Giáo án Lịch sử địa phương - Bình Thuận từ 1954 đến 1975
1.Bình Thuận năm đầu sau giải phóng:
- Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục cầu cống, đường giao thông, ổn định nơi ăn chốn ở cho nhân dân.
- Thực hiện người cày có ruộng, khôi phục nghề cá và các cơ sở thủ công nghiệp.
- Tiến hành cải tạo XHCN, nhà nước thống nhất quản lý và phân phối hàng hóa.
- Văn hóa, giáo dục, y tế được khôi phục.
=> Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiếp quản, ổn định kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng sau giải phóng.
Bình Thuận từ 1954 đến 1975: 1.Chống chính sách khủng bố của Mỹ-Diệm tiến tới Đồng Khởi: a.Chính sách khủng bố của Mỹ-Diệm ở Bình Thuận: - 1955, lập chính quyền tay sai thân Mỹ từ tỉnh đến các làng xã. - Mở chiến dịch “tố cộng” đợt 1 (1955-1956) đợt 2 (1956-1958) tăng cường tàn sát lùng bắt những người kháng chiến cũ. - 1957, thực hiện chính sách “Thượng du vận” địch tiến hành gom dân lập các “khu dinh điền”, “khu trù mật” nhằm đánh phá phong trào cách mạng ở vùng núi. - Ngày 30/09/1957 chúng đưa 131 đồng chí của Bình Thuận đày đi Côn Đảo. b.Quân dân Bình Thuận tiến tới Đồng Khởi: - 1954-1955, nhân sỹ, trí thức Bình Thuận đưa kiến nghị lên tỉnh trưởng đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ. - Tháng 08/1954, nhân dân một số xã vùng ven biểu tình hòa bình kéo vào Phan Thiết bị địch tấn công đàn áp. - Tháng 12/1955, một số tổ chức đoàn thể của ta chuyển ra hoạt động hợp pháp. - Tháng 07/1960, ta mở chiến dịch Hoài Đức-Bắc Ruộng và thắng lợi có ý nghĩa bước ngoặc cho phong trào chống Mỹ-ngụy ở miền Nam. - Ngày 12/10/1962, hội nghị tỉnh ủy Bình Thuận đã họp bàn thành lập Mặt trận giải phóng miền Nam của tỉnh. 2.Nhân dân Bình Thuận phá tan các chiến lược chiến tranh của Mỹ-Ngụy: a.Trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”: - Địch gom dân trên quốc lộ 1 và quốc lộ 28, nhằm đánh bật lực lượng của ta ra khỏi Tam Giác à ta vẫn kiên quyết bám đất sản xuất, chi viện cho cách mạng. - Ngày 04/08/1962, ta đánh Chi khu Hàm Tân à căn cứ của ta vẫn được giữ vững. - 1962-1963 học sinh, thanh niên Phật tử đấu tranh chính trị phản đối chính quyền Diệm. - 1964, địch lập “Biệt khu Bình Lâm”, rải chất độc hóa học,à nhiều ấp chiến lược bị ta phá, nối vùng giải phóng của Hoài Đức-Tánh Linh với ĐNB và Tây Nguyên. b.Trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”: - Tháng 11/1965, quân Mỹ đến Bình Thuận, chúng mở liên tục các đợt tấn công à ta tấn công tiêu diệt địch ở Hoài Đức-Tánh Linh, là trận đánh mở đầu thắng Mỹ tại Bình Thuận. - 1966, tiểu đoàn 482 tấn công tiêu diệt địch trên quốc lộ 28 và địa bàn Hàm Thuận gây cho chúng nhiều thiệt hại. - Phong trào đấu tranh chính trị và công tác binh vận đạt nhiều kết quả ở Phan Thiết, Tuy Phong. - Từ 1966 đến 1967, ta tổ chức nhiều đợt tấn công địch ở khắp các huyện trong tỉnh, tiêu biểu là trận tập kích vào Chi khu Duồng, Bàu Ốc (1967). - Mùng 3 tết Mậu Thân 1968, ta tấn công Phan Thiết và đã chiếm được nhiều vị trí quan trọng trong thành phố, giải thoát cho hơn 700 cán bộ, đồng bào bị địch giam giữ. c.Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”: - Mỹ-Thiệu thực hiện chương trình “Bình định nông thôn” tăng cường các hệ thống đồn bót, lô cốt - Đấu tranh quân sự: +22/02/1969, ta tấn công Căng ESEPIC. +Phong trào bắn rơi máy bay Mỹ, săn diệt xe cơ giới. -Đấu tranh chính trị: +Để tang Bác Hồ, lập bàn thờ Bác ngay trong vùng địch tạm chiếm. +Học sinh và thanh niên Phật tử Phan Thiết biểu tình chống Mỹ-Thiệu, tổ chức sinh hoạt chính trị “Hát cho đồng bào tôi nghe”. 3.Tích cực tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam 1975: - Sau Hiệp định Pari 1973 địch vẫn tăng cường đánh phá vùng giải phóng của ta. - 1974, ta đẩy mạnh đấu tranh chính trị đạt nhiều kết quả. - Ngày 10/12/1974, ta mở chiến dịch Hoài Đức-Tánh Linh à 24/12, Tánh Linh là địa phương đầu tiên của Bình Thuận được giải phóng. - Ngày 16 đến 23/03/1975 huyện Hoài Đức được giải phóng. - Ngày 08/04/1975 ta tấn công Chi khu Thiện Giáo và giải phóng Ma Lâm. - Từ 17 đến 18/04/1975 ta giải phóng Tuy Phong, Hòa Đa, Phan Lý, Hải Ninh và vượt cầu Phú Long tấn công vào Phan Thiết. - Ngày 19/04/1975, ta giải phóng Phan Thiết. - Ngày 23/04/1975, ta giải phóng Bình Tuy và làm chủ thị xã La Gi. - Ngày 27/04/1975, giải phóng đảo Phú Quý. => Từ 16/03 đến 27/04/1975 quân dân Bình Thuận đã giải phóng hoàn toàn quê hương, góp phần cùng cả nước đại thắng Mùa Xuân 1975 thống nhất đất nước. IV.Bình Thuận từ 1975 đến năm 2000: 1.Bình Thuận năm đầu sau giải phóng: - Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục cầu cống, đường giao thông, ổn định nơi ăn chốn ở cho nhân dân. - Thực hiện người cày có ruộng, khôi phục nghề cá và các cơ sở thủ công nghiệp. - Tiến hành cải tạo XHCN, nhà nước thống nhất quản lý và phân phối hàng hóa. - Văn hóa, giáo dục, y tế được khôi phục. => Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiếp quản, ổn định kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng sau giải phóng. 2.Bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội trên quê hương Bình Thuận (1975-1985): - Ngày 20/12/1975 Bình Thuận, Bình Tuy, Ninh Thuận hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải. - Ngày 25/04/1976 bầu quốc hội khóa VI, Bình Thuận có 9 đại biểu trúng cử. Chính quyền các cấp cũng được thành lập. - Khó khăn: +Mỹ cấm vận, lôi kéo vượt biên trái phép, các tổ chức phản động chống phá chính quyền cách mạng. +Chiến tranh biên giới, lũ lụt, hạn hán, mất mùa đói kém. - Biện pháp khắc phục: +Coi trọng đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, xây dựng hợp tác xã, di dân xây dựng vùng kinh tế mới. +Tập trung vốn đầu tư cho ngành công nghiệp và thủy lợi, đưa ngư dân vào làm ăn tập thể. +Ưu tiên xóa nạn mù chữ. +Mở nhiều đợt truy quét, xóa sổ các tổ chức phản động, giữ vững an ninh chính trị. - Từ 16 đến 23/10/1979 đại hội tỉnh Đảng bộ Thuận Hải lần thứ II được triệu tập. - Từ 03 đến 07/03/1983 đại hội tỉnh Đảng bộ Thuận Hải lần thứ III được triệu tập. 3.Bình Thuận thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1986-2000: - Từ 13 đến 18/10/1986 đại hội tỉnh Đảng bộ Thuận Hải lần thứ IV được triệu tập, cơ chế khoán 10 được triển khai, chuyển sang kinh tế thị trường. - Tỉnh dành 63% tổng vốn ngân sách để đầu tư các công trình trọng điểm, thủy lợi Sông Quao được đầu tư. - Ngày 26/12/1991 tái lập tỉnh Bình Thuận, các công trình thủy lợi được xây dựng thêm, nông-lâm-hải sản tăng bình quân 11,87%. - Cây công nghiệp và cây thanh long phát triển mạnh. Hoạt động kinh tế đối ngoại có chuyển biến. - Văn hóa, giáo dục, y tế phát triển. Năm 1993 thành lập trường dân tộc nội trú tỉnh. - Công tác xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa được coi trọng và toàn xã hội tham gia. - Bước vào thế kỷ XXI, Bình Thuận phát triển mạnh về du lịch, cây thanh long xuất khẩu cũng tạo được thương hiệu. Xuất hiện một số công trình mới như thủy điện, khai thác đầu khí, => Từ khi đổi mới, Bình Thuận ngày càng phát triển và có cơ hội vươn xa, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn.
File đính kèm:
- Lich_su_dia_phuong__Lich_su_Binh_Thuan_tu_1954_den_2000_20150726_021553.doc