Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 1, Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thành Đức

1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu

- Cuối thế kỉ V, người Giéc-man xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây, thành lập nhiều vương quốc mới : Ăng-glô-Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt

- Trên lãnh thổ của Rô-ma, người Giéc-man đã : Chiếm ruộng đất của chủ nô, đem chia cho nhau.

+ Phong cho các tướng lĩnh, quý tộc các tước vị như : công tước, hầu tước.

- Những việc làm của người Giéc-man đã tác động đến xã hội, dẫn tới sự hình thành các tầng lớp mới :

+ Lãnh chúa phong kiến : là các tướng lĩnh và quý tộc có nhiều ruộng đất và tước vị, có quyền thế và rất giàu có.

+ Nông nô : là những nô lệ được giải phóng và nông dân, không có ruộng đất, làm thuê, phụ thuộc vào lãnh chúa.

- Xã hội phong kiến ở châu Âu đã được hình thành.

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 1, Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thành Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:01/01/2019
Ngày dạy:12 /01/2019
Phần một
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
TIẾT 1 – BÀI 1
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU
(Thời sơ - trung kì trung đại)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 1. kiến thức: Giúp HS:
- Nắm được quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu; cơ cấu xã hội (bao gồm 2 giai cấp cơ bản: lãnh chúa và nông nô).
- Hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa.
- Hiểu thành thi trung đại xuất hiện như thế nào; kinh tế trong thành thị trung đại khác với kinh tế lãnh địa ra sao.. 
2. Kỹ năng: Rèn luyện HS
- Biết sử dụng bản đồ châu Âu để xác định vị trí các quốc gia phong kiến. 
- Biết tận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến
3. Tư tưởng: Bồi dưỡng nhận thức cho HS về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người
 4. Định hướng năng lực
 - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tự quản lý.
 - Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét, đánh giá sự kiện lịch sử, nhân vật tiêu biểu, rút ra bài học lịch sử từ sự kiện, hiện tượng lịch sử.	
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
Giáo viên: bản đồ châu Âu thời phong kiến, một số tranh mô tả hoạt động trong thành thị trung đại, những tư liệu liên quan..
Học sinh: Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi trong sgk
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC CẤP ĐỘ 
Nội dung
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
Trình bày được sự ra đời xã hội phong kiến châu Âu:
Hiểu biết một số nét cơ bản về thành thị trung đại :
IV. PHƯƠNG PHÁP: Hoạt động nhóm, dạy học trực quan, giải quyết vấn đề, tường thuật, kể chuyện 
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC .
1. Hoạt động khởi động (5P)
* Mục tiêu: Giúp học sinh huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về sự hình thành và phat triển của xã hội phong kiến ở châu Âu. Đồng thời, nhằm tạo ra hứng thú và một tâm thế tích cực để học sinh bước vào bài học mới.
* Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
* Định hướng năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp; Xác định và mối liên hệ , ảnh hưởng của các sự kiện lịch sử.
* Tổ chức thực hiện:
GV giới thiệu bài mới: Lịch sử xã hội loài người phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn. Học lịch sử lớp 6, chúng ta đã biết được nguồn gốc và sự phát triển của loài người nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng trong thời kỳ cổ đại. Sang đầu chương trình lịch sử lớp 7 chúng ta sẽ đi tìm hiểu về thời kì mới – Thời trung đại. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
MỨC ĐỘ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
 HOẠT ĐỘNG 1 (10 phút)
* Mục tiêu: HS trình bày được sự ra đời xã hội phong kến ở châu Âu.
* Phương pháp: Hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, 
* Định hướng năng lực: NL giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề ; NL tái hiện sự kiện,; nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử
* Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
 + Sự hình thành XHPK châu Âu gắn liền với quá trình xâm nhập của các bộ tộc nào?
+ Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, họ đã làm gì?
+ Khi bị chiếm đất như vậy, nông dân và nô lệ biến đổi như thế nào?
+ Vậy, xã hội PK châu Âu được hình thành với những giai cấp cơ bản nào?
1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu
- Cuối thế kỉ V, người Giéc-man xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây, thành lập nhiều vương quốc mới : Ăng-glô-Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt
- Trên lãnh thổ của Rô-ma, người Giéc-man đã : Chiếm ruộng đất của chủ nô, đem chia cho nhau.
+ Phong cho các tướng lĩnh, quý tộc các tước vị như : công tước, hầu tước...
- Những việc làm của người Giéc-man đã tác động đến xã hội, dẫn tới sự hình thành các tầng lớp mới :
+ Lãnh chúa phong kiến : là các tướng lĩnh và quý tộc có nhiều ruộng đất và tước vị, có quyền thế và rất giàu có.
+ Nông nô : là những nô lệ được giải phóng và nông dân, không có ruộng đất, làm thuê, phụ thuộc vào lãnh chúa.
- Xã hội phong kiến ở châu Âu đã được hình thành. 
 HOẠT ĐỘNG 2 (10 phút)
* Mức độ kiến thức cần đạt: HS giải thích được khái niệm Lãnh địa, mối quan hệ và đặc trưng cơ bản của nền kinh tế lãnh địa
* Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, miêu tả, 
*Định hướng năng lực: Tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ; tư duy sáng tạo và giao tiếp., 
- Xác định mối liên hệ, ảnh hưởng của các sự kiện lịch sử, nhận xét đánh giá rút ra bài học
* Tổ chức thực hiện: 
GV: Yêu cầu HS đọc nội dung mục 2, kết hợp quan sát H1 sgk, tìm thông tin trả lời cho ccs vấn đề sau:
+ Hãy giải thích thế nào là “lãnh địa”? 
+ Miêu tả và nhận xét về lãnh địa phong kiến?
+ Đời sống trong lãnh địa diễn ra như thế nào?
+ Đặc trưng cơ bản của Lãnh địa là gì?
- Sau khi HS trả lời , GV cần bổ sung, nhấn mạnh để HS hiểu thế nào là xã hội phong kiến: lãnh địa phong kiến không chỉ độc lập về kinh tế mà còn đọc lập về chính trị. Mỗi lãnh địa được coi như vương quốc riêng, có lãnh chúa làm chủ. Quyền lực bị phân tán không tập trung vào tay một người à chế độ pk phân quyền (khác PĐ)
2. Lãnh địa phong kiến
- Khái niệm ''Lãnh địa'' : là khu đất rộng, trở thành vùng đất riêng của lãnh chúa - như một vương quốc thu nhỏ. 
- Tổ chức và hoạt động của lãnh địa : 
+ Lãnh địa bao gồm có đất đai, dinh thự với tường cao, hào sâu, kho tàng, đồng cỏ, đầm lầy... của lãnh chúa.
+ Nông nô nhận đất canh tác của lãnh chúa và nộp tô thuế, ngoài ra còn phải nộp nhiều thứ thuế khác.
+ Lãnh chúa bóc lột nông nô, họ không phải lao động, sống sung sướng, xa hoa.
- Đặc trưng cơ bản của lãnh địa : là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín của một lãnh chúa.
.
 HOẠT ĐỘNG 3 (15 phút)
* Mức độ kiến thức cần đạt: HS trình bày được một số nét cơ bản về thành thị trung đại.
* Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, miêu tả,
* Định hướng năng lực: Tái tạo kiến thức, sử dụng ngôn ngữ; nhận xét, đánh giá và giao tiếp, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn
* Tổ chức thực hiện: 
GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi: Thành thị xuất hiện như thé nào?
Gợi ý: 
 + Cơ sở nào dẫn tới sự xuất hiện của thành thị trung đại
+ Tổ chức của thành thị có gì nổi bật?
+ Quan sát bức tranh ''Hội chợ ở Đức'' trong SGK và nêu nhận xét về hoạt động của hội chợ thời trung đại.
+ Thành thị ra đời có ý nghĩa gì?
HS thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm báo cáo kết quả.
GV nhận xét, kết luận:
Thế kỷ XI, kinh tế Tây âu có một bước phát triển đáng kể. Đặc biệt trong thủ công nghiệp làm xuất hiện những người làm nghề thủ công riêng biệt.     
Như vậy, nhờ sự phát triển của nến kinh tế, thủ công nghiệp dần dần tách ra khỏi nông nghiệp, tuy nhiên những người thợ thủ công vẫn là nông nô và sống trong lãnh địa, nên phải nộp tô thuế cho lãnh chúa. Vì thế những người thợ thủ công bắt đầu rời khỏi lãnh địa bằng cách chuộc lại tự do thân thể hoặc bỏ trốn. Họ tìm đến những nơi thuận lợi như ngã ba sông, ngã tư đường, những chân tường của nhà thờ, tu viện,... mở xưởng thủ công để việc trao đổi mua bán được dễ dàng.
Tóm lại: Thành thị là nhân tố mới nảy sinh trên cơ sở phát triển của kinh tế lãnh địa và nó cũng là nhân tố sau này làm tiêu diệt các lãnh địa
Sự xuất hiện thành thị trung đại
- Nguyên nhân ra đời :
+ Thời kỳ phong kiến phân quyền : các lãnh địa đều đóng kín, không có trao đổi buôn bán với bên ngoài.
+ Từ cuối thế kỉ XI, do sản xuất thủ công phát triển, thợ thủ công đã đem hàng hóa ra những nơi đông người để trao đổi, buôn bán, lập xưởng sản xuất.
+ Từ đây hình thành các thị trấn, rồi phát triển thành thành phố, gọi là thành thị.
- Hoạt động của thành thị : cư dân chủ yếu của thành thị là thợ thủ công và thương nhân, họ lập các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán.
- Vai trò: thúc đẩy sản xuất, làm cho xã hội phong kiến phát triển.
- Quan sát bức tranh ''Hội chợ ở Đức'' trong SGK và nêu nhận xét về hoạt động của hội chợ thời trung đại.
3. Hoạt động luyện tập (7P)
* Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức vừa học được để giải quyết vấn đề theo chuẩn kiến thức kĩ năng ở 4 mức độ. Thông qua đó, giáo viên đánh giá chính xác khả năng và nhận thức của học sinh từ đó có hướng điều chỉnh đúng đắn trong quá trình giảng dạy
* Phương Pháp: Vấn đáp, phân tích, hoạt động nhóm, trực quan, 
* Định hướng năng lực: Tự học, tự giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ; tư duy sáng tạo và giao tiếp, xác định mối liên hệ, ảnh hưởng của các sự kiện lịch sử, nhận xét đánh giá rút ra bài học.
* Tổ chức thực hiện:
 - GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn
 + Em hãy phân biệt sự khác nhau giữa xã hội cổ đại và xã hội phong kiến ở châu Âu?
 + So sánh nền kinh tế trong các thành thị trung đại có điểm gì khác với nền kinh tế trong lãnh địa phong kiến?
 - HS vận dụng kiến thức đã học thảo luận báo cáo sản phẩm.
- GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
+ sự khác nhau giữa xã hội cổ đại và xã hội phong kiến ở châu Âu
- Xã hội cổ đại 2 giai cấp chủ nô và nô lệ (nô lệ là công cụ biết nói).
- Xã hội phong kiến 2 giai cấp lãnh chúa và nông nô (nông nô nộp tô thuế cho lãnh
Sự khác nhau giữa kinh tế thành thị và kinh tế lãnh địa
Kinh tế của lãnh địa phong kiến
Kinh tế thành thị trung đại
- Nông nghiệp.
- Tự sản xuất, tự cấp, tự túc, tự tiêu thụ.
- Chỉ mua muối và sắt, không trao đổi buôn bán .
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Trao đổi, mua bán hàng hóa.
- Thành lập phường hội, thương hội.
.
4.Hoạt động vận dụng : (5P)
* Mục tiêu: HS đánh giá được vai trò của các thành thị trong cuộc sống hiện đại?
*Phương Pháp: phân tích, tổng hợp, trực quan, 
* Định hướng năng lực: Đánh giá, nhận xét về sự kiện lịch sử, ứng dụng lịch sử vào giải quyết vấn đề thực tiễn
* Tổ chức thực hiện: 
 GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: Theo em, hiện nay thành thị có vai trò như nào trong cuộc sống hiện đại?
5. Hoạt động mở rộng và nâng cao. (1p) 
* Mục tiêu: Khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra cái mới theo sự hiểu biết của mình.
 * Phương Pháp: Giải quyết vấn đề và đưa ra những cách giải quyết vấn đề khác nhau.
 * Định hướng năng lực: Hình thành năng lực học tập với gia đình và cộng đồng 
 * Tổ chức thực hiện:
Tìm hiểu trước bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu 
Rút kinh nghiệm 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................
KIỂM TRA CỦA BGH	 DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
 Quảng Công, Ngày 19 tháng 8 năm 2019

File đính kèm:

  • docBai 1 Su hinh thanh va phat trien cua xa hoi phong kien o chau Au_12663603.doc