng Sgk nước An ba ni, Tiệp khắc, Bun ga ri , CHD chủ Đức
 ? Trước tình hình căng thẳng của Mĩ và khối NATO, Liên Xô và các nước Đông Âu đã làm gì ?
 (thành lập hệ thống XHCN)
Hệ thống XHCN được thành lập dựa trên cơ sở nào ?
GV nói về thời gian thành lập , hoạt động của tổ chức SEV
* Lúc đầu có 7 nước : LX , Tiệp khắc , Ba lan , Bun gari, An ba ni, Ru ma ni, Hung ga ri ,1950 CHDCĐức ,1962 Mông cổ ,1972 Cu ba, 1978 Việt Nam
 Tổ chức này thành lập nhằm mục đích gì 
* Liên hệ sự giúp đỡ của tổ chức SEV đối với Việt Nam
Liên xô giúp vũ khí trong kháng chiến chống Mĩ, xây dựng công trình thuỷ điện Hoà bình, Đức giúp XD công ty gang thép Thái Nguyên....
* Hạn chế : Khép kín, nặng trao đổi hàng hoá,, mang tính bao cấp 
Trong hoàn cảnh nào tổ chức vác xa va thành lập ?
Do sự hiếu chiến , chống phá của Mĩ và các nước phương Tây đã thành lập nhiều khối quân sự và hàng ngàn căn cứ QS nhằm chống LX và các nước XHCN...
Tổ chức liên minh phòng thủ vác xa va thành lập nhằm mục đích gì ?
* GV cung cấp thêm tư liệu về tổ chức này
1- Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu:
 a . Hoàn cảnh: 
 Từ cuối năm 1944 Hồng quân LX trên đường truy quét bọn Đức đã phối hợp nhân dân Đông Âu tiêu diệt bọn Đức giành chính quyền thành lập nước dân chủ nhân dân
- 1944-1946: Thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân (8 nước.) : Ba lan, Ru ma ni, An ba ni , Tiệp Khắc, Nam tư, Bun ga ri, Hung ga ri. Cộng hoà dân chủ Đức
b . Cách mạng dân chủ nhân dân 
- Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân
- Cải cách ruộng đất.
- Quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn.
- Thực hiện quyền tự do dân chủ
.c. ý nghĩa :
 Đánh dấu thời kì CNXH vượt ra khỏi phạm vi 1 nước trở thành hệ thống thế giới
2- Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội (Từ 1950 đến đầu những năm 1970):
a. Hoàn cảnh :
*Thuận lợi : Đất nước hoà bình ,được LX giúp đỡ
 *KK :Cơ sở vật chất còn lạc hậu( Trừ Tiệp Khắc và Đức ) 
Bị Mĩ và phương Tây chống phá
b. Nhiệm vụ 
 - Xóa bỏ chế độ bóc lột.
- Đưa nông dân vào làm ăn tập thể.
- Tiến hành công nghiệp hóa.
- Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH.
c. Thành tựu:
 Đầu những năm 1970 các nước Đông Âu đã trở thành những nước công - nông nghiệp. Kinh tế - xã hội thay đổi căn bản.sâu sắc( Dẫn chứng )
III. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa
1 . Hoàn cảnh và cơ sở hình thành 
 Các nước cùng chung mục tiêu xây dựng CNXH ,đảng cộng sản lãnh đạo , theo hệ tư tưởng Mác lê nin 
2. Sự hình thành hệ thống XHCN
 Thể hiện qua sự hình thành và hoạt động của 2 tổ chức :Hội đồng tương trợ kinh tế và liên minh phòng thủ vác xa va 
a.Hội đồng tương trợ kinh tế( SEV)
- 8/1/1949 Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) thành lập.
- Mục đích - Đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ nhau đánh dấu sự hình thành hệ thống XHCN.
* Thành tựu: 
 Tốc độ tăng trưởng CN 10% năm ,thu nhập quốc dân 1950 -1973 tăng 5,7 lần ,Lx viện trợ 20 tỉ rúp cho vay 13 tỉ rúp
b .Tổ chức Vácsava 
-14/ 5/1955 thành lập tổ chức Hiệp ước Vácsava.
- Mục đích:
 Là tổ chức liên minhvề quân sự và chính trị nhằm bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH, duy trì nền hòa bình của châu Âu và thế giới.
4. Củng cố(5p)
 Giáo viên khái quát ý chính của 2 tiết học.
 Hs xác định vị trí của các nước Đông Âu trên bản đồ SGK
5. Hướng dẫn về nhà(4p)
 Học bài theo câu hỏi sách giáo khoa.đọc trước bài 2 trang 9-12 S G K *rút kinh nghiệm giờ học:
 Ngày soạn:15/08/2019
 Tiết 3: Bài 2: Liên xô và các nước đông âu từ giữa những năm 1970 đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX 
I- Mục tiêu bài học: Học xong bài này học sinh cần :
1 .Kiến thức 
 - Giúp học sinh biết được những nét chính của quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Hiểu nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ C N X H ở Liên Xô và Đông Âu
2. Kĩ năng 
 - Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích, nhận định và so sánh các vấn đề lịch sử
3.Thái độ 
 Hiểu được những khó khăn thiếu sót trong công cuộc XD CNXH. Sự ưu việt của chế độ XHCN, lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng vào chế độ xã hội chủ nghĩa
II.phương pháp;Phân tích,diễn giảng
III.Chuẩn bị: Tư liệu 
IV. Tiến trình bài học
1. Tổ chức(1p) 
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
 Tên HS vắng
9A
9B
2. Kiểm tra(12)
? Nêu sự ra đời và ý nghĩa của sự ra đời các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ? 
3. Bài mới(23)
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản trọng tâm
 ? Năm 1973 thế giới có sự biến động gì ?
Khủng hoảng về dầu mỏ rồi lan sang các ngành khác
 ? Cuộc khủng hoảng này đã có ảnh hưởng gì đến nền kinh tế và đời sống ?
 ? Đứng trước tình hình đó yêu cầu các quốc gia phải làm gì ?
Tiến hành cải cách thoát ra khỏi khủng hoảng
 ? Trước bối cảnh đó Liên Xô đã làm gì ? Không cải cách ...
 ? Tới đầu những năm 1980 tình hình mọi mặt của Liên Xô ra sao ?
(Học sinh: Trả lời)
 Giáo viên: Liên Xô lâm vào tình trạng “Trì trệ rồi khủng hoảng toàn diện”.
 ? Công cuộc cải tổ đã diễn ra như thế nào ? Kết quả ra sao ?
Đa nguyên về chính trị: nhiều đảng cùng nắm quyền 
 * GV phân tích tác hại việc 1 đất nước có nhiều Đảng cầm quyền sẽ gây chia rẽ mất đoàn kết đường lối không thống nhất
(Giáo viên: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu - Hình 4 - SGK).
Giáo viên: Gọi học sinh quan sát bản đồ và đọc tên - chỉ vị trí của 11 quốc gia độc lập (SNG).
 ? Vì sao CNXH ở Liên Xô bị sụp đổ ?
( Xây dựng mô hình chưa phù hợp, chứa đựng nhiều thiếu sót, sai lầm, chậm sửa đổi, khi sửa đổi lại mắc sai lầm nghiêm trọng về đường lối và biện pháp. Họat động của các thế lực đế quốc và lực lượng phản động trong nước , do sai lầm tha hoá về phẩm chất 1 số cán bộ ...).
? Sự khủng hoảng của XHCN ở các nước Đông Âu đã diễn ra như thế nào ?
HS theo dõi sgk
 ? Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu diễn ra dưới hình thức nào? 
Đại đa số do bọn phản động xúi giục họ đấu tranh đòi đa nguyên về chính trị.đòi tuyển cử tự do...
Riêng ở RuMaNi còn xung đột vũ trang)
? Nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở các nước Đông Âu ? 
(Xây dựng CNXH một cách dập khuôn máy móc theo mô hình của LX không sát với tình hình của nước mình. Sai lầm của các nhà lãnh đạo. Hoạt động chống phá của các thế lực phản cách mạng).
Đây là 1 thất bại nặng nề của phong trào xây dựng XHCN trên thế giới, là 1 bước lùi của lịch sử, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phong trào CM thế giới, nhưng có thể rút ra những kinh nghiệm để đổi mới, tồn tại và phát triển sau này.dù sao chế độ XHCN cũng là 1 chế độ ưu việt ...
1- Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô Viết:
a. Quá trình khủng hoảng
- 1973 khủng hoảng dầu mỏ sau đó lan ra các ngành khác.
- Khủng hoảng nhiều mặt, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và đời sống
 Phải tiến hành cải cách cho phù hợp.
- Liên Xô không tiến hành cải tổ.làm cho kinh tế xa sút đời sống nhân dân khó khăn
- Lâm vào khủng hoảng toàn diện.
-3/1985 Goóc ba chốp đề ra đường lối cải tổ.
* Nội dung 
Tập trung quyền lực về tay tổng thống
Thực hiện đa nguyên về chính trị, xoá bỏ độc quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản
Dân chủ công khai về mọi mặt kể cả thiếu sót sai lầm trong Đảng
* Kết quả:
 Công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, đầy khó khăn
- Đất nước lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn, mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ. tệ nạn xã hội tăng
- 19/8/1991 Đ CS làm cuộc đảo chính lật đổ Gooc-ba-chốp nhưng không thành Bị đình chỉ hoạt động
- 21/12/1991: 11 nước cộng hòa tuyên bố thành lập các quốc gia độc lập đi lên TBCN.
- 25/12/1991 Goóc-Ba-Chốp từ chức, chế độ XHCN ở Liên Bang Xô Viết tan rã (Sau 74 năm tồn tại ).
b. Nguyên nhân
Xây dựng mô hình chưa phù hợp, chứa đựng nhiều thiếu sót, sai lầm,
 Chậm sửa đổi, khi sửa đổi lại mắc sai lầm nghiêm trọng về đường lối và biện pháp.
 Hoạt động của các thế lực đế quốc và lực lượng phản động trong nước).
2- Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu:
- Đầu những năm 1980 các nước Đông Âu khủng hoảng gay gắt.
- Cuối 1988 khủng hoảng lên tới đỉnh cao ở Ba Lan và 1 loạt các nước khác( SX giảm sút ,nợ nước ngoài tăng, biểu tình, bãi công PT....
Chính phủ không đề ra cải cách
* Hình thức:
ở Ru ma ni đấu tranh vũ trang lật đổ chính quyền
Các nước khác : Quần chúng nhân dân đấu tranh chính trị Đòi đa nguyên, đa Đảng , đòi cải cách kinh tế ,tiến hành bầu cử tự do...
* Kết quả:
Qua bầu cử các thế lực chống XHCN giành được chính quyền đưa đất nước đi lên tư bản chủ nghĩa.
Cuối năm 1989 CNXH sụp đổ ở Đông Âu
4. Củng cố(5p)
 Hãy kể một vài dẫn chứng về những thành tựu xây dựng CNXH ở Đông Âu mà em biết ?
 Nêu nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ CNXH ở LX và Đông Âu ?
5. Hướng dẫn về nhà(4p)
 Học thuộc bài theo các câu hỏi SGK ,đọc trước bài 3 trang 13 -14 
*rút kinh nghiệm giờ học:
 Ngày soạn: 17/08/2019
Chương II : Các nước á, phi, mỹ la tinh từ 1945 đến nay
Tiết 4 Bài 3: quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
I- Mục tiêu bài học : Học xong bài này học sinh cần : 
 1. Kiến thức 
Hiểu :Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa ở Châu á, châu Phi và Mĩ La Tinh. Những diễn biến chủ yếu, những thắng lợi to lớn và khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước ở các nước này. 
2.Kĩ năng 
 Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ phân tích đánh giá 1 vấn đề LS
3.Thái độ
 Tự hào về truyền thống đấu tranh của nhân dân Việt Nam và thế giới .Tinh thần đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc
II.phương pháp:Phân tích
III.chuẩn bị
 Bản đồ phong trào giải phóng dân tộc ở châu á, Phi , Mĩ la tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai
IV. Tiến trình bài học 
1. Tổ chức (2p) 
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
 Tên HS vắng
9A
9B
2. Kiểm tra(12)
 Quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu đã diễn ra như thế nào ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu?
3. Bài mới (22p)
 Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi mạnh mẽ ở châu á ,châu Phi ,Mĩ la tinh làm sụp đổ hệ thống thuộc địa thế giới đại đa số các quốc gia đã giành độc lập . Quá trình đó diễn ra ntn ?
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản trọng tâm
GV trình bày diễn biến trên bản đồ
 Gọi học sinh nhận biết các nước này trên bản đồ.
 ? Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới 2 phát triển ntn ?
HS thuật lại 
 ? Vì sao ở châu Phi phong trào phát triển sớm nhất ở vùng Bắc Phi ?
 HS trả lời : đây là nơi có trình độ phát triển cao hơn , gần châu á 
 Vì sao gọi châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai là lục địa mới trỗi dậy ?
 -Phong trào pt muộn hơn châu á
 - Khi pt thì mạnh mẽ liên tục giành thắng lợi dồn dập trong 1 thời gian ngắn( 1 năm 17 nước )
? Phong trào đấu tranh sau chiến tranh thế giới thư 2 đã giành được những kết quả ntn ?
Đến 1960 hệ thống thuộc địa chỉ còn ở Nam Phi, thuộc địa của Bồ Đào nha 
 HS xác định vị trí các nước giành độc lập trên bản đồ
? Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Châu Phi đã diễn ra như thế nào ?
 Giáo viên: Hướng dẫn học sinh chỉ vị trí 3 nước này trên bản đồ.
? Các thuộc địa của Bồ Đào Nha ở Châu Phi tan rã có ý nghĩa gì ?
Đánh dấu sự sụp đổ hệ thống thuộc địa kiểu cũ ở Châu Phi
Giải thích thuộc địa kiể cũ
 ? Từ cuối những năm 70 chủ nghĩa thực dân tồn tại dưới hình thức nào ?
 Giáo viên: Nhà cầm quyền Nam Phi ban bố trên 70 đạo luật phân biệt đối xử và tước bỏ quyền làm người của dân da đen và da màu, quyền bóc lột của người da trắng được ghi vào hiến pháp.
 Giáo viên: Gọi học sinh chỉ 3 nước trên bản đồ Châu Phi.
 ? Sau nhiều năm đấu tranh bền bỉ người da đen đã giành được thắng lợi gì ?
 ? Thắng lợi của các nước chống chế độ phân biệt chủng tộc có ý nghĩa ntn ?
 ? Sau khi giành được độc lập nhân dân các nước này đã làm gì ?
 Giáo viên: Nêu khái quát phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam qua 2 cuộc kháng chiến.
 Hiện nay 1 số nước vươn lên mạnh mẽ nền KT phát triển :ấn độ ,Nhật bản ,Trung Quốc.....
1 số nước có sự PT nhanh về kinh tế : Hàn Quốc, Xin ga po, Hồng kông, Đài loan -Nước công nghiệp mới -4 con rồng nhỏ ở châu á
I- Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX:
a. Diễn biến
*Châu á : 
 Ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh Các nước khởi nghĩa vũ trang thành lập chính quyền cách mạng.
Tiêu biểu là In -đô -nê -xi -a 17.8.1945
Việt Nam : 2.9.1945 ,Lào : 12.10.1945
- Phong trào lan sang Nam á lan rộng khắp châu á , Bắc Phi và Mĩ La Tinh.
*Châu Phi : 
Sớm nhất là phong trào ở Bắc Phi mở đầu là Ai cập 1953 thành lập nước cộng hoà Ai cập .
Tiêu biểu là quá trình đấu tranh vũ trang kéo dầi ở An giê ri ( 1954-1962 )
 Năm 1960 có 17 nước giành độc lập - Năm Châu Phi
*Mĩ la tinh:
Sớm nhất là phong trào ở Cu ba dưới sự lãnh đạo của Phi đen ca x tơ rô đã lật đổ chế độ độc tài Ba ti x ta 1/1/1959 giành thắng lợi
b. Kết quả :
- 1960 hệ thống thuộc địa về cơ bản đã bị sụp đổ.chỉ còn chủ yếu ở châu Phi
II- Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX
Nổi bật là phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi chống ách thống trị của Bồ đào nha. Tiêu biểu là các nước:
Ghi-Nê-Bít-Xao : 9.1974
Mô-Dăm-Bích: 6.1975
Ăng-Gô-La 11.1975
Đã lật đổ ách thống trị giành độc lập
 Là thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu phi. Đánh dấu sự sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi
III- Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những n

File đính kèm:

  • docGiao an lich su 7 MOI_12749722.doc