Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 20+21

1. Tình hình giáo dục và khoa cử

- Dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long.

- Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.

- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

-Thi cử được tổ chứa chặt chẽ qua 3 kì thi: Thi hương, thi hội và thi đình.

 2.Văn học, khoa học, nghệ thuật

a. Văn học:

- Văn học chữ Hán được duy trì

- Văn học chữ Nôm rất phát triển.

=> Văn học có nội dung yêu nước sâu sắc.

Khoa học:

- Đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực như lịch sử, địa lý, toán học, y học với nhiều tác phẩm khoa học thành văn phong phú, đa dạng.

c. Nghệ thuật.

- Sân khấu: Hát múa, chèo tuồng

- Kiến trúc và điêu khắc: Phong cach đồ sộ, kỷ thuật điêu luyện.

 

docx7 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 18/11/2023 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 20+21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÀI 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (TIẾT 2) 
 II. TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI.
NỘI DUNG HỌC SINH CẦN NẮM VỮNG
1. KINH TẾ
a. Nông nghiệp:
- Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng. Số còn lại chia 5 phiên thay nhau về sản xuất.
- Kêu gọi dân phiêu tán trở về quê làm ruộng.
- Đặt 1 số chức quan chuyên lo về nông nghiệp.
- Thực hiện phép “Quân điền”.
- Cấm giết trâu bò, cấm điều động dân phu trong ngày mùa.
=> Nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.
b. Thủ công nghiệp, thương nghiệp:
* Thủ công nghiệp:
- Nghề thủ công truyền thống ngày càng phát triển.
- Nhiều làng, phường thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời.
- Các công xưởng do nhà nước quản lý → Cục bách tác, khai mỏ đẩy mạnh.
+ Thương nghiệp:
- Khuyến khích lập chợ, họp chợ ® Ban hành điều lệ cụ thể.
- Buôn bán với người nước ngoài được duy trì.
2. XÃ HỘI
- Địa chủ phong kiến (Vua, quan lại, địa chủ)
- Nông dân chiếm tuyệt đối đa số, ít ruộng nên phải cày cấy thuê cho địa chủ, quan lại và phải nộp tô.
- Thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông, phải nộp thuế cho nhà nước.
- Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất, số lượng giảm dần. Nhà nước cấm bán mình làm nô tì, hoặc bức dân tự do làm nô tì.
→ Cuộc sống nhân dân ổn định. Thời Lê sơ Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á
 BÀI 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (TIẾT 3)
 III. TÌNH HÌNH VĂN HÓA, GIÁO DỤC
1. Tình hình giáo dục và khoa cử
- Dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long.
- Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
-Thi cử được tổ chứa chặt chẽ qua 3 kì thi: Thi hương, thi hội và thi đình.
 2.Văn học, khoa học, nghệ thuật
a. Văn học:
- Văn học chữ Hán được duy trì
- Văn học chữ Nôm rất phát triển.
=> Văn học có nội dung yêu nước sâu sắc.
Khoa học:
- Đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực như lịch sử, địa lý, toán học, y học với nhiều tác phẩm khoa học thành văn phong phú, đa dạng.
c. Nghệ thuật.
- Sân khấu: Hát múa, chèo tuồng
- Kiến trúc và điêu khắc: Phong cach đồ sộ, kỷ thuật điêu luyện.
 BÀI 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (TIẾT 4)
 IV : MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HÓA XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘC
1. Nguyễn Trãi (1380-1442)
- Là nhà chính trị, quân sự đại tài. Danh nhân văn hóa thế giới.
- Có tư tưởng nhân đạo và yêu nước thương dân
2.Lê Thánh Tông (1441- 1497)
- Là một vị vua anh minh – Một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự.
- Một nhà văn hóa, nhà thơ nổi tiếng tài ba của dân tộc thế kỷ XV, để lại một di sản văn thơ phong phú, đồ sộ
3.Ngô Sĩ Liên (thế kỷ XV):
- Là nhà sử học nổi tiếng.
- Tác phẩm: Đại Việt sử kí toàn thư
4/ Lương Thế Vinh (1442 -?)
- Bộ “Hí phường phả lục”
- Là nhà toán học nổi tiếng.
 Bài 21: Ôn tập chương IV
Câu 1: Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý – Trần ở những điểm nào?
Triều đình:
Đứng đầu là vua nắm mọi quyền hành.
Giúp vua có các quan đại thần.
Ở triều đình có 6 bộ và một số cơ quan chuyên môn.
Hệ thống thanh tra giám sát hoạt động của quan lại được tăng cường từ trung ương đến tận đơn vị xã.
Các đơn vị hành chính:
Các đơn vị hành chính được tổ chức chặt chẽ, đặc biệt là cấp thừa tuyên và cấp xã.
Chia nước làm 13 đạo, dưới đạo là phủ, châu, huyện, xã.
Cách đào tạo, tuyển dụng nhân tài:
Mở rộng thi cử, chọn nhân tài công bằng.
Nhà nước thời Lê Thánh Tông lấy phương thức học tập, thi cử làm nguyên tắc lựa chọn, bổ dụng quan lại
Câu 2: Nhà nước thời Lê Sơ và nhà nước Lý Trần có đặc diểm gì khác nhau?
Nhà nước thời Lý – Trần:
Nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền (vua nắm mọi quyền hành) nhưng không sát bằng thời Lê
Nhà nước quân chủ quý tộc
Nhà nước thời Lê Sơ:
Vua là người trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả trong chỉ huy quân đội.
Nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.
Câu 3: Luật pháp thời Lê Sơ có điểm nào giống và khác luật pháp thời Lý – Trần?
Giống nhau
Pháp luật bảo vệ quyền lợi của vua và các quan lại đại thần.
Cám giết mổ trâu, bò.
Khác nhau
Bảo vệ quyền lợi tư hữu.
Chưa bảo vệ quyền lợi của phụ nữ.
Bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế.
Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Bảo vệ một số quyền lợi phụ nữ.
Hạn chế phát triển nô tì.
Pháp luật thời Lê Sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn thể hiện ở bộ luật Hồng Đức.
Câu 4. Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Trần – Lý?
Giống nhau:
Nông nghiệp:
Thực hiện chính sách khai hoang để mở rộng trồng trọt
Chăm lo đắp đê phòng lũ lụt, đào vét kênh mương đưa nước vào đồng ruộng.
Cấm giết hại trâu, bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
Thủ công nghiệp: Phát triển nghề thủ công cổ truyền.
Thương nghiệp: Mở chợ, mở cửa biển buôn bán với người nước ngoài.
Khác nhau
Nông Nghiệp
Thời Lý tổ chức cày ruộng tịch điền.
Thời Trần vua cho vương hầu, công chúa, phò mã lập điền trang.
Đặt một số chức quan chuyên về nông nghiệp
Có 25 vạn lính về quê cày ruộng sau chiến tranh.
Thực hiện phép quân điền.
Thủ công nghiệp
Thời Lý vua dạy cung nữ dệt gấm vóc.
Có các làng thủ công, phường thủ công
Các xưởng do nhà nước quản lí, gọi là cục bách tác.
Thương nghiệp
Khuyến khích lập chợ mới và họp chợ.
Câu 5. Xã hội thời Lý – Trần và thời Lê Sơ có những giai cấp, tầng lớp nào? Có gì khác nhau?
a. Giống nhau:
- Vua, vương hầu, quý tộc, quan lại địa chủ
- Nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô tì
b. Khác nhau:
Thời Lý- Trần: tầng lớp vương hầu, quý tộc rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô, nô tì chiếm số đông.
Thời Lê Sơ số lượng nô tì giảm dần và được giải phóng cuối thời Lê. Tầng lớp địa chủ rất phát triển do pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô hoặc bức dân tự do làm nô tì.
6. Văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ có gì khác thời Ly-Trần?
Khác với thời Lý – Trần:
GD thời Lê Sơ phát triển mạnh do sự quan tâm của nhà nước và nhà nước đã có những chủ trương, biện pháp tích cực để phát triển GD như: tổ chức thi cử 3 năm một lần (nhà Trần 7 năm một lần).
Thời Lý- Trần muốn được bổ nhiệm làm quan thì trước hết phải xuất thân từ đẳng cấp quý tộc.
Thời Lê Sơ, đa số dân đều có thể đi học và cho phép người nào có học đều được dự thi và thi đỗ đều được bổ nhiệm làm quan và được vinh quy bái tổ.
Thời Lý- trần, đạo phật rất được trọng dụng.
Thời Lê Sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn. chi phối trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng
Tình hình giáo dục, văn hóa, khoa học thời Lê Sơ cũng đạt được những thành tựu mới.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_7_bai_2021.docx