Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2019-2020 (Bản 2 cột)

I. Mục tiêu

- Thông qua tiết thực hành HS

1.Kiến thức: - Vẽ và cắt tạo mẫu giấy các chi tiết của vỏ gối.

 - Cắt vải theo mẫu giấy.

2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng may tay.

3. Năng lực

 Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin

 Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

4. Nội dung tích hợp

 II. Chuẩn bị

- GV : - Tranh vẽ vỏ gối phóng to.

- HS : - Kim, chỉ, kéo.

 - Giấy bìa tập, giấy cứng.

 - Mẫu vỏ gối hoàn chỉnh.

III. Phương pháp

- Trực quan, so sánh, nhận biết, phân tích

 

doc234 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2019-2020 (Bản 2 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i ở , góc học tập; giữ gìn nhà ở sạch sẽ hợp lí.
Số câu
Số điểm
1/2( câu 3)
1,0 điểm
1/2+1/2( C2;3)
2,5 điểm
1/2 (câu 2)
1,5 điểm
2
5,0 đ
Tỉ lệ %
10%
25%
15%
50%
T/ số câu
T/ số điểm
Tỉ lệ %
7/6
3,0
30%
1.0
2.5
 25%
5/6
2,5
25%
1,0
2,0
20%
04
10
100%
ĐỀ BÀI :
Câu 1:( 3,0 điểm ) 
 Trang phục là gì? (1,0 điểm)
 Nêu chức năng của trang phục? (1,0 điểm)
 Khi đi học em thường mặc trang phục như thế nào? (1,0 điểm)
Câu 2:(3,0 điểm ) 
 Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp? (1,5 điểm)
 Em phải làm gì để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp? (1,5 điểm) 
Câu 3:(2,0 điểm) 
 Nêu ý nghĩa của hoa và cây cảnh đối với đời sống con người? (1,0 điểm)
 Hãy kể tên 5 loại cây cảnh có hoa mà em biết? (1,0 điểm)
Câu 4:(2,0 điểm) 
 Bạn em là người có vóc dáng gầy, cao. Vậy em khuyên bạn nên chọn vải có màu sắc, hoa văn, mặt vải như thế nào cho phù hợp? 
 ..................................... Hết .........................................
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
1
- Trang phục bao gồm các loại áo quần và các vật dụng khác đi kèm như mũ, giày, tất, khăn quàng  trong đó áo quần là những vật quan trọng nhất.
- Chức năng của trang phục:
 + Bảo vệ cơ thể tránh tác hại của môi trường.
+ Làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động.
- Khi đi học em thường mặc trang phục học sinh:
 + Đồng phục của nhà trường hoặc aó trắng; Quần sẫm mầu( xanh; đen)
 + Các vật dụng khác đi kèm như: Mũ; Nón; Ô; Giầy; Dép; Dây thắt lưng; Buộc tóc
1,0 
1,0
1,0
2
*- Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. 
 - Tiêt kiệm thời gian khi tìm kiếm vật dụng cần thiết hoặc khi dọn dẹp.
 - Làm tăng vẻ đẹp cho nhà ở.
*- Giữ gìn nhà ở: Lau chùi, quét dọn thường xuyên;
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, các đồ vật sau khi sử dụng phải để đúng nơi qui định...
(Hs có thể nêu ý khác nhưng đúng ý nghĩa vẫn cho điểm tối đa)
0,5
0,5
0,5
1,5
3
*- Làm cho con người cảm thấy gần gũi với thiên nhiên và làm cho căn phòng đẹp và mất mẻ hơn;
- Góp phần làm trong sạch không khí;
- Đem lại niềm vui thư giãn cho con người;
- Tăng nguồn thu nhập cho con người.
* Hoa lan, hoa huệ, hao cúc, hoa hồng, hoa đào
(H có thể nêu hoa khác)
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
4
- Màu sáng: Trắng; vàng nhạt; xanh nhạt; hồng nhạt
- Mặt vải: Bóng láng; thô; xốp.
- Hoa văn: Có sọc ngang; hoa to
2,0
(Hs chọn cách trả lời khác đúng vẫn cho điểm tối đa)
V- RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 37
CHƯƠNG III:
NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH
Bài 15
CƠ SỞ ĂN UỐNG HỢP LÝ (T1)
I- MỤC TIÊU:	Sau khi học xong bài, HS nắm được:
1. Về kiến thức: 
- Biết các chất dinh dưỡng, vai trò của chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
- Nắm được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế thực phẩn trong cùng nhóm, để đảm bảo đủ chất, ngon miệng và cân bằng dinh dưỡng.
- Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
2. Về kỹ năng: 
- Giáo dục HS biết được các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.
- Biết cách thay đổi các món ăn có đủ chất dinh dưỡng.
3. Năng lực
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin 
- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật
4.Nội dung tích hợp
II- CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh vẽ 3-11 trang 72 SGK, tranh vẽ hình 3-13a trang 73 SGK.
2. Học sinh: Bánh mì, các loại đậu, gạo, bắp, vi ta min.
III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Diễn giảng, vấn đáp, thảo luận nhóm, trực quan
IV- TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:	Kiểm diện HS
2. Kiểm ta bài cũ : 	Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Các cụ vẫn có câu: “Ăn để mà sống”. Vậy em hiểu ý nghĩa của câu nói trên như thế nào?
HS trả lời:
- Con người cần ăn để sống và làm việc, sinh hoạt.
- Cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể.
Nguồn thức ăn nào cung cấp cho con người những chất dinh dưỡng?
HS trả lời:
- Lương thực và thực phẩm.
GV kết luận: Trong quá trình ăn uống, chúng ta không thể ăn uống tuỳ tiện mà cần phải biết ăn uống 1 cách hợp lí.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng 
Các chất dinh dưỡng có vai trò như thế nào? Con người cần bao nhiêu thì hợp lí?
GV sử dụng phương pháp; trực quan – đàm thoại. HS hoạt động theo nhóm 2 – 3 em.
GV hỏi: Trong thực tế hàng ngày, con người cần ăn những chất dinh dưỡng nào? Em hãy kể tên các chất dinh dưỡng?
HS: Chất đạm, chất bột, chất béo, vitamin, chất khoáng.
GV: có 2 nguồn cung cấp chất đạm đó là động vật và thực vật.
- GV: Đạm động vật có trong thực phẩm nào?
- Đạm thực vật có trong thực phẩm nào?
HS: Quan sát SGK, từ hiểu biết trả lời.
GV mở rộng: đậu tương chế biến thành sữa đậu nành, mùa hè uống rất mát, bổ, rất tốt cho người béo phì.
Hỏi: Trong thực đơn hàng ngày nên sử dụng chất đạm như thế nào cho hợp lí?
HS: 50% ĐV – 50% TV.
GV yêu cầu HS quan sát hình 3.3 hoặc VD 1 bạn HS trong lớp phát triển tốt về chiều cao, cân nặng.
GV: Prôtêin có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống. Vậy nó quan trọng chỗ nào?
HS đọc phần 1b SGK/67 trả lời.
Gọi 1 nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét.
GV kết luận ghi bảng.
Hỏi: Theo em, những đối tưọng nào cần nhiều chất đạm?
HS: phụ nữ có thai, người già yếu, trẻ em.
GV hỏi:
+ Chất đường bột có trong các thực phẩm nào?
- HS quan sát hình 3.4 trả lời.
- GV: chất đường bột có vai trò như thế nào đối với cơ thể ?
- HS đọc SGK trả lời.
- GV kết luận.
- GV phân tích thêm: 1 kg gạo = 1/5 kg thịt khi cung cấp năng lượng – rẻ tiền.
Hỏi: Chất béo thường có trong các thực phẩm nào?
- Theo em, chất béo có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
- HS: trả lời SGK.
- 1 HS khác nhận xét.
- Gv phân tích thêm.
+ 1 g lipit tương đương 2 g gluxit hoặc prôtêin khi cung cấp năng lượng.
+ Tăng cường sức đề kháng nhất là về mùa đông.
I. Giới thiệu bài:
II. Vai trò của các chất dinh dưỡng: 
1. Chất đạm: (prôtêin)
a) Nguồn cung cấp:
- Đạm động vật: Thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, sò, ốc, mực, lươn 
- Đạm thực vật: các loại đậu, lạc, vừng (mè), hạt sen, hạt điều 
b) Chức năng dinh dưỡng:
- Chất đạm giúp cơ thể phát triển tốt, là nguyên liệu chính cấu tạo nên tổ chức cảu cơ thể (kích thước, chiều cao, cân nặng)
- Cấu tạo các men tiêu hoá các chất của tuyến nội tiết.
- Tu bổ những hao mòn của cơ thể, thay thế những tế bào bị huỷ hoại.
- Tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
2. Chất đường bột: (gluxit)
a) Nguồn cung cấp:
- Chất đường: kẹo, mía, mạch nha.
- Chất bột: các loại ngũ cốc, gạo, ngô,khoai, sắn, các loại củ quả: chuối, mít, đậu côve 
b) Chức năng dinh duỡng: 
- Là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
- Chuyển hoá thành các chất dinh dưõng khác.
3. Chất béo: (lipít)
a) Nguồn cung cấp:
- Động vật: mỡ lợn, gà, sữa.
- Thực vật: các loại đậu, vừng, lạc, ôliu 
b) Chức năng dinh dưỡng:
- Cung cấp năng lượng, tích trữ dưới da ở dạng 1 lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể.
- Chuyển hoá 1 số vitamin cần thiết cho cơ thể.
4. Củng cố và luyện tập:	
1/ Kể tên các chất dinh dưỡng chính có trong các thức ăn sau	
	- Sữa, gạo, đậu nành, thịt gà ?
	- Sữa, đậu nành, thịt gà ( đạm )
	- Gạo, đường bột, sữa.
2/ Nêu chức năng của chất đường bột ?	
	- Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
	- Chuyển hoá thành các chất dinh dưỡng khác.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:	
	- Về nhà học thuộc bài.
	- Chuẩn bị tiếp bài cơ sở ăn uống hợp lý.
	- Sinh tố, chất khoáng, chất xơ, nước có vai trò như thế nào ?
	- Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn như thế nào ?
 V- RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 38
Bài 15
CƠ SỞ ĂN UỐNG HỢP LÝ ( T2)
I- MỤC TIÊU:	Sau khi học xong bài, HS nắm được:
1. Về kiến thức: 
- Biết các chất dinh dưỡng, vai trò của chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
- Nắm được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế thực phẩn trong cùng nhóm, để đảm bảo đủ chất, ngon miệng và cân bằng dinh dưỡng.
- Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
2. Về kỹ năng: 
- Giáo dục HS biết được các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.
- Biết cách thay đổi các món ăn có đủ chất dinh dưỡng.
3. Năng lực
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin 
- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật
4.Nội dung tích hợp
II- CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh vẽ 3-11 trang 72 SGK, tranh vẽ hình 3-13a trang 73 SGK.
2. Học sinh: Bánh mì, các loại đậu, gạo, bắp, vi ta min.
III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Diễn giảng, vấn đáp, thảo luận nhóm, trực quan
IV- TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:	Kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ : 	Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 Em hãy cho biết chức năng của chất béo?
	- Cung cấp năng lượng tích luỹ dưới da ở dạng một lớp mỡ và giúp cơ thể chuyển hoá một số vitamin cho cơ thể.
Kể tên các chất dinh dưỡng chính trong các thức ăn sau:
	- Đạm: Thịt lợn
	- Bơ, lạc, béo.
	- Khoai, bánh, kẹo, ( đường bột )
3. Giảng bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* HĐ1. Tìm hiểu về sinh tố
Em hãy kể tên các loại sinh tố mà em biết ?
* GV cho HS quan sát hình 3-7 trang 69 SGK.
+ HS quan sát.
	- Sinh tố A có trong dầu cá, gan, trứng, bơ, sữa, kem, sữa tươi, rau quả.
	- Sinh tố B có trong hạt ngũ cốc, sữa, gan, tim, lòng đỏ trứng.
	- Sinh tố C có trong rau, quả tươi.
	- Sinh tố D có trong dầu cá, bơ, sữa, trứng, gan.
* Quan sát hình 3-7 trang 69 SGK nhắc lại chức năng chính của sinh tố A,B, C, D
* Nếu thiếu các sinh tố cơ thể mắc một số bệnh:
	- Thiếu sinh tố A: Da khô và đóng vảy, nhiễm trùng mắt, bệnh quáng gà.
	- Thiếu sinh tố B: Dễ cáu gắt và buồn rầu, thiếu sự tập trung, bi6 tổn thương da, lở mép miệng.
	- Thiếu sinh tố C: Lợi bị tổn thương và chảy máu. Rụng răng, đau nhức tay chân, mệt mỏi toàn thân.
	- Thiếu sinh tố D: Xương và răng yếu ớt, xương hình thành yếu.
HĐ2: Tìm hiểu về chất khoáng
+ Chất khoáng gồm những chất gì ?
+ HS trả lời.
	Can xi, phốt pho, Iốt, sắt.
* GV cho HS xem hình 3-8 SGK
+ HS quan sát.
+ Nếu thiếu canxi và phốt pho xương phát triển yếu
	- Dễ bị gảy xương, xương và răng không cứng cáp.
	- Thiếu sắt dáng vẻ xanh xao yếu ớt.
	- Thiếu Iốt, tuyến giáp không làm đúng chức năng gây ra dễ cáu gắt và mệt mỏi.
+ Ngoài nước uống còn có nguồn nào khác cung cấp cho cơ thể.
* Nước là thành phần chủ yếu của cơ thể
	- Là môi trường cho mọi chuyển hoá và trao đổi chất của cơ thể, điều hòa thân nhiệt.
* Chất xơ là phần thực phẩm mà cơ thể không tiêu hoá được, giúp ngăn ngừa bệnh táo bón làm cho những chất thải mềm, dễ dàng thải ra khỏi cơ thể.
+ Chất xơ có trong những loại thực phẩm nào? Rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên chất.
* Nước và chất xơ cũng là thành phần chủ yếu trong bữa ăn mặc dù không phải là chất dinh dưỡng.
* Tóm lại:	Mỗi loại chất dinh dưỡng có những đặc tính và chức năng khác nhau, sự phối hợp các chất dinh dưỡng sẽ:
	- Tạo ra các tế bào mới để cơ thể phát triển, cung cấp năng lượng để hoạt động, lao động.
	- Bổ sung những hao hụt mất mát hàng ngày.
	- Điều hoà mọi hoạt động sinh lý. Như vậy, ăn đầy đủ các thức ăn cần thiết và uống nhiều nước mỗi ngày chúng ta sẽ có sức khoẻ tốt.
HĐ 3: Tìm hiểu Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn.
* GV cho HS xem hình 3-9 trang 71 SGK.
+ HS quan sát.
+ Có mấy nhóm thức ăn ?	4 nhóm
+ Tên thực phẩm của mỗi nhóm ?
+ HS trả lời.
	- Nhóm giàu chất đạm, đường bột, chất béo, khoáng và vitamin.
	Ý nghĩa việc phân chia các nhóm thức ăn nhằm mục đích gì ?
+ Tại sao phải thay thế thức ăn ? Cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị đảm bảo ngon miệng.
+ Cách thay thế thức ăn như thế nào cho phù hợp ?
* Gọi HS đọc một số ví dụ trong SGK về cách thay thế thực phẩm trong cùng một nhóm.
+ HS cho ví dụ.
* Cho HS liên hệ từ thực tế của các bữa ăn gia đình.
+ HS liên hệ thực tế các bữa ăn gia đình.
Biết được chức năng của sinh tố chất khóang, HS có thể vận dụng để ăn uống đủ chất. Cung cấp bổ sung chất giúp xương phát triển tốt, trí óc thông minh, sáng suốt.
4/ Sinh tố: ( vitamin )
a) Nguồn cung cấp:
	- Các sinh tố chủ yếu có trong rau, quả tươi. Ngoài ra còn có trong gan, tim, dầu cá, cám gạo.
 b) Chức năng dinh dưỡng:
	Sinh tố giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, xương da hoạt động bình thường tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
5/ Chất khoáng:
 a) Nguồn cung cấp:
	- Có trong cá, tôm, rong biển, gan, trứng, sữa, đậu, rau.
 b) Chức năng dinh dưỡng:
	Giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động của cơ bắp, tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hoá của cơ thể.
6/ Nước:
	Nước có vai trò quan trọng đối với đời sống con người.
7/ Chất xơ:
II- Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn.
1/ Phân nhóm thức ăn
Cơ sở khoa học:
Ý nghĩa:
	Việc phân chia các nhóm thức ăn giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi thức ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, hợp thời tiết mà vẩn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
2/ Cách thay thế thức ăn lẫn nhau:
	Để thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần không bị thay đổi cần thay thế thức ăn trong cùng một nhóm.
4/ Củng cố và luyện tập:
* Mục đích của việc phân nhóm thức ăn là gì ?
Giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi thức ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, thời tiết mà vẩn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng.
* Thức ăn được phân chia thành mấy nhóm ? Kể tên các nhóm đó ? 4 nhóm
	- Nhóm giàu chất đạm, chất đường bột, chất béo, chất khoáng và vitamin.
5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:	
	- Về nhà học bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 75 SGK.
	- Chuẩn bị tiếp phần nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
V- RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 39
Bài 15
CƠ SỞ ĂN UỐNG HỢP LÝ (T3)
I- MỤC TIÊU:	Sau khi học xong bài, HS nắm được:
1. Về kiến thức: 
- Biết các chất dinh dưỡng, vai trò của chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
- Nắm được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế thực phẩn trong cùng nhóm, để đảm bảo đủ chất, ngon miệng và cân bằng dinh dưỡng.
- Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
2. Về kỹ năng: 
- Giáo dục HS biết được các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.
- Biết cách thay đổi các món ăn có đủ chất dinh dưỡng.
3. Năng lực
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin 
- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật
4.Nội dung tích hợp
II- CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh vẽ 3-11 trang 72 SGK, tranh vẽ hình 3-13a trang 73 SGK.
2. Học sinh: Bánh mì, các loại đậu, gạo, bắp, vi ta min.
III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Diễn giảng, vấn đáp, thảo luận nhóm, trực quan
IV- TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:	Kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ : 	Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Câu hỏi 1: Trình bày cách thay thế thức ăn để có bữa ăn hợp lý ? 	
Đáp án: Để thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần không bị thay đổi cần thay thế thức ăn trong cùng một nhóm.
Câu hỏi 2: Thức ăn được phân làm mấy nhóm ? Kể tên các nhóm đó ?	
Đáp án: 4 nhóm gồm: Nhóm giàu chất đạm, chất đường bột, chất béo, chất khoáng và vitamin.
3. Giảng bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Cho HS xem hình 3-11 trang 72 SGK.
+ Em có nhận xét gì về thể trạng của cậu bé. Em bé mắc bệnh gì và do nguyên nhân nào gây nên?
+ HS quan sát nhận xét.
+ Thiếu chất đạm trầm trọng ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ em?
+ Nếu ăn thừa chất đạm sẽ có tác hại như thế nào ?
+ HS trả lời.
* GV hướng dẫn HS xem hình 3-12 trang 73 SGK nhận xét.
+ Em sẽ khuyên cậu bé đó như thế nào để gầy bớt đi?
+ HS quan sát nhận xét.
* Cho HS thảo luận à kết luận.
+ Ăn thiếu chất đường bột như thế nào? 
+ Em hãy cho biết thức ăn nào có thể làm răng dễ bị sâu ? đường 
+ Ăn quá nhiều chất béo thì cơ thể như thế nào ? sẽ bị hiện tượng gì ?
+ Ăn thiếu chất béo cơ thể như thế nào?
+ HS thảo luận nhóm.
III- Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
1/ Chất đạm:
 a- Thiếu chất đạm trầm trọng.
	Trẻ em bị suy dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển. Ngoài ra trẻ em còn dễ bị mắc bệnh nhiễmkhuẩn và trí tuệ kém phát triển.
 b- Thừa chất đạm.
	Cơ thể gây nên bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch,. . .
2/ Chất đường bột:
-	Ăn quá nhiều chất đường bột sẽ làm tăng trọng lượng cơ thể và gây béo phì.
- Thiếu chất đường bột sẽ bị đói, mệt, cơ thể ốm yếu.
3/ Chất béo:
	- Thừa chất béo làm cơ thể béo phệ, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
	- Thiếu chất béo sẽ thiếu năng lượng và vitamin, cơ thể ốm yếu dễ bị mệt, đói
* Tóm lại:	Muốn đầy đủ chất dinh dưỡng, cần phải kết hợp nhiều loại thức ăn khác nhau trong bữa ăn hàng ngày.
	- Cần lưu ý chọn đủ thức ăn của các nhóm để kết hợp thành một bữa ăn hoàn chỉnh, yếu tố này gọi là cân bằng các chất dinh dưỡng trong bữa ăn.
* GV hướng dẫn HS quan sát hình 3-13a trang 73 và 3-13b trang 74 SGK phân tích và hiểu thêm về lượng dinh dưỡng cần thiết cho HS mỗi ngày và tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho một người trong một tháng.
	4/ Củng cố và luyện tập:	
- Đọc phần ghi nhớ.
- Đọc phần có thể em chưa biết.
Ăn quá nhiều chất đường bột cơ thể sẽ như thế nào ? Sẽ làm tăng trọng và gây béo phì.
Ăn thiếu chất béo cơ thể sẽ như thế nào ? Thiếu năng lượng và vitamin, cơ thể ốm yếu dễ bị mệt, đói.
	5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:	
	- Về nhà học thuộc bài, học thuộc phần ghi nhớ.
	- Chuẩn bị bài mới vệ sinh an toàn thực phẩm.
	- Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm.
	- Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn.
	- Biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà.
V- RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 40
Bài 16
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (T1)
I- MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài, HS nắm được:
1. Về kiến thức: Hiểu được thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Về kỹ năng: Biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Năng lực
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin 
- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật
4.Nội dung tích hợp
II- CHUẨN BỊ: 
	Tranh vẽ lớn các hình 3-14, 3-15 trang 77 SGK.
III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Diễn giảng, vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm.
IV- TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:	Kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ: 	
Câu hỏi 1: Thiếu chất đường bột cơ thể sẽ như thế nào?
Đáp án: Sẽ bị đói mệt, cơ thể ốm yếu.
Câu hỏi 2: Thừa chất đạm 

File đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12696277.doc