Giáo án Lịch sử lớp 10 - Bài 11: Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (tiết 1)

1. Ổn định lớp (1p)

2. Kiểm tra bài cũ : (5p)

 1. Các giai cấp lãnh chúa và nông nô đã được hình thành như thế nào ?

 2. Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đời sống kinh tế và chính trị trong lãnh địa.

 3. Nguồn gốc và vai trò thành thị trung đại ?

2. Giảng bài mới :

Mở bài : Sự ra đời của thành thị thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển ở Tây Âu. Từ thế kỷ XV – XVII, một số vương quốc hùng mạnh (Pháp, Anh, TBN, BĐN) đều muốn hướng tầm mắt ra bên ngoài, khi mà nỗi khao khát bồi đắp thêm sự hưng thịnh đã kích thích các nhà thám hiểm khai phá thêm những vùng đất mới lạ với những tài nguyên thiên nhiên và những cơ hội mậu dịch mới.

Quá trình tích luỹ tư bản nguyên thuỷ diễn ra sôi động. Mặt khác, thành thị ra đời cũng đánh dấu sự bừng tỉnh của học thức và sự sáng tạo, đã cho ra đời những thành tựu nghệ thuật vĩ đại thời Phục hưng. Đồng thời. phong trào cải cách tôn giáo cũng giáng những đòn quyết liệt vào dinh luỹ của nhà nước phong kiến và thần quyền (giáo hội Gia-tô).

 Tất cả đều là những nhát búa tạ giáng tới tấp vào thành trì chế độ phong kiến và mở đường cho sự ra đời của một chế độ xã hội mới trong thế kỷ XVII.

 

doc2 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 895 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 10 - Bài 11: Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT PPCT: 15
Ngày soạn: 22/11/2014
Bài 11:
TÂY ÂU THỜI HẬU KỲ TRUNG ĐẠI
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Giúp học sinh nhận thức :
 - Nguyên nhân các cuộc phát kiến địa lý.
 - Các cuộc phát kiến dịa lý và hệ quả của nó.
 - Các giai cấp mới trong xã hội sau phát kiến địa lý.
 - Phong trào văn hóa phục hưng và nội dung chủ yếu của nó.
2. Kỹ năng : Rèn cho học sinh :
	- Biết sử dụng bản đồ mô tả các cuộc phát kiến địa lý, đồng thời biết tự vẽ bản đồ.
	- Thông qua các sự kiện lịch sử, biết phân tích và khái quát hóa rút ra kết luận.
3. Tư tưởng : 
	- Giáo dục học sinh tinh thần dũng cảm, khám phá cái mới; tinh thần đoàn kết các dân tộc; giúp học sinh hiểu giá trị của lao động, căm ghét bọn bóc lột, hiểu giá trị lao động của người bị áp bức.
	- Giúp học sinh biết quý trọng những di sản văn hóa các dân tộc trên thế giới, đồng thời có hiểu biết về tôn giáo để có thái độ đúng đắn với các tôn giáo đang tồn tại ở nước ta.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên :
	- Bản đồ phát kiến địa lý.
	- Ảnh chân dung: C. Colomb. Ma-gien-lăng, Chúa Jésus, Luther, Calvin, Mona Lisa 
	- Hình tàu Caraven, các bức họa thời Phục hưng, ngày lễ thánh Barthélémé
	- Lương Ninh, Lịch sử thế giới trung đại, sđd, tập 2.
	 - Vũ Dương Ninh, Lịch sử văn minh nhân loại, NXB Giáo Dục, 2002.
	 - Phan Ngọc Liên, Thuật ngữ lịch sử PTTH, NXB ĐHQG Hà Nội, 1995.
2. Học sinh : đọc trước SGK, 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ : (5p)
	1. Các giai cấp lãnh chúa và nông nô đã được hình thành như thế nào ?
	2. Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đời sống kinh tế và chính trị trong lãnh địa.
	3. Nguồn gốc và vai trò thành thị trung đại ?
2. Giảng bài mới :
Mở bài : Sự ra đời của thành thị thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển ở Tây Âu. Từ thế kỷ XV – XVII, một số vương quốc hùng mạnh (Pháp, Anh, TBN, BĐN) đều muốn hướng tầm mắt ra bên ngoài, khi mà nỗi khao khát bồi đắp thêm sự hưng thịnh đã kích thích các nhà thám hiểm khai phá thêm những vùng đất mới lạ với những tài nguyên thiên nhiên và những cơ hội mậu dịch mới. 
Quá trình tích luỹ tư bản nguyên thuỷ diễn ra sôi động. Mặt khác, thành thị ra đời cũng đánh dấu sự bừng tỉnh của học thức và sự sáng tạo, đã cho ra đời những thành tựu nghệ thuật vĩ đại thời Phục hưng. Đồng thời. phong trào cải cách tôn giáo cũng giáng những đòn quyết liệt vào dinh luỹ của nhà nước phong kiến và thần quyền (giáo hội Gia-tô).
 	Tất cả đều là những nhát búa tạ giáng tới tấp vào thành trì chế độ phong kiến và mở đường cho sự ra đời của một chế độ xã hội mới trong thế kỷ XVII. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
TG
KIẾN THỨC CƠ BẢN
* Hoạt động 1: GV nêu vấn đề: Khái niệm và nguồn gốc những cuộc phát kiến địa lý ?
- Khái niệm: Sự phát hiện có ý nghĩa khoa học về mặt địa lý (tìm ra được những con đường đi mới và những vùng đất mới mà châu Âu chưa biết).
?.1 Tại sao các quốc gia châu Âu có nhu 
cầu và có thể tìm kiếm ra những con đường đi mới đến các vùng đất mới ?
* Hoạt động 2: Sử dụng bản đồ “Các cuộc phát kiến địa lý” và ảnh chân dung các nhà hàng hải, mô tả những nét cơ bản hành trình phát kiến địa lý.
?.2 Vì sao BĐN và TBN là những nước đi tiên phong ?
- Cho học sinh xem hình C. Colomb tìm ra châu Mỹ.(Thủy thủ Italia, được nữ hoàng TBN phong làm đô đốc, dẫn đoàn thám hiểm gồm 3 thuyền và 90 thủy thủ sang Ấn Độ. Ngày 12/10/1492, ông đến Cuba và một số đảo ở Trung Mỹ nhưng cho rằng đấy là Đông Ấn. Về sau A.Verpuci lập bản đồ & cho rằng đây là một châu lục mới-> được đặt tên cho châu Mỹ)
* Hoạt động 3: phát vấn :
?.3 Nêu kết quả và ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lý ?. Gợi ý cho học sinh trả lời.
- Khẳng định trái đất hình cầu .
- Chuyển ý: trong các hệ quả của cuộc phát kiến địa lý, hệ quả nào quan trọng nhất ? (tiền đề nảy sinh CNTB ở châu Âu).
GV: Hướng dẫn HS về nhà đọc thêm
 - Giải thích khái niệm: “CNTB” (là hình thái kinh tế xã hội xuất hiện sau chế độ phong kiến, trong đó tính chất cơ bản của nền kinh tế là sản xuất hàng hóa, các tư liệu sản xuất do giai cấp tư sản chiếm hữu và dùng làm phương tiện để bóc lột lao động làm thuê).
30’
4’
1. Những cuộc phát kiến địa lý :
a. Nguyên nhân và điều kiện :
- Nền kinh tế hàng hóa phát triển, nhu cầu thị trường và nguyên liệu cao, thúc đẩy sự cần thiết phải tìm ra con đường giao lưu với phương Đông, trong khi con đường thông thương Đông – Tây đã bị người Ả-rập chiếm giữ
- KHKT phát triển, đặc biệt là ngành hàng hải .
b. Các cuộc phát kiến địa lý :
- 1487, Điaxơ đi vòng qua cực Nam châu Phi, đặt tên là mũi Bão tố ( Hảo vọng).
- 8/1492, C. Colomb phát hiện ra châu Mỹ.
- 7/1497, Vasco De Gama đi vòng quanh châu Phi, đến Callicut (Ấn Độ).
- 1519 – 1521, Majenland đã đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.
c. Hệ quả :
- Kinh tế: 
-Tìm ra nhiều đường đi mới và các vùng đất mới;
-Nảy sinh tiền đề kinh tế TBCN ở Châu Âu. 
- Khoa học: 
-Đem lại những hiểu biết mới, chính xác về diện mạo Trái đất, về những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới,những kiến thức mới 
-Thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các châu lục.
-Nảy sinh sự cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
2. Sự nảy sinh CNTB ở châu Âu :
( Đọc thêm)
4. Củng cố: (5p)
	1. Nêu nguyên nhân và hệ quả các cuộc phát kiến địa lý ?
	2. Tại sao quan hệ sản xuất TBCN xuất hiện ở Tây Âu thời hậu kỳ trung đại ?
5. Dặn dò: Về nhà học bài cũ, chuẩn bị các mục còn lại
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docBai_11_Tay_Au_thoi_hau_ki_trung_dai.doc