Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

Câu1: Nhà Nguyễn được thành lập trong hoàn cảnh nào?

HS lên bảng Tường thuật trên lược đồ Việt Nam: sau khi chiếm được Quy Nhơn (tháng 6-1801), Nguyễn Ánh đánh thẳng ra Phú Xuân. Nguyễn Quang Toản chạy ra Bắc Hà. Khoảng giữa năm 1802 Nguyễn Ánh huy động nhiều cánh quân thuỷ bộ tiến ra bắc. Quân Nguyễn Ánh đánh chiếm vùng đất từ Quảng Trị đến Nam Định rồi tiến về Thăng Long, Nguyễn Quang Toản vượt sông Nhị (Sông Hồng )chạy lên Bắc Giang thì bị bắt, chấm dứt triều Tây Sơn.

HS Khác nhận xét, bổ sung.

GV: kết luận, chốt ý.

Câu 2: Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?

HS Thảo luận cặp đôi=> trả lời.

Hs: quan sát lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Nguyễn, kể tên 1 số tỉnh và phủ trực thuộc.

Liên hệ thực tế: Hiện nay nước ta có bao nhiêu tỉnh và thành phố?

Gv: Nhà Nguyễn tổ chức triều đình làm 6 bộ: hộ, lại, lễ, binh, hình, công. Đứng đấu là quan Thượng Thư có các cơ quan chuyên trách như: Đô sát viện, Quốc tử giám, Nội vụ phủ,

HS: nhận xét gì về cách tổ chức đơn vị hành chính dưới triều Nguyễn?

Hs: suy nghĩ trả lời và GV chốt ý.

Gv: Vua Gia Long chú trọng củng cố luật pháp như thế nào?

Hs: suy nghĩ trả lời và GV chốt ý.

Hs: quan sát H.62, 63 tr 136: Nhận xét về quân đội thời Nguyễn?

Gv: Nhận xét về chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn? Hậu quả của chính sách đó?

Chi tiết nào chứng tỏ nhà Nguyễn thần phục nhà Thanh

 

docx4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG VI: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
BÀI 27: CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN.
I . TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ – KINH TẾ.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền, mọi quyền hành tập trung vào tay vua. 
- Chính sách về chính trị - kinh tế của nhà Nguyễn và tác động của nó tới tình hình chính trị- xã hội Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX.
2. Tư tưởng:
- Chính sách của triều đình không phù hợp với yêu cầu lịch sử nên kinh tế, xã hội không có điều kiện phát triển.
- Truyền thống chống áp bức bóc lột của nhân dân ta dưới thời phong kiến.
3. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tổng hợp, khái quát kiến thức lịch sử, phân tích nguyên nhân, hiện trạng chính trị, kinh tế thời Nguyễn.
- Nhận xét các sự kiện qua tranh ảnh, hình Sgk.
4. Định hướng năng lực cần hình thành
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, giải thích được mối quan hệ đó, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá.
5. Phương pháp, kĩ thuật và hình thức dạy học 
- Phương pháp: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
- Hình thức: Cá nhân – cặp đôi – nhóm
- Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi; KT chia nhóm; KT động não; KT trình bày
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Kế hoạch bài học( giáo án), SGK, SGV.
- Bản đồ Việt Nam thời Nguyễn, Lược đồ các đơn vị hành chinh Việt Nam thời Nguyễn (từ năm 1832).Tranh ảnh về quân đội nhà Nguyễn
- Máy chiếu, bút dạ, bảng phụ, phiếu học tập....
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK. Tập bản đồ và tranh ảnh sử 7...
- Nghiên cứu bài và chuẩn bị phương án trả lời
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức 
- Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra- vì mới kiểm tra 1 tiết)
2. Tổ chức các hoạt động dạy học 
2.1. Hoạt động khởi động
- Gv: Chiếu hình ảnh về triều đình Huế cho hs nhận diện: nêu câu hỏi và từ đó đưa ra tình huống để gây sự chú ý -> giới thiệu bài mới.
2.2. Các hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT( sản phẩm của HS)
Hoạt động 1: Tìm hiểu về quá trinh lập lại chế độ phong kiến tập quyền
Mục tiêu: HS trình bày được việc nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền
Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS.
GV hướng dẫn HS tự đọc mục 1SGK/ 134. 
Dựa vào SGK thảo luận cặp đôi các câu hỏi sau( 5 phút) và điền vào phiếu học tập.
Câu1: Nhà Nguyễn được thành lập trong hoàn cảnh nào?
HS lên bảng Tường thuật trên lược đồ Việt Nam: sau khi chiếm được Quy Nhơn (tháng 6-1801), Nguyễn Ánh đánh thẳng ra Phú Xuân. Nguyễn Quang Toản chạy ra Bắc Hà. Khoảng giữa năm 1802 Nguyễn Ánh huy động nhiều cánh quân thuỷ bộ tiến ra bắc. Quân Nguyễn Ánh đánh chiếm vùng đất từ Quảng Trị đến Nam Định rồi tiến về Thăng Long, Nguyễn Quang Toản vượt sông Nhị (Sông Hồng )chạy lên Bắc Giang thì bị bắt, chấm dứt triều Tây Sơn.
HS Khác nhận xét, bổ sung.
GV: kết luận, chốt ý.
Câu 2: Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?
HS Thảo luận cặp đôi=> trả lời.
Hs: quan sát lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Nguyễn, kể tên 1 số tỉnh và phủ trực thuộc.
Liên hệ thực tế: Hiện nay nước ta có bao nhiêu tỉnh và thành phố?
Gv: Nhà Nguyễn tổ chức triều đình làm 6 bộ: hộ, lại, lễ, binh, hình, công. Đứng đấu là quan Thượng Thư có các cơ quan chuyên trách như: Đô sát viện, Quốc tử giám, Nội vụ phủ, 
HS: nhận xét gì về cách tổ chức đơn vị hành chính dưới triều Nguyễn?
Hs: suy nghĩ trả lời và GV chốt ý.
Gv: Vua Gia Long chú trọng củng cố luật pháp như thế nào?
Hs: suy nghĩ trả lời và GV chốt ý.
Hs: quan sát H.62, 63 tr 136: Nhận xét về quân đội thời Nguyễn?
Gv: Nhận xét về chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn? Hậu quả của chính sách đó?
Chi tiết nào chứng tỏ nhà Nguyễn thần phục nhà Thanh
Tại sao lại khước từ các nước Phương Tây ?
 Chính sách này dẫn đến hậu quả gì ?
Em hãy so sánh chính sách ngoại giao thời Nguyễn với thời Quang Trung ?
Hãy liên hệ chính sách ngoại giao hiện nay của Đảng ta ?
Hs: Thúc đẩy nước Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta.
Hs: suy nghĩ trả lời và GV chốt ý.
1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền.
 a. Nhà Nguyễn thành lập:
 Lợi dụng triều Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh cho quân tấn công, lật đổ triều Tây Sơn.
 - Năm 1802, Nguyễn ánh đặt niên hiệu Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân. b. Chế độ phong kiến tập quyền:
- Tổ chức bộ máy nhà nước:Vua nắm quyền từ trung ương đến địa phương .
 - Hành chính: Chia nước ta thành 30 tỉnh và 1 phủ.
 - Luật pháp: Ban hành luật Gia Long (1815).
 -Quân đội: Xây dựng quân đội và thành trì vững chắc. 
 c. Đối ngoại: Thần phục nhà Thanh, khước từ tiếp xức với phương Tây.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về kinh tế dưới triều Nguyễn
Mục tiêu: HS biết được chính sách về chính trị - kinh tế của nhà Nguyễn và tác động của
nó tới tình hình chính trị- xã hội Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX.
Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS.
GV hướng dẫn HS tự đọc mục 2SGK/ 136,137,138. 
Dựa vào SGK thảo luận nhóm các câu hỏi sau( 5 phút) và điền vào phiếu học tập.
 Thảo luận nhóm (5p)
Nhóm 1: Tìm hiểu chính sách về nông nghiệp?
Nhóm 2: Tìm hiểu chính sách về thủ công nghiệp?
Nhóm 3: Tìm hiểu chính sách về thương nghiệp?
Nhóm 4: Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn đối với các nước phương Tây được thể hiện như thế nào?
HS trình bày sản phẩm.
HS Khác nhận xét, bổ sung
=> HS khác hoặc GV đặt câu hỏi phản biện.
Các câu hỏi phản biện sau:
Phản biện nhóm 1:
- Công cuộc khai hoang ở thời Nguyễn có tác dụng như thế nào?(Tăng thêm diện tích canh tác.)
- Tại sao diện tích canh tác tăng thêm mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong?( Ruộng đất còn bỏ hoang nhiều.Bọn địa chủ, cường hào vẫn cướp ruộng đất của nông dân.Chế độ quân điền không còn tác dụng.)
- Thời Nguyễn có quan tâm tu sửa đê điều không? Tại sao việc sửa đắp đê thời Nguyễn gặp khó khăn ?
Phản biện nhóm 2
- Thủ công nghiệp thời Nguyễn có đặc điểm gì?
- Đọc đoạn in nghiêng tr138 Em có nhận xét gì về tài năng của thợ thủ công nước ta đầu TK XIX?( Thông minh cần cù, sáng tạo, tay nghề cao. Bước đầu làm quen với 1 số thành tựu khoa học kĩ thuật mới ở phương Tây.)
- Mặc dù có nhiều tiềm lực nhưng vì sao thủ công nghiệp không phát triển được?
Phản biện nhóm 3:
- Hoạt động thương nghiệp như thế nào? quan sát H.64 và Nhận xét Thương cảng Hội An như thế nào?
Phản biện nhóm 4:
- Vì sao nhà Nhuyễn không cho người phương Tây mở cửa hàng?
Gv nhấn mạnh: Mặc dù nền kinh tế có điều kiện để phát triển nhưng những chính sách của nhà nước chưa phù hợp và lỗi thời ,chỉ ra sức xây dựng củng cố chế độ phong kiến quan liêu chuyên chế nên không đáp ứng được nhu cầu của lịch sử nền kinh tế, xã hội.
2. Kinh tế dưới triều Nguỵễn.
 a. Nông nghiệp:
 - Chú trọng khai hoang, lập ấp, đồn điền. ® diện tích canh tác tăng.
 - Ruộng vẫn bỏ hoang, dân phiêu tán.
 - Không chăm lo đến đê điều, tham nhũng phổ biến.
® Kinh tế nông nghiệp sa sút 
 b. Thủ công nghiệp:
 - Xuất hiện nhiều xưởng sản xuất.
 - Ngành khai thác mỏ mở rộng.
 - Làng nghề thủ công ở nông thôn và thành thị phát triển. 
® Thủ công nghiệp có điều kiện phát triển nhưng bị kìm hãm.
 c. Thương nghiệp:
 - Nội thương: Buôn bán phát triển: Hội An, Gia Định 
 - Ngoại thương: buôn bán với các nước láng giiềng, hạn chế buôn bán với người phương Tây.
3. Củng cố bài: 
- Nêu tình hình chính trị, kinh tế dứơi triều Nguyễn?
4. Hướng dẫn tự học:
- HS về nhà tìm hiểu câu hỏi trong bài 27 (tiếp theo)
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

File đính kèm:

  • docxBai 27 Che do phong kien nha Nguyen_12715807.docx