Giáo án Lịch sử địa phương - Bài: Đất và người Kinh Môn

I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Học sinh tìm hiểu về tên gọi, vị

trí địa lí, quá trình thay đổi địa giới hành chính, làng - xã của huyện Kinh Môn.

- HS biết tên huyện qua các thời kì lịch sử; vị trí địa lí, quá trình thay đổi địa giới hành chính , làng - xã tình hình phát triển các ngành kinh tế, truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước (Từ thế kỉ I đến thế kỉ XIX).

- HS trân trọng và tự hào về quê hương Kinh Môn.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bản đồ hành chính huyện Kinh Môn (Phóng to)

- Tranh ảnh minh hoạ: Tượng đài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

- HS sưu tầm những câu ca dao, bài thơ ca ngợi quê hương.

 

doc30 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử địa phương - Bài: Đất và người Kinh Môn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tiền sử và Hải Dương qua các triều đại phong kiến.
- HS nắm được đặc điểm chính của Hải Dương trong thời tiền sử và Hải Dương qua các triều đại phong kiến.
- HS thêm yêu mến quê hương, đất nước.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm chính của địa hình Hải Dương?
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp
b- HDHS tìm hiểu bài:
1) Hải Dương thời tiền sử:
- GV cung cấp sơ lược một vài đặc điểm chính của Hải Dương qua từng thời kì:
+ Thời kì đồ đá: cách Hải Dương không xa, dù chưa tìm thấy di tích khảo cổ để chứng minh thì chúng ta cũng có thể kết luận địa bàn HD cũng trong vùng văn hoá này.
+ Thời kì đồ đồng: Con người đã đến cư trú ở vùng đất Hải Dương trải dài trên diện rộng. Nhiều di chỉ khảo cổ còn đến ngày nay: Tại di chỉ đồi Thông (xã Lê Ninh - KM người ta tìm thấy nhiều hiện vật được làm từ đồng như: vũ khí, đồ dùng sinh hoạt; tại thôn Hàm ếch - xã Cộng Hoà - Chí Linh, đã phát hiện ra hai chiếc mai đá nhưng là sản phẩm của thời kì đồ đồng ...
+ Thời đại văn hoá Đông Sơn để lại nhiều dấu tích ở cùng đồng bằng của HD.
KL: Qua các di khảo cổ có thể chứng minh rằng vùng Hải Dương là một trong những cái nôi của loài người; đến thời đại đồ đồng, nền văn hoá của cư dân nơi đây đã phát triển rực rỡ.
2- Hải Dương qua các triều đại phong kiến:
?:Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc và gần một nghìn năm xây dựng quốc gia phong kiến tự chủ, lịch sử Hải Dương đã diễn ra như thế nào?
- HS suy nghĩ, trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung:
+ Lịch sử Hải Dương đã đồng hành cùng lịch sử dân tộc. Cùng với toàn dân tộc, người dân Hải Dương đã khẳng định vị trí, vai trò của mình trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước.
+ Do đặc điểm vị trí địa lí, chính trị, kinh tế, văn hoá nên địa bàn Hải Dương đã từng diễn ra nhiều cuộc chiến đấu hào hùng của dân tộc chống giặc phương Bác cũng như phong trào nông dân chống các thế lực phong kiến đàn áp. Do vậy, trên mảnh đất này đã ghi dấu ấn cua nhiều nhà chính trị, quân sự, văn hoá kiệt xuất.
3- Củng cố, dận dò: HS về nhà tìm hiểu về những nhân vật tiêu biểu của HD trong các phong trào đấu tranh chống giặc ngoaị xâm.
- Nhận xét giờ học.
LSĐP:
TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH GIÀNH VÀ BẢO VỆ 
NỀN ĐỘC LẬP DÂN TỘC, ĐẤU TRANH CHO TỰ DO DÂN CHỦ 
CỦA NHÂN DÂN HẢI DƯƠNG
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
- Học sinh tìm hiểu về truyền thống đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc, đấu tranh cho tự do dân chủ của nhân dân Hải Dương.
- HS nắm được một số nhân vật tiêu biểu trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân Hải Dương.
- HS yêu quý, học tập và làm theo tấm gương tiêu biểu đó.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Kiểm tra bài cũ:
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp
b- HDHS tìm hiểu bài:
1) HS thảo luận nêu một số tấm gương tiêu biểu mà các em đã tìm hiểu, sưu tầm được.
- Lần lượt từng học sinh trình bày bài đã chuẩn bị của mình.
- GV-HS nhận xét chung.
2) GV cung cấp thêm cho học sinh một số thông tin về những nhân vật tiêu biểu:
1.KhúcThừa Dụ (huyện Ninh Giang): Tài liệu trang 60
2. Phạm Cự Lượng (huyện Nam Sách): ông là hậu duệ thứ 17 cuả võ tướng Phạm Tu. Nhờ ở tài chí và dũng mãnh hơn người, ông đã có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân, sau lại giúp Lê Hoàn chống quân Tống thắng lợi năm 981.
3. Đoàn Thượng (Gia Lộc): Ông là võ tướng giỏi, có công lớn trong việc dẹp biến loạn cho nhà Lý, đời vua Lý Huệ Tông...
4. Trần Quốc Tuấn (Nam Định) (1226 - 1300): Là tôn thất Nhà Trần, con An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) ông là tướng giỏi đã 3 lần đánh tân quân Nguyên - Mông (1258; 1285; 1287 - 1288). Ông mất ngày 20-8 âm lịch.
5. Nguyễn Chế Nghĩa (1256 - 1332) (Gia Lộc): Tinh thông võ nghệ, ông mưu trí dũng cảm, nên quân Nguyên gọi ông là "thần tướng". Ông cùng với Phạm Ngũ Lão mang quân đuổi theo, chém được tướng giặc là Trương Quân ở Nội Bàng trong kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba...
6. Yết Kiêu (Gia Lộc): Là một gia thần của Trần Hưng Đạo. Ông tên là Phạm Hữu Thế. Ông có tài bơi lặn, ông là một trong 5 tuỳ tướng giỏi của Trần Hưng Đạo. Đền thờ ông ở làng Quát, Hội đền Quát được tổ chức long trọng vào ngày 15/8 âm lịch.
7. Trần Khắc Chung (Hiệp Sơn - Kinh Môn), ông tên thật là Võ Khắc Chung: Là tướng võ đời Trần, ông có công lớn giúp nhà Trần dựng nghiệp... Ôngcòn có công cứu Huyền Chân công chúa khỏi phải lên giàn thiêu. Ông được vua Trần cho mang họ Trần...
8. Đoàn Nhữ Hài (1280 - 1336) (GiaLộc): Là một danh nhân đời Trần...
9. Trần Khánh Dư (Chí Linh), mất năm 1339: Là danh tướng thiên vương đời Trần Nhân Tông...
10. Ngô Bệ (Kim Thành, mất năm 1360): Ông là lãnh tụ khỏi nghĩa nông dân kéo dài 16 năm (1344 - 1360), lấy núi Yên Phụ làm căn cứ. Đến năm 1360, triều đình đàn áp dữ dội, Ngô Bệ bị bắt và khởi nghĩa tan rã.
11. Lê Cảnh Tuân (Bình Giang): Ông có tài thơ văn lại có khí tiết, nổi tiếng là trung nghĩa...
12. Lê Quang Bí (còn gọi là Lê Quang Bôn), sinh năm 1506 (Quê Bình Giang): Ông đỗ tiến sĩ đời Lê, sau ông trở thành bề tôi nhà Mạc. Năm 1548, ông được cử đi sứ nhà Minh, vua Minh đoạ đày ông 18 năm không cho về, ông không quỵ luỵ và khuất phục...
13. Đinh Văn Tả (1599 - 1685) (TP Hải Dương): ông là người thông minh, khoẻ mạnh, dũng cảm phi thường, ông được Chú Trịnh trọng dụng và phong làm tướng...
14. Nguyễn Hữu Cầu (mất năm 1751) (Thanh Hà): Tài lực vô song. Bất mãn với tập đoàn Lê - Trịnh, năm 1731, ông tham gia khởi nghĩa của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ sau trở thành lãnh tụ của phong trào, chiếm lĩnh vùng Đồ Sơn, Vân Đồn. Ông chủ trương láy của cải của người giàu chia cho dân nghèo...
15. Đỗ Quang (1807 - 1866) (Gia Lộc): Ông đỗ cử nhân khoa Mậu Tý, làm quan tới chức Hàn Lâm viện trực học sĩ, ông cùng Trương Định đánh Pháp...
3- Củng cố, dận dò:
- HS nêu lại những nội dung chính vừa học.
- Nhận xét giờ học.
LSĐP:
TRUYỀN THỐNG KHOA BẢNG VÀ VĂN HIẾN HẢI DƯƠNG
(Tiết 1)
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
- Học sinh bước đầu tìm sơ lược về truyền thống khoa bảng, văn hiến Hải Dương.
- HS hiểu truyền thống khoa bảng và giáo dục Hải Dương. 
- Học sinh học tập và làm theo tấm gương hiếu học của ông cha ta.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Kiểm tra bài cũ:
Em hãy nêu một số tấm gương tiêu biểu trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân Hải Dương.
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp
b- HDHS tìm hiểu bài:
1) Lịch sử giáo dục Việt Nam:
?: Em hãy nêu hiểu biết về lịch sử giáo dục Việt Nam?
- HS trình bày, giáo viên- học sinh nhận xét bổ sung.
+ Năm 179 TCN dân tộc ta rơi vào thời kì Bắc thuộc, nước ta chịu sự ảnh hưởng của Trung Hoa về tư tưởng văn hoá. 
+ Nền giáo dục chính thống Việt Nam được hình thành và đi vào quy củ được tính từ mốc năm 1070. Sau khi rời đô về Thăng Long, nhà Lý cho lập đề thờ Khổng Tử . Năm 1075 Lý Thánh Tông cho mở khoa thi đầu tiên. Khoa thi cuối cùng tổ chức vào triều Nguyễn vào năm 1919.
2) Lịch sử giáo dục tỉnh Hải Dương:
?: Em hãy nêu hiểu biết của mình về lịch sử giáo dục tỉnh Hải Dương?
- HS nêu, GV-HS nhận xét, bổ sung.
+ Hải Dương có Văn miếu Mao Điền có từ thời Lê sơ. HD tự hào là một trong bốn địa phương có văn miếu hiện đang được bảo tồn và tôn tạo. Văn miếu Mao Điền khi mới xây dựng có tên là văn miếu trấn Hải Dương, gồm 3 gian chính phẩm và 5 gian bái đường.
+ Sĩ tử Hải Dương chiếm tỷ lệ lớn trong các sĩ tử được ghi tên bảng vàng. Hải Dương có 468 người đỗ Tiến sĩ trong tổng số 2898 Tiến sĩ của cả nước (chiếm 17%).
+ Huyện có nhiều tiến sĩ nho học nhất của tỉnh Hải Dương là huyện Nam Sách (125 người), làng có nhiều người đỗ tiến sĩ nhất là làng Mộ Trạch (xã Tân Hồng huyện Bình Giang ngày nay).
+ Số tiến sĩ nho học của các huyện như sau:
Nam Sách: 125 	Bình Giang: 101
Cẩm Giàng: 50	Gia Lộc: 45
Tứ Kỳ: 38	Chí Linh: 31
Thanh Hà: 29	Thanh Miện: 28
Kim Thành: 14	Ninh Giang: 10
Kinh Môn: 8	TP Hải Dương: 6
+ Xét về dòng họ, Hải Dương có một số dòng họ có truyền thống khoa bảng rất đa dạng rất đáng được trân trọng:
. Họ Vũ ở Mộ Trạch (xã Tân Hồng - huyện Bình Giang): ở Mộ Trạch có 42 người đỗ Tiến sĩ thì họ Vũ có 39 người.
. Họ Trần ở Điền Trì (xã Quốc Tuấn - Nam Sách): Họ Trần có 4 đời khoa bảng danh giá. Như: Trần Thọ, Trần Đào, Trần Cảnh, Trần Tiến.
. Họ Nhữ ở Hoạch Trạch (xã Thái Học - Bình Giang).
3- Củng cố, dận dò:
- HS nêu lại những nội dung chính vừa học.
- Nhận xét giờ học.
LSĐP:
TRUYỀN THỐNG KHOA BẢNG VÀ VĂN HIẾN HẢI DƯƠNG
(Tiết 2)
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
- Học sinh bước đầu tìm sơ lược về truyền thống khoa bảng, văn hiến Hải Dương.
- HS hiểu truyền thống khoa bảng và giáo dục Hải Dương. 
- Học sinh học tập và làm theo tấm gương hiếu học của ông cha ta.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu tên của Văn miếu tại Hải Dương, nêu tên một số dòng họ tiêu biểu của Hải Dương có truyền thống khoa bảng?
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp
b- HDHS tìm hiểu bài:
3) Một số danh nhân tiêu biểu về truyền thống khoa bảng của HD:
?: Em hãy nêu một số danh nhân tiêu biểu về truyền thống khoa bảng của tỉnh Hải Dương?
- GV, học sinh nhận xét, bổ sung.
1. Phạm Thị Trần(huyện Gia Lộc), sống vào thời Đinh - Lê: Là phụ nữ tài sắc hat hay múa giỏi, bà là ông tổ của nghệ thuật chèo.
2. Hàn Thuyên: (làng Thanh Lâm, phủ Nam Sách), ông đậu Thái học sinh, ông làm quan đến chức thượng thư.
3. Mạc Đĩnh Chi (làng Lũng Động, Chí Linh): người đỗ đầu khoa thi năm 1086. Mạc Đĩnh Chi đỗ trạng nguyên, ông làm quan đến chức Tả bộc xạ, ông là người nổi tiếng thông minh. Khi đi sức Trung Quốc trọng tài của ông, triều đình Trung Quốc cũng phong ông là Trạng nguyên. Vì vậy ông được nhân dân gọi là Lưỡng quốc Trạng Nguyên.
4- Đồng Kiên Cương (xã ái Quốc, Nam Sách): Là vị sư tổ thứ hai của thiền phái Trúc Lâm.
5- Chu Văn An: sinh ngày 25 tháng 8 năm 1292, xã Thanh Liệt- Thanh Trì - Hà Nội, ông là người học cao, biết rộng. Sau khi đỗ đạt ông đx mở trường dạy học. Học trò theo học ông rất đông, trong đó có nhiều người thành đạt như Lê Quát, Phạm Sư Mệnh. Đền thờ của ông tại Chí Linh...
6- Phạm Sư Mệnh (1303 - 1384) (xã phạm Mệnh - Kinh Môn): ÔNg là hậu duệ thứ 25 của Phạm Tu, con Phạm Tông Ngộ, cháu gọi Phạm Ngũ Lão bằng chú. Phạm Sư Mệnh là một trong học trò xuất sắc của Chu Văn An...
7- Tuệ Tĩnh: Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh (xã Cẩm Vũ - Cẩm Giàng): ông mồ côi cha mẹ năm 6 tuổi. Sau khi cha mẹ mất ông được nhà sư chùa Giám nuôi dạy. Đến năm 22 tuổi ông thi đậu Thái học sinh. Sau khi đỗ ông không ra làm quan mà đi tu, làm thuốc. Ông mất tại Giang Nam - Trung Quốc. Ông được coi là ông tổ của ngành y dược Việt Nam, chưa bệnh bằng cây dược liệu.
8- Nguyễn Phi Khanh (tên thật là Nguyễn Ưng Long (xã Cộng Hoà - huyện Chí Linh): ông xuất thân trong gia đình nghèo, nhưng cótài thơ văn từ nhỏ, ông đỗ Thái sọc sinh năm mới 19 tuổi.
9- Nguyễn Trãi (1380-1442) quê Chi Ngại xã Cộng Hoà - Chí Linh: Tuổi thơ ông chủ yếu sống ở quê ngoại (Thường Tín - Hà Tây). Năm 1400 ông đỗ Thái học sinh. ÔNg tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, làm quân sư giúp Lê Lợi chiến thuật, sách lược và soạn thư từ địch vận, lo việc bang giao. Ông được vua tin dùng. Ông đã phải chịu sự oan khiên thảm khốc "tru di tam tộc"., là bi kịch lớn của thời đại. UNESCO đã công nhận ông là danh nhân văn hoá Thế giới.
10- Lương Như Hộc (xã Tân Hưng, Gia Lộc), làm qan thơi Lê, công lao lớn nhất của ông là mang nghề khắc ván in duy nhất...
11- Nguyễn Đại Năng (Hiệp An - Kinh Môn): ông là danh sĩ, đồng thời là nhà châm cứu xuất sắc đời nhà Hồ...
12- Nguyễn Dữ
13- Nguyễn Thị Duệ
14- Phạm Đình Hổ
15- Nguyễn Công Hiến
(Tài liệu tranh 80,81,82)
3- Củng cố, dận dò:
- HS nêu lại một số danh nhân tiêu biểu về truyền thống khoa bảng , văn hiến của tỉnh Hải Dương.
- Nhận xét giờ học.
LSĐP:
TRUYỀN THỐNG SÁNG TẠO TRONG 
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI HẢI DƯƠNG
(Tiết 1)I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
- Học sinh tìm hiểu sơ lược về truyền thống sáng tạo trong hoạt động sản xuất của người Hải Dương.
- HS nắm được một số ngành nghề truyền thống về hoạt động sản xuất sáng tạo của người Hải Dương.
- HS yêu mến, học tập truyền thống lao động sản xuất sáng tạo của người Hải Dương.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Kiểm tra bài cũ:
?: Em hãy nêu một số danh nhân tiêu biểu về truyền thống khoa bảng của tỉnh Hải Dương?
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp
b- HDHS tìm hiểu bài:
* HDHS lần lượt tìm hiểu một số làng nghề truyền thống của Hải Dương.
1- Khắc ván in ở Hồng Lục, Liễu Tràng (Thuộc xã Tân Hưng, huyện Gia Lộc): Ông tổ của nghề là Thám hoa Lương Như Hộc. Các nghệ nhân ở đây không chỉ khắc chữ mà còn khắc cả tranh. Cácn ghệ nhânHồng Lục, Liễu tràng toả đi khắp nơi làm nghề khắc dấu.
2- Trạm khắc đá Kính Chủ (xã Phạm Mệnh huyện Kinh Môn):
- Là nơi có truyền thống khắc đá lâu đời. Tác phẩm còn lại ngày nay là tấm bia lưu bút tích của Phạm Sư Mệnh khắc vào năm 1369 triều Trần ở động Kính Chủ. Các công trình lớn còn lại là sản phẩm của thợ đá Kính Chủ có thể kể: Thành nhà Hồ ở Thanh Hoá, chùa Côn Sơn ở Chí Linh ... Đến nay, nghề khắc đá ở Kính Chủ đã mai một, không còn duy trì và phát triển nữa.
3- Gốm sứ ở Chu Đậu (Nam Sách):
- Di tích chu đậu được phát hiện vào tháng 8 năm 1983 (ở dưới tầng đất 2m). Trình độ làm gốm độc đáo, nghệ thuật sáng tạo. Các hoa văn trên gốm Chu Đậu phản ánh sinh động thiên nhiên, cuộc sống của người dân đồng bằng sông Hồng.. Sau chiến trang Trịnh - Mạc, gốmChu Đậu tàn lụi, thất truyền. Thời gian gần đây nghề gốm đang được khôi phục lại.
4- Đũi Thông (xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện):Làng ngày xưa nổi tiếng trong vùng với nghề dệt vải. Nổi tiếng nhất vẫn là mặt hàng đũi. Đũi cũng dệt bằng tơ tằm, nhưng lấy từ kéntằm già(nhộng) đã lột thành bướm, cắn tổ chui ra và là những lõi kén lấy hết tơ nõn. Ngày nay công nghệ dệt hiện đại đã lấn át, nghề dệt cổ truyền, làng nghề mai một dần.
5- Chỉ Phù Khê (xã Thái Học huyện Bình Giang): Nghề se chỉ ở Phù Khê có từ thới Trần và đã qua 7 thế kỉ tồn tại và phát triển, Lúc phồn thịnh hầu như nhà nào cũng làm nghề. Có hai loại chính là chỉ phục vụ cho gia công lược bí của Hoạch Trách và chỉ khâu.
6-Lược Vạc (xã Thái Học huyện Bình Giang): Nghề lược ở đây do tiến sĩ Nhữ Đình Hiền cùng vợ là Lý Thị Hậu, trong một lần đi sứ Trung Quốc học được về dạy cho dân làng. 
Lược Vạc (lược bí) là loại lược làm bằng tre, nẹp sơn then, răng nhỏ, hom lược được làm bằng xương được gia công trắng bóng.
7- Bột lọc Quý Dương (xã Tân Trường huyện Cẩm Giàng): Dụng cụ làm bột rất đơn giản, bao gồm các dụng cụ giã, lọc và phơi. Nguyên liệu làm bột là gạo nếp hoặc gạo tẻ, thuộc loại gạo tốt. Sau khi gạo được giã trắng, làm sạch đưa vào ngâm nước khoảng 2 giờ cho gạo mềm ra. Sau đó giã gạo thành bột mịn. Tiếp đó dùng lá vông vang làm nguyên liệu để lọc bột. Bột làm nguyên liệu để làm bánh hoặc dùng để hồ các loại vải.
8- Bánh đậu xanh (Hải Dương): Sản phảm làm bánh đậu xanh chính là sản phẩm nông nghiệp (đậu xanhm đường kết tinh, mỡ lợn, tinh dầu hoa bưởi. Bốn nguyên liệu trên được tinh lọc, pha chế và làm theo một quy trình sản xuất độc đáo làm nên hương vị đặc trưng riêng của bánh đậu xanh. Các thương hiệu nổi tiếng như: Bảo Hiên, Cự Hương, Mai Phương, Mai Hoa.. với nhãn hiệu Rồng Vàng. Là mặt hàng truyền thống phát triển mạnh mẽ nhất ở Hải Dương. Hiện nay ở HD có khoảng trên 50 cơ sở sản xuất bánh đậu xanh,có doanh nghiệp thu về trên 10 tỷ đồng doanh thu mỗi năm.
3- Củng cố, dặn dò:
- Em hãy nêu lại một số ngành nghề truyền thống của Hải Dương
- Nhận xét giờ học.
LSĐP:
TRUYỀN THỐNG SÁNG TẠO TRONG 
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI HẢI DƯƠNG
(Tiết 2)
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
- Học sinh tìm hiểu sơ lược về truyền thống sáng tạo trong hoạt động sản xuất của người Hải Dương.
- HS nắm được một số ngành nghề truyền thống về hoạt động sản xuất sáng tạo của người Hải Dương.
- HS yêu mến, học tập truyền thống lao động sản xuất sáng tạo của người Hải Dương.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Kiểm tra bài cũ:
Em hãy nêu hiểu biết của em về nghề truyền thống sản xuất bánh đậu xanh của Hải Dương.
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp
b- HDHS tìm hiểu bài:
HDHS tìm hiểu tiếp một số ngành nghề truyền thống của tỉnh Hải Dương.
9) Rượu Phú Lộc:
- Rượu được chưng cất bằng phương pháp thủ công, xưa kial àng nào cũng có. Nổi tiếng có rượu Vân (Bắc Ninh), Chung Xá (Hưng Yên), Phú Lộc (Hải Dương). Rượu Phú Lộc được đặc tả như sau: rượu trong suốt, tinh khiết, có mùi thơm đặc biệt, uống ngọt giọng, không xốc, nồng độ cao 50-60 độ. Rượu rót ra có thể châm lửa cháy, dùng ngâm thuốc rất tốt.
10- Bánh gai Ninh Giang:
- Đầu thế kỉ XX, thị trấn Ninh Giang là một đô thị sầm uất, buôn bán tấp nập. Bánh gai Ninh Giang có từ lâu đời, là sản phẩm độc nhất vô nhị, chỉ ở Ninh Giang mới có. Thành phần bánh gai: gạo nếp, lá gai, đỗ xanh, đường kính, cùi dừa, mỡ lợn, vừng, hạt sen, bí đao. Bánh được gói bằng lá chuối khô... Mặt hàng bánh gai Ninh Giang đang phát triển.
11- Bún Đông Cận (xã Tân Tiến, huyện Gia Lộc): Nguyên liệu làm bún là gạo, dụng cụ làm bún khá đơn giản: vại to, cối giã, khuôn, túi lọc.. Bún ngon nhờ kĩ thuật làm và cách chọn gạo. Nhu cầu sử dụng bún trên thị trường ngày nay rất lớn, nghề làm bún truyền thống ở Đông Cận vì vậy không ngừng phát triển.
12- Lò vịt Đông Phan (làng Đông Phan huyện Thanh Hà): Từ thế kỉ XIX đã có nghề ấp trứng vịt. Ngày nay, nghề cổ truyền xưa vẫn được duy trì và phát triển, không chỉ cung cấp vịt con cho chăn nuôi mà còn cung cấp trứng vịt lộn cho thị trường, là một món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng được người dân quen dùng.
13- Thêu Xuân Nẻo (xã Hưng Đạo huyện Tứ Kì): Sản phẩm thêu Xuân Nẻo rất phong phú, đa dạng, thêu hoa văn hoạ tết, trang trí trên gối, áo, thêu tranh, đồ thờ, ... Mặt hàng còn được xuất khẩu sang các nước châu Âu, Nhật Bản.
14- Gốm Quao (xã Phú Điền huyện Nam Sách): Sản phẩm gốm Quao thuộc dòng gốm không men, đáp ứng nhu cầu của người dân như chum, vại, nồi. Ngày nay làng nghề chỉ còn vài cơ sở sản xuất cầm chừng, làng gốm xưa đang đi vào dĩ vãng.
15- Gốm Cậy (xã Long Xuyên huyện Bình Giang): Cậy được xem như một làng điển hình về làng nghề gốm cổ truyền. Địa thế làng ven sông thuận tiện cho chuyên chở hàng đi các nơi. Sản phẩm gốm khá đa dạng: bát, đĩa, bình, chum, vại, gạch, ngói dạng cổ. Hiện nay nghề gốm vẫn được duy trì, tuy không thịnh đạt như xưa. Cậy không cao sang, mĩ miều nhưng thiết thực, rẻ tiền, đậm chất thôn dã.
16- Kim hoàn Châu Khê (xã Thúc Kháng huyện Bình Giang): Sử sách từng ghi 3 trung tâm sản xuất cácmặt hàng mĩ nghệ vàng bạc là Châu Khê (Hải Dương), Đồng Xâm (Thái Bình), Định Công (Hà Đông). Người dân các làng nghề xưa dã lên kinh thành Thăng Long lập nên phó Hàng Bạc, để lại nhiều dấu tích đến ngày nay.
3- Củng cố, dặn dò:
- HS nêu một số hiểu biết của một làng nghề truyền thống mà em yêu thích.
- Nhận xét giờ học.
LSĐP:
THỰC TRANG GIÁO DỤC TIỂU HỌC HẢI DƯƠNG
PHẦN I: QUY MÔ PHÁT TRIỂN
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
- Học sinh tìm hiểu sơ lược về thực trạng giáo dục tiểu học Hải Dương.
- HS nắm được quy mô phát triển về giáo dục tiểu học ở Hải Dương.
- HS có ý thức học tập tốt.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên (105)
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Kiểm tra bài cũ:
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp
b- HDHS tìm hiểu bài:
1- Quy mô phát triển giáo dục Tiểu học tỉnh Hải Dương:
* Năm học 2006 - 2007:
?: Em hãy nêu một số hiểu biết của em về quy mô phát triển giáo dục tiểu học của tỉnh nhà (số trường, số lớp, số lớp học 2 buổi ngày, ...)?
HS có thể nêu, nếu HS không nắm được giáo viên cung cấp cho HS biết một số thông tin sau:
- Số trường Tiểu học: 279 trường. Số lớp: 4047. 
- Cơ sở vật chất: 
. Số phòng học: 4092 (phòng học kiên cố cao tầng: 3365; cấp 4: 727)
. Công trình nước sạch: 279; công trình vệ sinh cho GV,HS: 279
- 100% các xã có trường Tiểu học. Số trường tổ chức học 2 buổi/ngày ở các lớp thay sách là 100%.
- Có 224 trường dạy môn tự chọn ngoại ngữ (học sinh học từ lớp 3).
- Số giáo viên được đào tạo chuyên âm nhạc: 168, Mĩ thuật 169; Thể dục 66; Ngoại ngữ: 213.
- Số học sinh kh

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_dia_phuong_bai_dat_va_nguoi_kinh_mon.doc
Giáo án liên quan