Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 21, Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lí Nam Đế từ giữa thế kỉ I-đến giữa thế kỉ VI - Năm học 2019-2020

1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ TKI - TK VI.

- Đầu thế kỉ III nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu.

- Đưa người Hán sang làm Huyên lệnh, bắt dân ta theo phong tục tập quán của họ.

- Bắt dân ta đóng nhiều thứ thuế nhất là muối và sắt.

- Lao dịch.

- Nộp cống nặng nề.

2. Tình hình kinh tế nước ta từ TK I đến thế kỉ VI có gì thay đổi?

- Mặt dù bị hạn chế nhưng nghề rèn sắt vẫn phát triển, các công cụ được dùng phổ biến hơn.

- Biết đắp đê phòng ngập lụt, trồng lúa một năm 2 vụ,

- Nghề Gốm, dệt. cũng phát triển

- Các sản phẩm nông nghiệp được đem trao đổi ở chợ làng quê.

- Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.

 

docx4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 21, Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lí Nam Đế từ giữa thế kỉ I-đến giữa thế kỉ VI - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S: 21.1.2020 D:10.2.2020
Tiết 21 BÀI 19
TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÍ NAM ĐẾ
TỪ GIỮA THẾ KỈ I- ĐẾN GIỮA THẾ KỈ VI 
I.Mục tiêu:
Kiến thức:
- HS hiểu từ sau thất bại của cuộc kháng chiến thời Trưng Vương phong kiến Trung Quốc đã thi hành nhiều biện pháp hiểm độc nhằm biến nước ta tành một bộ phận của Trung Quốc từ việc tổ chức sắp đặt bộ máy cai trị đến việc bắt dân ta theo phong tục Hán. Chính sách đồng hoá được thực hiện triệt để.
Kĩ năng: 
- Biết phân tích, đánh giá những thủ đoạn cai trị của phong kiến phương Bắc thời Bắc thuộc.
Thái độ:
- Khâm phục tinh thần đấu tranh không ngừng của nhân dân ta.
	4. Định hướng phát triển năng lực:
-Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, giải thích được mối quan hệ đó, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá.
II. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
III. Phương tiện: Tài liệu liên quan đến nội dung bài.
IV. Chuẩn bị:
GV: Soạn bài, lược đồ
HS: Đọc trước bài.
V.Hoạt động dạy học.
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra kiến thức cũ: ? Trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán ( 42 - 43 )?
Tiến trình dạy học:
Tình huống xuất phát:
 	- Mục tiêu: Hệ thống lại kiến thức đã học, cuộc khởi nghĩa chống quân Hán của Hai bà Trưng..Sau khi chiếm được nước ta, quân Hán có chế độ cai trị như thế nào? Tình hình nước ta ra sao?
	- Phương thức: Hỏi, đáp
	- Dự kiến sản phẩm: Trao đổi nhanh câu trả lời của học sinh.
	3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
*Hoạt động 1: HS hiểu chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ TKI - TK VI.
*Mục tiêu: Nhận biết nội dung chủ yếu của các chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
*Phương pháp: Hoạt động cá nhân
*Tổ chức hoạt động: 
B1. HS đọc SGK
B2. GV đặt câu hỏi
 Thế kỉ I Châu Giao gồm những vùng đất nào?
Đến đầu thế kỉ III chính sách cai trị của phong kiến Trung Quốc đối với nước ta có gì thay đổi?
Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhà Hán có sự thay đổi gì trong chính sách cai trị? Em có nhận xét gì về sự thay đổi này? 
Tại sao nhà Hán đánh nhiều loại thuế đặc biệt là muối và sắt? 
Em có nhận xét gì về chính sách bóc lột của bọn đô hộ?
B3. HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
B4. GV phân tích, kết luận.
- Sáu quận của Trung Quốc và 3 quận của Âu Lạc ( Giao Chỉ, Cửu Chân , Nhật Nam ).
- Nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu
( Trung Quốc ) và Giao Châu ( Âu Lạc ).
- Đầu thế kỉ III nhà đông Hán suy yếu, Trung Quốc bị phân chia thành ba quốc gia nhỏ là Nguỵ,Thục, Ngô. Trước đây, lạc tướng đứng đầu các huyện là người Việt.
- Thắt chặt bộ máy cai trị.
- Để bóc lột nhân dân ta nhiều hơn, muối ai cũng phải dùng hàng ngày, sắt: công cụ sản xuất đều bằng sắt, vũ khí đều bằng sắt -> Hạn chế sự phát triển kinh tế nước ta. Hạn chế sự chống đối của nhân dân ta đối với chúng. Ngoài bóc lột bằng thuế chúng còn bóc lột bằng lao dịch: Lao động phục dịch trong nhà các quan lại Hán.
- Cống nạp các sản vật theo yêu cầu của chúng, bắt hàng ngàn thợ khéo đem về Trung Quốc.
GV: Gọi học sinh đọc đoạn in nghiêng SGK. T53
 Bóc lột và đàn áp nhân dân ta một cách tàn bạo, đẩy người dân vào cảnh khốn cùng, đó chính là ngọn lửa bùng nổ các cuộc khởi nghĩa sau này.
- Đưa người Hán sang Giao Châu sinh sống.
-Bắt dân ta học chữ Hán, sống theo phong tục Hán.
- Biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc, biến dân ta thành dân Hán, xoá tên nước ta trên bản đồ thế giới, giảm ý chí đấu tranh của nhân dân ta. 
GV: Chính sách cai trị và bóc lột nặng nề của phong kiến Trung Quốc ảnh hưởng mọi mặt đất nước ta. Thâm độc nhất là xoá tên nươc ta, biến dân ta thành dân Hán làm thui chột ý chí đấu tranh của nhân dân ta, ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước ta.
*Hoạt động 2: HS hiểu tình hình kinh tế nước ta từ TK I đến thế kỉ VI có gì thay đổi.
*Mục tiêu: Nhận biết những biểu hiện thay đổi trong tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I- VI.
*Phương thức hoạt động:
*Tổ chức hoạt động:
B1. GV giao cho HS tự đọc kênh chữ SGK
B2. GV chia cả lớp thành 6 nhóm, có 3 câu hỏi giành cho 6 nhóm hoạt động.
1.Sắt rất quan trọng đối với nhân dân ta lúc đó chính quyền đô hộ có thái độ như thế nào đối với sắt?
 Vì sao chúng nắm độc quyền về sắt?
2. Trong nông nghiệp có sự thay đổi như thế nào? Ngoài nghề nông người Châu Giao còn biết làm nghề gì khác?
3. Những sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp đã đạt đến trình độ như thế nào?
B3. HS các nhóm lần lược báo cáo kết quả.
B4. HS nhận xét, bổ sung, GV kết luận.
- Công cụ lao động bằng sắt mang lại hiệu quả cao, kinh tế phát triển, vũ khí bằng sắt có hiệu quả cao, nhằm kìm hãm nền kinh tế, chúng dễ bề thống trị, chúng ta không rèn được vũ khí bằng sắt để chúng dễ đàn áp hơn.
- Phục vụ lao động sản xuất, đảm bảo an ninh quốc gia.
- Trong các di chỉ khi các nhà khảo cổ khai quật các ngôi mộ thời kì này người ta đã tìm thấy những công cụ bằng sắt: rìu, mai, cuốc, thuổng, dao, chân đèn. đinh .....
GV: Đặc biệt thế kỉ III, nhân dân đã biết dùng lưới sắt để khai thác san hô, bịt cựa gà bằng sắt.
- Dùng trâu, bò: cày, bừa.
-Có đê phòng lụt, cấy lúa hai vụ, trồng các loại cây, chăn nuôi.
-Nghề rèn sắt, làm gốm, tráng men, vẽ trang trí...
- Những sản phẩm tốt, đẹp: nồi, vò, bình, bắt, đĩa, ấm, chén, gạch, ngói....
Vải tơ chuối là nét đẹp văn hóa của miền Âu lạc cũ. Sử học gọi là “vải Giao Chỉ.
- Chợ làng, chợ lớn, thương nhân nước ngoài đến buôn bán.
GV: Tuy nhiên sự phát triển đó vẫn dưới sự kìm cặp của phong kiến phương bắc, chúng nắm độc quyền về ngoại thương.
GV: Sau cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị với chính sách dã man, tàn bạo. tuy bị lâm vào cảnh khốn cùng, nhân dân ta vẫn tìm cách phát triển sản xuất để duy trì cuộc sống, kiên trì đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. 
1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ TKI - TK VI.
- Đầu thế kỉ III nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu.
- Đưa người Hán sang làm Huyên lệnh, bắt dân ta theo phong tục tập quán của họ.
- Bắt dân ta đóng nhiều thứ thuế nhất là muối và sắt.
- Lao dịch.
- Nộp cống nặng nề.
2. Tình hình kinh tế nước ta từ TK I đến thế kỉ VI có gì thay đổi?
- Mặt dù bị hạn chế nhưng nghề rèn sắt vẫn phát triển, các công cụ được dùng phổ biến hơn.
- Biết đắp đê phòng ngập lụt, trồng lúa một năm 2 vụ,
- Nghề Gốm, dệt.. cũng phát triển
- Các sản phẩm nông nghiệp được đem trao đổi ở chợ làng quê.
- Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.
3.3. Hoạt động luyện tập:
- Mục tiêu: Nhằm hệ thống lại kiến thức toàn bài.
- Phương thức tiến hành: Hoạt động cá nhân
?Trong các thế kỉ I - VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta có gì thay đổi? Những biểu hiện mới trong nông nghiệp thời kì này là gì?
- Hãy trình bày những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta trong thời kì này?
* Bài tập trắc nghiệm: Đánh dấu X vào ô em cho là đúng.
1. Nhà Hán đã thực hiện những gì nhằm thôn tính vĩnh viễn nước ta.
A - Tổ chức bóc lột triệt để nhân dân ta.
B - Loại trừ người Âu Lạc khỏi bộ máy cai trị.
C - Xoá bỏ mọi phong tục tập quán của nhân dân ta.
X
D - Tất cả các câu trên đều đúng.
2. Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt?
A - Muốn cướp sắt của nước ta nhiều hơn.
X
B - Hạn chế kinh tế nước ta phát triển.
 C - Kìm hãm các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta.
D - Tất cả các câu trên đều đúng.
Vận dụng và mở rộng:
- Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong bài học tiếp theo.
- Phương thức tiến hành: GV giao câu hỏi cho HS tìm hiểu.
? Những nét mới về văn hóa nước ta trong các thế kỉ I-VI là gì?
? Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?
-Dự kiến sản phẩm: Gv cuẩn bị nội dung câu trả lời.

File đính kèm:

  • docxTiet 21 Bai 19 Tu sau Trung Vuong den truoc Ly Nam De Giua the ki I Giua the ki VI_12799258.docx
Giáo án liên quan