Giáo án Lịch sử Lớp 5

I.MỤC TIÊU :

- Diễn biến chính của chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 .

- Ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta .

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bản đồ hành chính Việt Nam ( để chỉ các địa danh ở Việt Bắc ) -Phiếu học tập

- Hình minh họa trong SGK . -Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu – đông .

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1/Kiểm tra bài cũ : 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi :

HS 1 : Nêu dẫn chứng về âm mưu quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp

HS 2 : Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì ?

HS 3 : Thuật lại cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội .

 2/Bài mới : a)Giới thiệu bài : Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về chiến

doc68 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4867 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ruộng do chính quyền Xô viết chia trong những năm 1930-1931 
+Người nông dân không có ruộng , họ phải cày thuê, cuốc mướn cho địa chủ, thực dân hay bỏ làng đi làm việc khác . 
-HS làm việc cá nhân , tự đọc sách và thực hiện yêu cầu, 1 HS lên ghi các điểm mới mình tìm được trên bảng lớp .
-Cả lớp cùng bổ sung : Những năm 1930-1931 trong các thôn xã ở Nghệ- Tĩnh có chính quyền Xô viết đã diễn ra rất nhiều điều mới : 
-Không hề xảy ra trộm cắp 
-Các hủ tục lạc hậu như mê tín dị đoan bị bãi bỏ, tệ cờ bạc cũng bị đả phá . 
-Các thứ thuế vô lí bị xóa. 
-nhân dân được nghe giải thích chính sách và được bàn bạc công việc chung …
+Người dân ai cũng cảm thấy phấn khởi, thoát khỏi ách nô lệ và trở thành người chủ thôn xóm . 
-2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi với nhau và nêu ý kiến .
-1 HS nêu ý kiến trước lớp , cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến .
+Phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh cho thấy tinh thần dũng cảm của nhân dân ta, sự thành công bước đầu cho thấy nhân dân hoàn toàn có thể làm cách mạng thành công 
+Phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh đã khích lệ, cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta 
Rút kinh nghiệm :
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết : 9 	MÔN : LỊCH SỬ 
	BÀI : CÁCH MẠNG MÙA THU 
I.MỤC TIÊU : 
Mùa thu năm 1945, nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ, cuộc cách mạng này được gọi là Cách mạng tháng Tám . 
Tiêu biểu cho Cách mạng tháng Tám là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội vào ngày 19-8-1945 trở thành ngày kỉ niệm của Cách mạng tháng Tám . 
Ý nghĩa lịch sữ của Cách mạng tháng Tám . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Bản đồ hành chính Việt Nam . 	-Ảnh tư liệu về Cách mạng tháng Tám . 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/Kiểm tra bài cũ : GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu trả lời câu hỏi : 
HS 1 : Thuật lại cuộc khởi nghĩa 12-9-1930 ở Nghệ An .
HS 2 : Trong những năm 1930-1931 , ở nhiều vùng nông thôn Nghệ- Tĩnh diễn ra điều gì mới ? 
	2/Bài mới : 
a)Giới thiệu bài : Em biết gì về ngày 19-8 ? -Ngày 19-8 là ngày kỉ niệm cuộc Cách mạng tháng Tám . Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay
*Hoạt động 1 :Thời cơ cách mạng .
-GV yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ đầu tiên trong bài Cách mạng mùa thu . 
-GV nêu vấn đề . 
+Tình hình kẻ thù của dân tộc ta lúc này như thế nào ? 
-GV giảng . 
*Hoạt động 2 : Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945 
-Yêu cầu các nhóm cùng đọc SGK và thuật lại cho nhau nghe về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945 .
-Yêu cầu 1 HS trình bày trước lớp .
*Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945 .
*Hoạt động 3 : Liên hệ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội và cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương . 
-Nhắc lại kết quả cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội .
+Nếu cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nộikhông toàn thắng thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ ra sao ? 
-Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội có tác động như thế nào đến tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước ? 
-GV tóm tắt ý kiến của HS .
+Tiếp sau Hà Nội , những nơi nào đã giành được chính quyền ? 
+Em biết gì về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở quê hương ta năm 1945 ? 
-GV kể về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương năm 1945, dựa theo lịch sử địa phương . 
*Hoạt động 4 : Nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của Cách mạng tháng Tám . 
-Yêu cầu làm việc theo cặp để tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa Cách mạng tháng Tám .
+Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám ? ( Gợi ý : Nhân dân ta có truyền thống gì ? Ai là người lãnh đạo nhân dân làm Cách mạng thắng lợi ) 
+Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa như thế nào ?
-GV kết luận . 
3/Củng cố : Vì sao mùa thu 1945 được gọi là mùa thu cách mạng ?
-Vì sao ngày 19-8 được lấy làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta ? 
-Nhận xét tiết học . 
4/Dặn dò : Về nhà học thuộc bài và tìm hiểu 
về Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập . 
2 HS lên bảng yêu cầu trả lời câu hỏi : 
-1 HS đọc thành tiếng phần “ Cuối năm 1940……nhất là ở Hà Nội . 
-HS thảo luận để tìm câu trả lời .
-HS dựa vào gợi ý của GV để giải thích .
*Đảng ta đã xác định đây là thời cơ cách mạng ngàn năm có một vì : Từ năm 1940 , Nhật và Pháp cùng đô hộ nước ta nhưng tháng 3-1945 Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm nước ta … 
-Theo nhóm 4 HS, lần lượt từng HS thuật lại trước nhóm. 
-Cả lớp theo dõi bổ sung , thống nhất .
-Chiều 19-8-1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng .
+Hà Nội là nơi có cơ quan đầu não của giặc, nếu Hà Nội không giành được chính quyền thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ gặp rất nhiều khó khăn .
-Đã cổ vũ tinh thần nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành chính quyền . 
-HS lắng nghe 
-HS đọc SGK và nêu : Tiếp sau Hà Nội đến lượt Huế (23-8) , rồi Sài Gòn (25-8) và đến 28-8-1945 cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công trên cả nước .
-Một số HS nêu trước lớp .
-Thảo luận theo cặp , trả lời các câu hỏi 
-Vì nhân dân ta có một lòng yêu nước sâu sắc đồng thời lại có Đảng lãnh đạo , Đảng đã chuẩn bị sẵn sàng cho cách mạng và chớp được thời cơ ngàn năm có một .
+Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám cho thấy lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân ta . Chúng ta đã giành được độc lập , dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ , ách thống trị của thực dân , phong kiến . 
Tiết : 10 	MÔN : LỊCH SỬ 
	BÀI : BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
I.MỤC TIÊU : 
Ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba Đình ( Hà Nội ) , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập .
Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, khai sunh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa . 
Ngày 2-9 trở thành ngày Quốc khánh của dân tộc ta . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Các hình ảnh minh họa trong SGK .	-Phiếu học tập của HS . 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/Kiểm tra bài cũ : 
HS 1 : Em hãy tường thuật lại cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945 .
HS 2 : Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa như thế nào với dân tộc ta .
-Cho HS quan sát hình minh họa về ngày 2-9-1945. HS nêu : Đó là ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập , khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 
	2/Bài mới : a)Giới thiệu bài : Trong giờ học chúng ta cùng tìm hiểu về sự kiện lịch sử trọng đại này của dân tộc ta qua bài Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập . 
*Hoạt động 1 : Quang cảnh Hà Nội ngày 2-9-1945 .
-Yêu cầu đọc SGK, dùng tranh ảnh minh họa của SGK để miêu tả quang cảnh của Hà Nội vào ngày 2-9-1945 
-Cho HS thi tả quang cảnh ngày 2-9-1945
-Cho bình chọn bạn tả hay và hấp dẫn nhất .
-Tuyên dương 
-GV kết luận .
*Hoạt động 2 : Diễn biến buổi lễ tuyên bố Độc lập .
-Yêu cầu làm việc theo nhóm .
+Buổi lễ tuyên bố độc lập của dân tộc ta diễn ra như thế nào ?
+Buổi lễ bắt đầu khi nào ?
+Trong buổi lễ, diễn ra các sự việc chính nào ? 
+Buổi lễ kết thúc ra sao ?
-Cho trình bày diễn biến của buổi lễ tuyên bố độc lập .
+Khi đang đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Bác Hồ kính yêu dừng lại để làm gì ? 
+Theo em việc Bác dừng lại hỏi “ Tôi nói đồng bào nghe rõ không “ cho thấy tình cảm của người đối với nhân dân như thế nào ? 
-GV kết luận . 
*Hoạt động 3 :Một số nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập .
-Gọi đọc 2 đoạn trích của bản Tuyên ngôn Độc lập .
-Hãy trao đổi với bạn và cho biết nội dung chính của 2 đoạn trích trên .
-Cho phát biểu ý kiến trước lớp .
-GV kết luận . 
*Hoạt động 4 : Ý nghĩa của sự kiện lịch sử ngày 2-9-1945 .
-Hướng dẫn thảo luận .
+Sự kiện lịch sử ngày 2-9-1945 đã khẳng định điều gì về nền Độc lập của dân tộc ta , chấm dứt sự tồn tại của chế độ nào ở Việt nam ? Tuyên bố khai sinh ra chế độ nào ? Những việc đó có tác động như thế nào đến lịch sử dân tộc ? Thể hiện điều gì về truyền thống của người Việt nam ? 
-Cho trình bày kết quả .
-GV nhận xét và kết luận
 3/Củng cố : Ngày 2-9 là ngày kỉ niệm gì của dân tộc ta ? 
4/Dặn dò : Về học thuộc bài làm bài tập tự đánh giá kết quả và chuẩn bị bào ôn tập , hoàn thành bảng thống kê các sự kiện lịch sử từ 1858 đến 1945 .
 3 HS lên bảng trả lời .
-HS làm việc theo cặp 
-3 HS lên bảng thi tả tranh ảnh minh họa , dùng lời của mình đọc các bài thi có tả quang cảnh ngày 2-9 . Lớp bình chọn 
-Theo nhóm 4 HS cùng đọc SGK và thảo luận . 
+Buổi lễ bắt đầu đúng 14 giờ 
+Bác Hồ và các vị trong chính phủ lâm thời lên lễ đài chào nhân dân. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Các thành viên chính phủ lâm thời ra mắt và tuyên thệ .
+Buổi lễ kết thúc nhưng giọng nói Bác Hồ …còn vang vọng mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam .
-3 nhóm đại diện trình bày , lớp nhận xét bổ sung .
+Bác dừng lại để hỏi “Tôi nói đồng bào nghe rõ không “
+Điều đó cho thấy Bác rất gần gũi, giản dị và vô cùng kính trọng nhân dân … 
-2 HS lần lượt đọc trước lớp 
-HS trao đổi để tìm hiểu nội dung 
-Vài HS nêu ý kiến trước lớp , cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
-HS thảo luận để trả lời các câu hỏi .
+Khẳng định quyền độc lập của dân tộc ta trên toàn thế giới, cho thế giới thấy rằng Việt Nam đã có một chế độ mới ra đời thay thế cho chế độ thực dân phong kiến đánh dấu kỉ nguyên độc lập của dân tộc ta và cho thấy truyền thống bất khuất kiên cường của người Việt Nam .
-2 HS đại diện trình bày , lớp nhận xét , bổ sung 
Rút kinh nghiệm :
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết : 11 	MÔN : LỊCH SỬ 
BÀI : ÔN TẬP : HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ ( 1858 – 1945 ) 
I.MỤC TIÊU : 
Lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945 và ý nghĩa lịch sử của các sự kiện đó . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1/Kiểm tra bài cũ : 
	2/Bài mới : 
a)Giới thiệu bài : 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
*Hoạt động 1 : 
*Hoạt động 2 : 
*Hoạt động 3 : 
3/Củng cố : 
4/Dặn dò : 
Tuần :12 	MÔN : LỊCH SỬ 
BÀI : BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN NON TRẺ, TRƯỜNG KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP ( 1945 – 1954 ) 
I.MỤC TIÊU : 
Hoàn cảnh vô cùng khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945, như “nghìn cân treo sợi tóc “ .
Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã vượt qua tình thế “nghìn cân treo sợi tóc “ như thế nào . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Các hình minh họa trong SGK . 	-Phiếu thảo luận cho các nhóm . 
Các tư liệu khác về phong trào “ Diệt giặc đói, diệt giặc dốt “ 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1/Kiểm tra bài cũ : 
	2/Bài mới : a)Giới thiệu bài : Bài học đầu tiên về giai đoạn này giúp các em tìm hiểu tình hình đất nước sau ngày 2-9-1945 . 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
*Hoạt động 1 : Hoàn cảnh Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám .
-Yêu cầu thảo luận nhóm cùng đọc SGK “ Từ cuối năm 1945 … ở trong tình thế nghìn cân treo sợi tóc “ và trả lời câu hỏi .
-Vì sao nói : ngày cách mạng tháng Tám , nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc “.
-GV nêu thêm các câu hỏi gợi ý : 
+Em hiểu thế nào là “nghìn cân treo sợi tóc “ ? 
+Hoàn cảnh nước ta lúc đó có những khó khăn , nguy hiểm gì ?
-Cho phát biểu ý kiến .
-Theo dõi nhận xét ý kiến có thể vẽ hình biểu diễn lên bảng để HS ghi nhớ bài .
-GV tổ chức cho HS đàm thoại cả lớp và trả lời câu hỏi sau : 
+Nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì điều gì có thểõ xảy ra ? 
+Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói và nạn dốt là “ giặc “ ? 
-GV giảng thêm về nạn giặc ngoại xâm .
*Hoạt động 2 :Đẩy lùi giặc đói, giặc dốt . 
-Yêu cầu quan sát hình 2, 3 trang 25 SGK và hỏi : Hình chụp cảnh gì ? 
-Em hiểu thế nào là bình dân học vụ ? 
-GV nêu 
-Yêu cầu nêu ý kiến, sau đó bổ sung thêm các ý kiến chưa nêu được .
+Đẩy lùi giặc đói . 
*Hoạt động 3 : Ý nghĩa của việc đẩy lùi “ Giặc đói, giặc dốt , giặc ngoại xâm “ 
-Yêu cầu thảo luận theo nhóm để tìm hiểu ý nghĩa của nhân dân ta chống lại được giặc đói, giặc dốt .
-GV nêu câu hỏi gợi ý cho HS tìm ý nghĩa 
+Chỉ trong một thời gian ngắn nhân dân ta đã làm được những công việc gì để đẩy lùi những khó khăn ?
+Khi lãnh đạo cách mạng vượt qua được cơn hiểm nghèo, uy tín của Chính phủ và Bác Hồ như thế nào ? 
-GV tóm tắt ý kiến . 
*Hoạt động 4 : Bác Hồ trong những ngày diệt “ Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm “ 
-Gọi 1 HS đọc câu chuyện về Bác Hồ trong giai đoạn “ Bác Hoàng Văn Tí … các chú nói Bác cứ ăn thì làm gương cho ai được “.
+Em có cảm nghĩ gì về việc làm của Bác Hồ ? 
-Cho kể thêm các câu chuyện về Bác Hồ trong những ngày cùng toàn dân diệt “ giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” (1945- 1946 )
-GV kết luận . 
-Chia thành nhóm 2, cùng đọc sách, thảo luận 
-Nói nước ta đang ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc “tức tình thế vô cùng bấp bênh, nguy hiểm vì : 
+Cách mạng vừa thành công nhưng đất nước gặp muôn vàn khó khăn , tưởng như không vượt qua nổi .
+Nạn đói năm 1945 làm hơn 2 triệu người chết , nông nghiệp đình đốn , hơn 90% người mù chữ , ngoại xâm và nội phản đe dọa nền độc lập …
-Đại diện HS 1 nhóm nêu ý kiến các nhóm bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh . 
-2 HS trả lời câu hỏi, sau đó 1 HS phát biểu , lớp theo dõi, bổ sung .
+Sẽ có càng nhiều đồng bào ta chết đói , nhân dân không đủ hiểu biết để tham gia cách mạng, xây dựng đất nước, không đủ sức chống giặc ngoại xâm , có thể trở lại cảnh mất nước . 
+Vì chúng cũng nguy hiểm như giặc ngoại xâm vậy, chúng có thể làm dân tộc ta suy yếu, mất nước . 
-2 HS lần lượt nêu trước lớp .
+Hình 2 : Chụp cảnh nhân dân đang quyên góp gạo, thùng quyên góp có dòng chữ “Một nắm khi đói bằng một gói khi no “ 
+Hình 3 : Chụp một lớp bình dân học vụ , người đi học có nam, có nữ, có già, có trẻ … 
-Lớp bình dân học vụ là lớp dành cho những người lớn tuổi học ngoài giờ lao động .
-HS làm việc cá nhân, đọc SGK và ghi lại các việc mà Đảng và Chính phủ đã lãnh đạo nhân dân làm để đẩy lùi giặc đói, giặc dốt . 
-Nhóm 4 HS lần lượt nêu ý kiến, các bạn bổ sung 
-Câu trả lời : 
+Những việc phi thường là nhờ tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng và cho thấy sức mạnh to lớn của nhân dân ta .
+Nhân dân ta một lòng tin tưởng vào Chính phủ, vào Bác Hồ để làm cách mạng . 
-1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm SGK 
-Một số HS nêu ý kiến của mình trước lớp 
-Một số HS kể trước lớp 
3/Củng cố : Đảng và Bác Hồ đã phát huy được điều gì trong nhân dân để vượt qua tình thế hiểm nghèo ? 
	-Nhận xét tiết học . 
4/Dặn dò : Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài “Thà hi sinh tất cả … “ 
Tuần : 13 	MÔN : LỊCH SỬ 
	BÀI : “THÀ HI SINH TẤT CẢ 
CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC ” 
I.MỤC TIÊU : 
Cách mạng tháng Tám thành công , nước ta giành được độc lập nhưng thực dân Pháp quyết tâm cướp nước ta một lần nữa .
Ngày 19-12-1946 , nhân dân ta tiến hành cuốc kháng chiến toàn quốc .
Tinh thần của nhân dân Hà Nội và một số địa phương trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Các hình minh họa trong SGK . 	
HS sưu tầm tư liệu về những ngày toàn quốc kháng chiến ở quê hương . 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1/Kiểm tra bài cũ : Gọi 3 HS lên bảng và yêu cầu trả lời .
HS 1 : Vì sao nói : Ngay sau Cách mạng tháng Tám , nước ta ở trong tình thế “ nghìn cân treo sợi tóc “ 
HS 2 : Nhân dân ta đã làm gì để chống lại “ giặc đói, giặc dốt “ ? 
HS 3 :Nêu cảm nghĩ của em về Bác Hồ trong những ngày toàn dân điệt giặc đói, giặc dốt 
	2/Bài mới : a)Giới thiệu bài : Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết về những ngày đầu kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta . 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
*Hoạt động 1 : Thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta . 
-Yêu cầu làm việc cá nhân, đọc SGK và trả lời .
+Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp đã có hành động gì ?
+Những việc làm của chúng thể hiện dã tâm gì ? 
+Trước hoàn cảnh đó, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta phải làm gì ?
*Hoạt động 2 : Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh .
-Yêu cầu đọc SGK từ Đêm 18 rạng 19-12-1946 đến nhất định không chịu làm nô lệ .
+Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định phát động toàn quốc kháng chiến khi nào ? 
+Ngày 20-12-1946 có sự kiện gì xảy ra ? 
-Đọc thành tiếng lời kêu gọi của Bác Hồ .
+Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì ? 
-Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện điều đó rõ nhất ? 
*Hoạt động 3 : “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh “ 
-Yêu cầu theo nhóm cùng đọc SGK và quan sát hình minh họa để .
+Thuật lại cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô Hà Nội , Huế, Đà Nẵng .
+Ở các địa phương nhân dân đã kháng chiến với tinh thần như thế nào ? 
-Cho 3 HS thuật lại .
-Cho cả lớp đàm thoại .
+Quan sát hình 1 và cho biết chụp cảnh gì ? 
+Việc quân và

File đính kèm:

  • docLICHS$$.DOC
Giáo án liên quan