Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Lương Hải Yến (Cả năm học)

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức: Học sinh nắm được các ý cơ bản sau:

- Bộ máy nhà nước được xây dựng tương đối hoà chỉnh không còn đơn giản như thời Ngô Quyền.

- Nhà Tống xâm lược nước ta và sự thất bại của chúng.

2. Tư tưởng: Giáo dục lòng tự hào, tự tôn, ý thức độc lập dân tộc. Sự biết ơn đối với những người có công bảo vệ và xây dựng đất nước trong thời kì đầu giành độc lập dân tộc.

3. Kĩ năng: Bồi dưỡng kĩ năng vẽ sơ đồ, lập biểu đồ, sử dụng lược đồ

II. Đồ dùng dạy học:

Tranh ảnh đền thờ vua Đinh-Tiền Lê, tài liệu liên quan, sơ dồ tổ chức bộ máy nhà nước

III/ Các bước lên lớp:

1. Ổn định tổ chức: Điểm danh, nhận xét vệ sinh lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

? Những biểu hiện nào dưới đây thể hiện ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong xây dựng đất nước:

A. Xưng vương, chọn đất đóng đô.

B. Bỏ bộ máy cai trị cũ của họ khúc thết lập bộ máy chính quyền mới.

C. Cử người thân tín coi giữ những nơi quan trọng.

D. Tất cả các ý trên

? Tại sao xãy ra “Loạn 12 sứ quân”? Tình trạng đó ảnh hưởng như thế nào đối với đất nước?

3. Bài mới

 

doc185 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Lương Hải Yến (Cả năm học), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ranh vẫn phát triển ?
 A. Đất nước hoà bình, không còn chiến tranh.
 B. Do sự quan tâm của nhà nước.
 C. Kĩ thuật canh tác tiên tiến.
 D. Tinh thần lao động cần cù của nhân dân ta.
* Bài 5 : Đặc điểm của đời sống văn hoá thời Trần :
 A. Tục thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc.
 B. Đạo phật phát triển.
 C. Nho giáo chưa phát triển.
 D. Ca hát nhảy múa và các trò chơi dân gian vẫn phổ biến.
* Bài 6 : Giáo dục và khoa học kĩ thuật thời Trần đạt nhiều thành tựu rực rỡ, em hãy hoàn thiện đoạn 
văn sau:
a/ Giáo dục:
- Quốc tử giám..
- Các lộ phủ quanh kinh thành 
- Ở các làng xã có
- Các kì thi...
- Nhà giáo tiêu biểu..
b/ Khoa học kỹ thuật:
- Bộ “Đại Việt sử kí” của ..
- “Binh thư yếu lược” của..
- Tuệ Tĩnh là..
- Đặng Lộ và Trần Nguyên Đán là
- Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi đã chế tạo được
* Bài 7: Tình hình nước ta nửa sau thế kỉ XIV:
 A. Vua quan ăn chơi sa đoạ không còn chăm lo đến việc nước và đời sống nhân dân.
 B. Vua quan chăm lo việc nước và đời sống nhân dân.
 C. Kinh tế phát triển, xã hội ổn định.
 D. Nhiều năm mất mùa, đời sống nhân dân đói khổ.
 E. Nông dân, nô tì nổi dậy đấu tranh.
4/ Củng cố:
Hãy điền và khoảng trống những thành tựu nổi bậc của nhà nước Đại Việt thời Trần về các mặt
Lĩnh vực
Các thành tựu đạt được
Kinh tế
Văn hóa
Giáo dục
Khoa học- kĩ thuật
5. Dặn dò:
- Về học bài và xem trước bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- HS sưu tầm tư liệu về Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
Ngày soạn: 02-12 Ngày dạy:03-12
 Tiết ppct:35
 ÔN TẬP HỌC KÌ I.
I/ Mục tiêu: 
1/ Kiến thức:
- Củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam thời Ngô – Lý - Trần.
- Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt chính trị, KT- VH của ĐạiViệt thời Ngô-Lý - Trần.
2/ Tư tưởng:
- Giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.
3/ Kĩ năng:
- Lập bảng thống kê.
- Trả lời câu hỏi, phân tích, tổng hợp 
II/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định lớp. Điểm danh, nhận xét vệ sinh lớp
2/ Kiểm tra bài cũ.
Vì sao nền kinh tế thời Trần sau chiến tranh vẫn phát triển ?
 A. Đất nước hoà bình, không còn chiến tranh.
 B. Do sự quan tâm của nhà nước.
 C. Kĩ thuật canh tác tiên tiến.
 D. Tinh thần lao động cần cù của nhân dân ta.
3/ Ôn tập theo đề cương của phòng giáo dục bài 2,8,9,14,15.
3/ Bài mới:
 * Hoạt động dạy và học.
 * Ghi bảng.
 I / Lịch sử thế giới:
* Bài 2: 
? Vì sao có các cuộc phát kiến địa lí? 
 ? Các cuộc phát kiến địa lí thực hiện được nhờ những điều kiện nào? ( khoa học kĩ thuật phát triển đóng được tàu lớn, có la bàn,...)
? Em hãy kể tên các cuộc phát kiến địa lí và nêu sơ lược hành trình đường đi trên lược đồ.
? Hệ quả của cuộc phát kiến là gì? (đem lại nhiều nguồn lợi cho giai cấp tư sản)
? Các cuộc phát kiến địa lí tác động như thế nào đến xã hội châu Âu? ( thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển...)
? Quí tộc và thương nhân châu Âu đã làm cách nào để có được tiền vốn và đội ngũ làm thuê? (cướp bóc tài nguyên...)
? Nhờ có tiền vốn, đội ngũ làm thuê quí tộc và thương nhân châu Âu đã làm gì? ( lập các xưởng, công ty, đồn điền...)
II/ Lịch sử Việt Nam:
* Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập.
- Nêu những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước ? 
- Cho biết tình hình chính trị cuối 
 thời Ngô ?
- Ai là người có công đánh dẹp 12 sứ quân, thống nhất đất nước ?
* Bài 9: 
? Vua Lê đã có những chính sách gì để phát triển nông nghiệp
? Vì sao cày ruộng tịch điền có tác dụng khuyến khích sản xuất rất lớn? (đó là biện pháp nêu gương tốt nhất)
? Em hãy trình bày tình hình thủ công nghiệp thời Đinh-Tiền Lê? 
? Hãy miêu tả lại cung điện Hoa Lư để thấy sự phát triển của nước ta thời Tiên Lê?
? Em hãy nêu vài nét về tình hình thương nghiệp thời Đinh-Tiền Lê? 
* Bài 14: Ba lần kháng chiến chống 
 quân Mông Nguyên .
* Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên?
* Ý nghĩa lịch sử ?
* Bài 15 :
? Sau những năm bị chiến tranh tàn phá, nhà Trần đã có những biện pháp việc làm gì để khôi phục, phát triển nền kinh tế nông nghiệp?
? Kết quả của những việc làm trên?
? Tình hình thủ công nghiệp sau chiến tranh?
? Kể tên các ngành nghề thủ công thời Trần?
? Em có nhận xét gì về thủ công nghiệp?
? Thương nghiệp sau chiến tranh có gì mới? Nhận xét?
? Nhân dân ta thời Trần có các tín ngưởng cổ truyền nào?
? Trong nhân dân có các hình thức thức sinh hoạt văn hóa nào?
? Giáo dục như thế nào ?
? vài nét về khoa học kỹ thuật ?
? Nghệ thuật kiến trúc như thế nào ?
I/ Lịch sử thế giới:
* Bài 2:
1/ Những cuộc phát kiến lớn về địa lí:
a. Nguyên nhân:
- Sản xuất phát triển, cần nguyên liệu, thị trường.
b. Các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu: 
+ Va-xcôđơ Ga-ma
+ Cô-lôm-bô
+ Ma-gien-lan
c. Kết quả:
- Tìm ra những vùng đất mới. 
- Đem lại những món lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu.
2/ Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu:
+ Kinh tế: Hình thức kinh doanh tư bản ra đời, các công trường thủ công dần đần thay thế các phường hội.
+ Xã hội: Hình thành hai giai cấp mới: Tư sản và vô sản
II / Lịch sử Việt Nam:
* Bài 8:
* Biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền :
- Bỏ chức Tiết độ sứ của PK phương Bắc, thiết lập triều đình mới do Vua đứng đầu, đặt ra các chức quan văn võ,qui định các lễ nghi trong triều .
- Ở địa phương Ngô Quyền cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng.
* Tình hình chính trị cuối thời Ngô :
- Năm 944 Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp ngôi.
- Năm 950 Ngô Xương Văn giành lại ngôi Vua nhưng uy tín nhà Ngô đã giảm sút.
- Năm 965 Ngô Xương Văn mất, tình hình trong nước mất ổn định → loạn 12 sứ quân.
- Đinh Bộ Lĩnh.
* Bài 9:
* Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ:
a. Nông nghiệp:
- Nông dân được chia ruộng đất để cày cấy.
- Nhà nước thực hiện nhiều biện pháp khuyến nông
_Nông nghiệp từng bươc ổn định và phát triển.
b. Thủ công nghiệp:
- Các xưởng thủ công nhà nước ra đời.
- Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển.
c. Thương nghiệp
- Tiền đồng được lưu thông trong cả nước.
- Buôn bán trong nước và với nước ngoài phát triển
* Bài 14 :
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Do tinh thần đoàn kết hi sinh của toàn dân.
- Nhờ đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của những người chỉ huy, tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Đập tan âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Để lại bài học vô cùng quí báu, đó là củng cố khối đoàn kết toàn dân.
 * Bài 15 :
* Tình hình kinh tế sau chiến tranh:
a. Nông nghiệp:
- Nhà Trần thực hiện nhiều chính sách khuyến khích sản xuất.
b. Thủ công nghiệp: 
- Rất phát triển, gồm có nhiều ngành nghề khác nhau...
c. Thương nghiệp:
- Chợ búa hình thành khắp nơi, buôn bán tấp nập, sầm uất đặc biệt là ở Thăng Long, Vân Đồn.
*. Đời sống văn hóa:
- Các tín ngưỡng cổ truyền phổ biến.
- Nho giáo thời bây giờ phát triển mạnh.
* Giáo dục:
- Trường học được mở nhiều
- Thi cữ được tổ chức qui cũ, nền nếp.
* Khoa học-kĩ thuật:
- Phát triển mạnh.
4. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc:
- Nhiều công trình có giá trị.
* Dặn dò : Về ôn tập kĩ bài để tiết sau thi kiểm tra HKI.
 Tiết: 36 KIỂM TRA HỌC KỲ I
 NĂM HỌC: 2009- 2010
I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
 Hãy chọn chữ cái đứng đầu câu trả lời em cho là đúng
Câu 1: Khi tướng Mông Cổ cho cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng Vua trần có
 thái độ là:
 A. Trả lại thư ngay C. bắt giam sứ giả vào ngục
 B. Tỏ thái độ giảng hòa D. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ
Câu 2: " Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo" là câu nói của:
 A.Trần Quang Khải C. Trần Quốc Tuấn
 B. Trần Quốc Toản D. Trần Thủ Độ
Câu 3: Lý do nhà Trần thực hiện kế" vườn không nhà trống" trong ba lần kháng 
 chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
 A. Vì sợ giặc Mông- Nguyên không dám đánh
 B. Làm cho giặc thiếu chỗ dựa, không có lương ăn, chết dần, chết mòn, 
 lúc đó mở cuộc phản công tiêu diệt
 C. Làm cho giặc không có lương ăn phải tự rút lui
 D. Muốn bảo toàn lực lượng của ta
Câu 4: Ruộng đất của Vương hầu, quí tộc do Vua Trần ban cấp gọi là:
 A. Thái ấp B. Điển trang C. Tịch điển D. Trang viên
Câu 5: Văn học thời Trần phát triển ở thể loại
 A. Văn học chữ Hán C. Văn học chữ Quốc ngữ
 B. Văn học chữ nôm D. A và B đúng
Câu 6: Thầy thuốc nổi tiếng đã nghiên cứu thành công việc chữa bệnh bằng cây thuốc
 nam dưới thời Trần là:
 A. Lê Hữu Trác C. Phan Phu Tiên
 C. Tuệ Tĩnh D. Phạm Sư Mạnh
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý. Kể tên các phát kiến địa lý 
 tiêu biểu và hệ quả các phát kiến đó ?
Câu 2: Các vua Ngô, Đinh - Tiền Lê đã làm gì để củng cố nền độc lập của dân tộc hồi thế
 kỷ X ?
Câu 3: Giáo dục ở thời Trần có những điểm gì nổi bậc ?
 Đáp án và biểu điễm 
I Trắc nghiệm: (3,0 đ) Mỗi ý đúng 0,5 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
D
B
A
D
B
II. Tự luận: (7 đ)
Câu 1: 
* Nguyên nhân: 
- Do yêu cầu phát triển sản xuât, các thương nhân cần nguyên liệu và thị trường....(0,25 đ)
- Do khoa học kỹ thuật phát triển ( kĩ thuật đóng tàu, La bàn...) ( 0,25 đ)
* Các cuộc phát kiến địa lý: ( Mỗi ý đúng được 0,25 đ)
 + 1487: Đi -a-xơ đi qua cực Nam Châu Phi...
 + 1498: Va-xcô đơ Ga- Ma đến Ấn Độ...
 + 1492: Cô- lôm- bô tìm ra Châu Mỹ...
 + 1519- 1522: Ma- gien- lan đi vòng quanh Trái Đất...
* Hệ quả: (0,5 đ)
- Tìm ra những con đường mới, nhiều vùng đất mới.....
- Đem về cho quí tộc thương nhân vô số của cải, vàng bạc, nguyên liệu...
Câu 2: ( 3 đ) 
Sau khi giành được độc lập dân tộc Ngô quyền và các vua Đinh - Tiền Lê không ngừng 
củng cố nền độc lập về mọi mặt:
* Chính trị: (1 đ) mỗi ý đúng (0,25 đ )
- Bãi bỏ chức tiết độ sứ, các luật lệ của triều đại phong kiến phương Bắc; đặt tên nước, 
quốc hiệu, niên hiệu riêng, xây dựng bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương, thống nhất đất nước, đánh bại âm mưu xâm lược của nhà Tống lần thứ nhất
* Quân đội - Pháp luật: (0,5 đ) mỗi ý đúng (0,25 đ)
- Tuy quân đội chưa có bộ luật nhưng đã có những qui định về các hình phạt với những 
người phạm tội, từng bước xây dựng quân đội.
* Kinh tế: (0,75 đ) mỗi ý đúng (0,25 đ) 
- Từng bước xây dựng nền kinh tế tự chủ : chia ruộng đất công... chú trọng khai hoang...
 nạo vét kênh mương.. khuyến khích sản xuất nông nghiệp
- Phát triển thủ công nghiệp nhà nước...thủ công nghiệp dân gian với nhiều ngành nghề 
- Cho đúc tiền riêng...chợ búa mọc lên ngày càng nhiều, bước đầu đã quan tâm đến buôn
 bán với nước ngoài
* Văn hóa giáo dục: (0,75 đ)
- Nho giáo không ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội.
- Giáo dục chưa phát triển, chỉ có một số nhà sư mở lớp học ở trong chùa.
- Văn hóa phong phú bước đầu đặt nền tảng cho bản sắc văn hóa dân tộc...
Câu 3 (2.0 đ) Điểm nổi bật của giáo dục thời Trần
- Quốc Tử Giám mở rộng việc đào tạo con em quí tộc, quan lại (0,5 đ) bên cạnh trường 
công còn có trường tư ở các làng xã (0,5 đ) các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều (0,5 đ)
- Quốc sử viện ra đời .....(0,5 đ) 
 *************************
Ngày soạn: 27-12- 2010 Ngày dạy:
 Tiết: 37
 Bài 19 CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418-1427)
 I. THỜI KÌ Ở MIỀN TÂY THANH HÓA (1418-1423)
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc đấu tranh giải phóng đất nước từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền rừng núi Thanh Hoá dần dần phát triển trong cả nước.
- Tầng lớp quí tộc Trần, Hồ đã suy yếu không đủ sức lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, chỉ có tầng lớp địa chủ mớido Lê Lợi lãnh đạo có đủ uy tín tập hợp các tầng lớp nhân dân.
2/ Tư tưởng:
- Giáo dục HS lòng yêu nước, biết ơn những người có công với đất nước như Lê Lợi - Nguyễn Trãi.
3/ Kĩ năng:
- Nhận xét nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
II/ Phương tiện dạy học:
- Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn 
- Bia Vĩnh Lăng , ảnh Nguyễn Trãi.
III/ Tiến trình dạy hoc:
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta ?
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài: Trong phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đô hộ ở đầu thế kỉ XV, tiêu biểu nhấtlà cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi Khởi xướng. Cuộc khởi nghĩa đó đã diễn biến như thế nào, tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu phần I / Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong thời kì ở miền Tây Thanh 
Hoá (1418- 1423 )
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung ghi bảng:
* Hoạt động 1 
- HS đọc SGK 
- Cho biết vài nét về Lê Lợi ?
- GV: ông đã từng nói: “Ta dấy binh đánh giặc không vì ham phú quí mà muốn cho ngàn đời sau biết rằng ta không chịu thần phục quân giặc tàn bạo”.
- Lê Lợi đã chọn nơi nào làm căn cứ khởi nghĩa ?(LamSơn
(GV sử dụng lược đồ kn Lam Sơn)
- Vì sao Lê Lơi chọn Lam Sơn làm căn cứ khởi nghĩa ?
(Là quê hương của Lê Lợi, có địa thế hiểm trở, là nơi nối giữa đồng bằng với miền núi, là nơi giao tiếp giữa các dân tộc Việt- Mường- Thái , ở nơi này chính quyền địch còn non yếu )
- GV: Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa ở Lam Sơn, nhiều người yêu nước ở khắp nơi tìm đến hưởng ứng ngày càng đông, trong đó có Nguyễn Trãi.
- Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn ?
- Nguyễn Trãi là người ntn? HS đọc đoạn in nghiêng SGK
- Đầu năm 1416 Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy tổ chức hội thề ở Lũng Nhai, thề quyết cùng nhau sống chết sống giặc Minh.
- HS đọc phần in nghiêng SGK.
- Đến 2- 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
* Hoạt động 2 
- Cho HS đọc đoạn đầu của mục 2 và thảo luận nhóm:
- Trong thời kì đầu của cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn gặp phải những khó khăn gì ?
GV: Trong gian khổ đã có nhiều tấm gương hy sinh anh dũng, tiêu biểu là Lê Lai.
- Giữa 1418, quân Minh huy động một lực lượng lớn vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi, trước tình thế nguy cấp đó, Lê Lai cải trang làm Lê Lợi dẫn một đội quân cảm tử liều chết phá vòng vây giặc, Lê Lai cùng đội quân cảm tử đã hy sinh, quân Minh tưởng đã giết được Lê Lợi nên rút quân. 
- HS đọc đoạn in nghiêng SGK.
- Em có nhận xét gì về gương hy sinh của Lê Lai?
GV: để ghi nhớ công lao của Lê Lai, Lê Lợi đã phong cho Lê Lai là “ công thần hạng nhất” và dặn con cháu nhà Lê sau này giỗ Lê Lai vào hôm trước ngày giỗ Lê Lợi(21/22-8)
- GV: Cuối 1421 quân Minh lại huy động hơn 10 vạn quân tấn công căn cứ của ta, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh
- Trong lần rút quân này, quân ta gặp những khó khăn gì ?
( Thiếu lương thực trầm trọng, đói rét, phải giết cả voi chiến, ngựa chiến để nuôi quân)
- Trước tình hình đó, bộ chỉ huy nghĩa quân đã làm gì ?
(Đề nghị tạm hoà)
- Tại sao Lê Lợi đề nghị tạm hoà ?( để tránh những cuộc bao vây của quân Minh, có thời gian để củng cố lực lượng)
- Vì sao quân Minh chấp nhận giảng hoà ?( để dụ dỗ mua chuộc Lê Lợi).
- Giảng: Cuối 1424, sau nhiều lần dụ dỗ Lê Lợi không được, quân Minh trở mặt tấn công quân ta, giai đoạn I kết thúc, cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới.
1/ Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa:
- Lê Lợi là người yêu nước thương dân, có uy tín lớn.
- Nguyễn Trãi là người học rộng, tài cao, giàu lòng yêu nước.
- Năm 1416 Lê Lợi cùng bộ chỉ huy tổ chức hội thề ở Lũng Nhai.
- 7-2-1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương
2/ Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn:
- Năm 1418 nghĩa quân rút lên núi Chí Linh.
- Quân Minh huy động lực lượng mạnh vây chặt căn cứ ta.
- Lê Lai cải trang làm Lê Lợi liều chết phá vòng vây giặc.
- Năm 1421 quân Minh mở cuộc càn quét, buộc quân ta phải rút lên núi Chí Linh.
- Năm 1423 Lê Lợi đề nghị tạm hoà với quân Minh.
4.Củng cố: 
 Bài tập:
a. Vì sao, nghe tin Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng
c Lê Lợi là hào trưởng có uy tín và ảnh hưởng lớn trong vùng.
c Nhân dân ta rất căm thù quân Minh đô hộ.
c Lê Lợi có lòng yêu nước căm thù giặc sâu sắc.
b. Vì sao Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh và được chấp thuận, Lý do nào thuộc về quân ta em 
 ghi chữ T lý do nào thuộc về quân Minh em ghi chữ M
c Ở trên núi cao, hẻo lánh khó phát triển lực lượng.
c Tập trung binh lực nhưng không tiêu diệt được đối phương.
c Thiếu lương thực trầm trọng, tranh thủ thời gian để củng cố, xây dựng lực lượng.
c Để thực hiện âm mưu dụ dỗ làm nhụt ý chí chiến đấu của đối phương.
5 Dặn dò: 
+ Soạn bài, học bài cũ (chú ý các câu hỏi ở từng phần cũng như câu hỏi cuối bài)
+ Ôn lại các bài đã học từ đầu năm đến nay,chuẩn bị tốt tiết sau ôn tập 
Ngày soạn: 27-12-2010 ngày dạy:
 Tiết :38
 Bài 19 CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (tt)
 II.GIẢI PHÓNG NGHỆ AN-TÂN BÌNH-THUẬN HÓA VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC.
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS nắm được một số ý cơ bản sau:
- Những nét chủ yếu về hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm cuối 1424-1425.
- Thấy được sự lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong thời gian này từ chỗ bị động đối phó với 
quân Minh ở miền Tây Thanh Hóa tiến đến làm chủ vùng rộng lớn ở miền Trung và bao vây Đông Quan.
2. Kĩ năng: Sử dụng lược đồ, nhận xét các sự kiện, nhân vật lịch sử.
3. Tư tưởng: Giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất và lòng tự hào dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn, lược đồ tiến quân ra Bắc.
- Bảng phụ, phiếu bài tập...
III/ Lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: BCS báo cáo sơ lược tình hình lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
Điền vào chỗ trống những hiểu biết của em về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
- Người chỉ huy ................... tự xưng là............................
- Bộ chỉ huy có ..............
- Nơi diễn ra hội thề ..............
- Ngày khởi nghĩa..................
3. Bài mới
Như bài trước các em đã biết nhà Minh hòa hoãn với quân Lam Sơn để thực hiện âm mưu mua chuộc, dụ dỗ Lê Lợi đầu hàng nhưng bị thất bại chúng đã trở mặt tấn công nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa Lam sơn đã chuyển sang thời kỳ mới, diễn biến cuộc khởi nghĩa trong thời kỳ này ra sao, các em tìm hiểu phần II: Giải phóng Nghệ an, Tân Bình, Thuận Hóa..
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1 
 - GV: Trước sự trở mặt tấn công của quân Minh, cuộc khởi nghĩa chuyển sang một giai đoạn mới. Nguyễn Chích đề nghị chuyển địa bàn hoạt động.
? Vì sao Nguyễn Chích đề nghị chuyển quân vào Nghệ An?
? Hãy cho biết vài nét về Nguyễn Chích?
? Việc thực hiện kế hoạch đó đem lại kết quả như thế nào?(thoát khỏi sự bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động...)
- GV dùng lược đồ trình bày diễn biến quá trình mở rộng địa bàn hoạt động của nghĩa quân.Trích dẫn vài câu trong “Cáo Bình Ngô”: Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật, miền Trà Lân ...
- GV dùng lược đồ trên đèn chiếu (Slide 13 đến 15 )
+ N thảo luận ? Em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích?(thông minh, sáng suốt, phù hợp với tình hình mới... làm xoay chuyển tình thế.)
* Hoạt động 2 
- GV tường thuật trận đánh trên bản đồ 
đèn chiếu (Slide 20 đến 21) 
- HS trình bày lại diễn biến.
? Ý nghĩa của việc giải phóng Tân Bình-Thuận Hóa?
(nghĩa quân đã có một vùng căn cứ rộng lớn, lực lượng tiếp tục lớn mạnh. Tạo được cơ sở và bàn đạp tiến công lên phía Bắc.)
* Hoạt động 3 
- GV: dùng lược đồ trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc với ba đạo quân và ba hướng.trên đèn chiếu (Slide 26 )
? Nhiệm vụ của 3 đạo quân?(giải phóng một số vùng và ngăn chặn quân cứu viện từ Trung Quốc sang)
- HS: đọc phần in nghiêng và cho biết việc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân được ủng hộ như thế nào? Kết quả ra sao?
1. Giải phóng Nghệ An (1424):
- Nguyễn Chích đưa ra kế hoạch chuyển địa bàn vào Nghệ An.
- Ngày 12-10 1424 nghĩa quân tập kích thành Đa Căng, sau đó hạ thành Trà Lân,...
- Được nhân dân ủng hộ nghĩa quân đã giải phóng phần lớn đất Nghệ An, Diễn Châu và Thanh Hóa. Quân giặc rút vào thành cố thủ.
2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa(1425):
- 8-1425, nghĩa quân tiến đánh Tân Bình, Thuận Hóa.
- Trong vòng 10 tháng nghĩa quân đã giải phóng từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.
3. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động.
- 9-1426 Lê Lợi cho 3 đạo quân tiến ra Bắc với nhiệm vụ cùng nhân dân bao vây đồn địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, ngăn chặn viện binh địch từ Trung Quốc sang
- Kết quả: Quân ta thắng nhiều trận lớn, giặc cố thủ trong thành Đông Quan.
4.Củng cố:
Bài tập 1
 Em hãy cho biết vì sao Nguyễn Chích lại đề nghị tiến quân vào Nghệ An, xây dựng căn cứ mới?
A Để thoát khỏi thế bị bao vây, tiêu

File đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12671193.doc