Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - Năm học 2020-2021

Hoạt động 1: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa

*Mục tiêu : Hs nắm được vài nét về các nhân vật lich sử và biết được vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam sơn ủng hộ khởi nghĩa.

*Phương thức : hoạt động cá nhân

*Tổ chức hoạt động :

B1.Hs tìm hiểu SGK

Trên bia Vĩnh Lăng, Nguyễn Trãi đã ghi về tiểu sử và sự nghiệp của Lê Lợi

?Em hãy cho biết một vài nét về LêLơị?

- GV: Ông đã từng nói: “Ta dấy quân đánh giặc không vì ham phú quý mà vì muốn cho ngàn đời sau biết rằng ta không chịu thuần phục quân giặc tàn bạo”

? Câu nói của ông thể hiện điều gì?

?Lê Lợi đã chọn nơi nào để làm căn cứ?

? Vì sao ông lại chọn Lam Sơn làm căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa?

 - Hiểm trở: đánh xuống đồng bằng, rút vào núi.

- Nơi giặc non yếu, quê của Lê Lợi

-GV : Nghe tin Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa hào kiệt khắp nơi về hưởng ứng ngày càng đông, trong đó có Nguyễn Trải

?Hãy cho biết vài nét về con người N.Trãi?

?Em có suy nghĩ gì khi đọc những lời thề đó ?

?Theo em, vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn?

B2: HS thực hiện nhiệm vụ giao

B3: HS báo cáo kết quả

B4: HS nhận xét, bổ sung. GV đánh giá kết quả thực hiện và chốt kiến thức.

 

docx3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S: 18.1.2020 D: 30.1.2020
Tiết 37 Bài 19: 
CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN ( 1418- 1427) T1
I.Thời kỳ miềm tây Thanh Hoá (1418- 1423)
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được:
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc đấu tranh giải phóng đất nuớc từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền rừng núi Thanh Hoá đã dần phát triển trong cả nước. 
- Tầng lớp quý tộc Trần, Hồ đã suy yếu không còn đủ sức để lãnh đạo cuộc kháng chiến, chỉ có tầng lớp địa chủ mới lên do Lê Lợi lãnh đạo mới đủ uy tín chỉ huy tập hợp các tầng lớp nhân dân.
2.Kỹ năng:
- Kỹ năng nhận xét, đánh giá, khái quát những nhân vật tiêu biểu, sự kiện chính
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu nước, biết ơn những người có công lớn như Nguyễn Trãi, Lê Lợi
4. Định hướng các năng lực:
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: Trình bày diễn biến, nhận xét, đánh giá.
II. Phương pháp: 
 -Vấn đáp, thảo luận
III. Phương tiện dạy học: 
 - Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn
 - Ảnh chân dung Nguyễn Trãi
IV. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn, hình ảnh có liên quan.
 - Học sinh: đọc trước và soạn bài mới.
V. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức :
2. Bài cũ : Trình bày tóm tắt diễn biến khởi nghĩa Trần Ngổi, Trần Quý Khoáng - Nhận xét về kết quả ?
3.Bài mới :
3.1. Tình huống xuất phát :
a. Mục tiêu : Cho HS quan sát hình ảnh chân dung Nguyễn Trãi, Lê Lợi để qua hình ảnh đó khai thác sự hiểu biết của các em về nhân vật lich sử.
b. Phương thức : Gv cho HS quan sát chân dung và yêu cầu HS trả lời câu hỏi. Em biết gì về nhân vật lịch sử Nguyễn Trãi và Lê Lợi ?
Anh hùng dân tộc Lê Lợi.
-HS quan sát trả lời.
c. Dự kiến sản phẩm :
-Nguyễn Trãi (1380 –  1442), hiệu là Ức Trai, là người đã tham gia tích cực Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự xâm lược của nhà Minh (Trung Quốc) với Đại Việt. 
Khi cuộc khởi nghĩa thành công vào năm 1428, Nguyễn Trãi trở thành khai quốc công thần. 
Nguyễn Trãi có cha là Nguyễn Phi Khanh, con rể của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, nhà Trần. 
Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị kết án tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. 
Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. 
Nguyễn Trãi là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. 
-Lấy cớ Hồ Quý Ly tước ngôi nhà Trần, cuối thu tháng 9 năm 1406, triều Minh Trung Quốc đưa 80 vạn quân sang tấn công, xâm lược nước ta. Dưới chế độ tàn bạo, hà khắc của nhà Minh, nhân dân ta phải sống nô lệ lầm than cùng cực nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Chứng kiến những tội ác tày trời của giặc Minh, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta nổi dậy, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi làm chủ soái đã thu hút được sức mạnh toàn dân tộc đứng dậy đánh đuổi giặc Minh hết sức quyết liệt và đều khắp trong cả nước.
Trong phong trào đấu tranh vũ trang chống quân Minh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng. Cuộc khởi nghĩa đó đã diễn biến như thế nào, kết quả ra sao ta tìm hiểu bài 19. ở tiết học này chúng ta sẻ tìm hiểu cuộc khởi nghĩa ở Miền Tây Thanh Hoá.
3.2 Hoạt động hình thành kiến thức :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG 
Hoạt động 1: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
*Mục tiêu : Hs nắm được vài nét về các nhân vật lich sử và biết được vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam sơn ủng hộ khởi nghĩa.
*Phương thức : hoạt động cá nhân
*Tổ chức hoạt động :
B1.Hs tìm hiểu SGK
Trên bia Vĩnh Lăng, Nguyễn Trãi đã ghi về tiểu sử và sự nghiệp của Lê Lợi 
?Em hãy cho biết một vài nét về LêLơị? 
- GV: Ông đã từng nói: “Ta dấy quân đánh giặc không vì ham phú quý mà vì muốn cho ngàn đời sau biết rằng ta không chịu thuần phục quân giặc tàn bạo”
? Câu nói của ông thể hiện điều gì?
?Lê Lợi đã chọn nơi nào để làm căn cứ?
? Vì sao ông lại chọn Lam Sơn làm căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa? 
 - Hiểm trở: đánh xuống đồng bằng, rút vào núi...
- Nơi giặc non yếu, quê của Lê Lợi
-GV : Nghe tin Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa hào kiệt khắp nơi về hưởng ứng ngày càng đông, trong đó có Nguyễn Trải
?Hãy cho biết vài nét về con người N.Trãi?
?Em có suy nghĩ gì khi đọc những lời thề đó ?
?Theo em, vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn?
B2: HS thực hiện nhiệm vụ giao
B3: HS báo cáo kết quả
B4: HS nhận xét, bổ sung. GV đánh giá kết quả thực hiện và chốt kiến thức.
Hoạt động 2: Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn
*Mục tiêu: Hoạt động trong những năm đầu của nghĩa quân Lam sơn.
*Phương thức: nhóm /bàn
*Tiến hành
GV cho hoạt động mỗi nhóm là 1 bàn/ 1caau hỏi
?Trong thời kỳ đầu của cuộc k/n, nghĩa quân LS đã gặp những khó khăn gì?
?Trước tình hình đó, nghĩa quân đã nghĩ ra cách gì để giải vây?
?Em có suy nghĩ gì trước tấm gương hy sinh của Lê Lai? 
?Trong lần rút này nghĩa quân đã gặp phải những khó khăn gì
?Trước những khó khăn đó LêLợi đã chọn giải pháp gì để giải quyết?
?Tại sao LLợi lại đề nghị tạm hoà hoãn với quân Minh? 
B2: HS thực hiện nhiệm vụ
B3: Hs báo cáo kết quả
B4: HS nhận xét bổ sung. GV đánh giá hoạt động và chốt kiến thức.
N.Trãi: “cơm ăn thì sớm tối không được 2 bữa, áo mặc đông hè chỉ có một manh, quân lính độc vài nghìn, khí giới thì thật tay không”)
Bị giặc bao vây 1418 nghĩa quân rút ®Chí Linh®quân Minh huy động quân để bắt Lê Lợi 
GV giảng thêm: 21 Lê Lai, 22 LL(22/8/1433)
–Tránh các cuộc bao vây, có thời gian cũng cố lực lượng
GV:Cuối 1424 quân Minh trở mặt tấn công-> giai đoạn 1 kết thúc mở ra 1 thời kỳ mới.
1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa:
- Lê Lợi là người yêu nước, thương dân, có uy tín lớn.
- NguyễnTrãi là người học rộng tài cao, giàu lòng yêu nước
- Đầu năm 1416, Lê Lợi + 18 người tổ chức hội thề Lũng Nhai
- Ngày 2.1 Mậu Tuất (7.2.1418) Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.
2.Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn
-Thiếu quân sỹ
-Thiếu lương thực
-Năm 1418 Nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh lần 1 
-Quân Minh huy động quân bắt Lê Lợi, Lê Lai liều chết cứu chủ tướng
-Năm 1421, quân Minh mở cuộc càn quét buộc ta rút lên núi Chí Linh lần 2.
- Năm 1423 Llợi quyết định hoà hoãn với quân Minh .
-Năm 1424 quân Minh trở mặt tấn công®rút lên núi CL lần 3-> k/n LSơn chuyển sang gđ mới.
 3.3 Hoạt động luyện tập:
- Mục tiêu: củng cố hệ thống, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã lĩnh hội trong các hoạt động trên.
- Phương thức hoạt động: Giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi.
?Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418-1423?
?Tại sao Quân Minh mạnh nhưng không tiêu diệt được nghĩa quân mà phải chấp nhận đề nghị tàm hòa của Lê Lợi?
- Dự kiến sản phẩm: Gv chuẩn bị câu trả lời. Nhận xét tuyên dương HS khi HS trả lời đúng.
3.4. Hoạt động mở rộng vận dụng:
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu diễn biến KN Lam Sơn vào cuối 1424-1426
- Phương thức: Giao bài tập về nhà
- Dự kiến sản phẩm: Những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc KN Lam sơn đến 1426?

File đính kèm:

  • docxTiet 37 Bai 19 Cuoc khoi nghia Lam Son 1418 1427_12799303.docx