Giáo án Lịch sử bài 25: Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789)
Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
- Sauk hi lật đổ chính quyền nhà Nguyễn, đánh tan quân xâm lược Xiêm, làm chủ toàn bộ vùng đất Đàng Trong, Nguyễn Huệ đã kéo quân ra Bắc để lật đổ chính quyền họ Trịnh, làm chủ Thăng Long, giao quyền cai trị Đàng Ngoài cho vua Lê, nhưng Lê Chiêu Thống hèn nhát đã cầu cứu nhà Thanh. Thế là giặc Thanh xâm lược nước ta. Một lần nữa Nguyễn Huệ lại kéo quân ra Bắc để đánh đuổi giặc Thanh, giữ yên bờ cõi.
Trường: Đại học Thủ Dầu Một Lớp: C12TH03 GVHD: Cô Đặng Thị Thu Hòa Người dạy: Nguyễn Huỳnh Ái Phương Nguyễn Thị Phương Linh Ngày dạy: 26/11/2014 Môn: Lịch sử KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: LỊCH SỬ BÀI 25: Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789) I. MỤC TIÊU: 1.Kiế thức: - Dựa vào lươc đồ, tường thuật sơ lược về việc Quang Trung đai phá quân Thanh, chú ý các trận tiêu biểu: Ngọc Hồi, Đống Đa. + Quân Thanh xâm lược nước ta, chúng chiếm Thăng Long; Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, hiệu là Quang Trung, kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh. + Ở Ngọc Hồi, Đống Đa quân ta thắng lớn; quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn, bỏ chạy về nước. + Nêu công lao của Nguyễn Huệ-Quang Trung: đánh bại quân xâm lược Thanh, bảo vệ nền độc lập của dân tộc. 2.Kĩ năng: - HS thuật lại được diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh theo bản đồ. 3.Thái độ: - Cảm phục tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn. - Tự hào dân tộc, kính trọng, biết ơn các anh hùng dân tộc II. Đồ dùng dạy-học: - Lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789 - Phiếu học tập của học sinh - SGK. III. Các hoạt động dạy-học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long. - Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì? - Trình bày kết quả nghĩa quân Tây Sơn ra Thăng Long. - GV nhận xét. 2. Dạy bài mới: a/ Giới thiệu bài: - Sauk hi lật đổ chính quyền nhà Nguyễn, đánh tan quân xâm lược Xiêm, làm chủ toàn bộ vùng đất Đàng Trong, Nguyễn Huệ đã kéo quân ra Bắc để lật đổ chính quyền họ Trịnh, làm chủ Thăng Long, giao quyền cai trị Đàng Ngoài cho vua Lê, nhưng Lê Chiêu Thống hèn nhát đã cầu cứu nhà Thanh. Thế là giặc Thanh xâm lược nước ta. Một lần nữa Nguyễn Huệ lại kéo quân ra Bắc để đánh đuổi giặc Thanh, giữ yên bờ cõi. - Bài học lịch sử hôm nay sẽ giúp các em phần nào tái hiện lại cuộc chiến đấu ác liệt của vua Quang Trung với 29 vạn quân. Vậy để biết được cuộc chiến đó diễn biến ra sao thì chúng ta cùng tiềm hiểu qua bài “ Quang Trung đại phá quân Thanh( năm 1789)” b/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt đông 1: Nguyên nhân Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh. - Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu lí do vì sao Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc. Để tìm hiểu điều này, cô yêu cầu 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm 3 dòng đầu trong SGK - Vì sao Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc? - Vậy thì tại sao quân Thanh lại sang xâm lược nước ta? - Khi quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đã làm gì? - Việc Quang Trung lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa gì? - Giáo viên nhận xét và chốt lại: Cuối năm 1788, vua Lê Chiêu Thống đã cho người sang cầu viện nhà Thanh để đánh lại nghĩa quân Tây Sơn. Mượn cớ này, nhà Thanh đã cho 29 vạn quân do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu kéo sang xâm lược nước ta. Trước tình hình đó, Nguyễn Huệ liền lên ngôi hoàng đế, hiệu là Quan Trung, kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh. Chuyển ý: Sau khi lên ngôi, ông đã chỉ huy hành quân ra Bắc như thế nào? Tấn công giặc ra sao? Kết quả như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp. Hoạt động 2: Diễn biến trận Quan Trung đại phá quân Thanh. - Cho học sinh làm việc theo nhóm 4: Đọc phần còn lại trong bài và quan sát hình trong SGK, hoàn thanh vào phiếu sau và tường thuật lại diễn biến của phần nhóm mình - Nhóm 1: Các em hãy đọc đoạn “ Đêm mồng 3.sợ xin hàng” và hãy cho cô biết thời gian, diễn biến và kết quả của trận Hà Hồi - Nhóm 2,3: Các em hãy đọc đoạn “ Mờ sáng mồng 5phục kích tiêu diệt” và cho cô biết thời gian, diễn biến và kết quả của trận Ngọc Hồi. - Nhóm 4: các em hãy đọc “ cũng vào mờ sáng .chạy về phương Bắc” và hãy cho cô biết thời gian, diễn biến và kết quả của trận Đống Đa. - Yêu cầu học sinh thuật lại diễn biến sự kiện Quan Trung đại phá quân Thanh bằng lời. - Giáo viên nhận xét và tuyên dương những học sinh trình bày tốt. Hoạt động 3: Lòng quyết tâm đánh giặc và sự mưu trí của vua Quan Trung. - Yêu cầu học sinh đọc trong SGK, hỏi: + Nhà vua phải hành quân từ đâu để đến Thăng Long? + Thời điể để nhà vua chọn đánh giặc là thời điểm nào? + Trận Ngọc Hồi, nhà vua đã cho quân tiến vào đồn giặc bằng cách nào? + Theo em, vì sao quân ta thắng được 29 vạn quân Thanh. - Giáo viên kết luận: Vì quân ta đoàn kết một lòng đánh giặc lại có nhà vua sang suốt chỉ huy nên đã giành đại thắng. Trưa mùng 5 Tết, vua Quang Trung ngồi trên lưng voi, áo bào xạm đen khói sung, đi đầu đại quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa muôn ngàn tiếng reo hò: Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến, Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh. 4. Củng cố - Dặn dò - Cho học sinh đọc lại ghi nhớ - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau: “Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung. - Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn. - Làm chủ được Thăng Long lật đổ họ Trịnh, giao quyền cai quản Đàng Ngoài cho vua Lê. - Học sinh lắng nghe - Vì quân Thanh xâm lược nước ta - Vì vua Lê Chiên Thống sang cầu cứu nhà Thanh. - Lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung, chuẩn bị ra Bắc đánh quân Thanh - Việc Nguyễn Huệ lên ngôi là cần thiết vì trước hoàn cảnh đất nước lâm nguy cần có người đứng đầu lãnh đạo nhân dân, tạo thêm niềm tin cho nhân dân. - Học sinh đọc, trao đổi và hoàn thành phiếu học tập, sau đó trình bày. - Trận Hà Hồi Thời gian: Đêm mồng 3 Tết năm Kỉ Dậu (1789). Diễn biến: Quân ta vây kín đồn Hà Hồi, Quang Trung bắc loa gọi. Tướng sĩ dạ rầm trời. Kết quả: Quân Thanh trong đồn hoảng sợ xin hàng. Trận Ngọc Hồi Thời gian: Đêm mồng 5 Tết Diễn biến: Quân ta ghép các mảnh ván thành tấm lá chắn, lấy rơm dấp nước quấn ngoài, rồi cứ 20 người một tấm tiến lên. Vua Quang Trung cưỡi voi chỉ huy. Tới sát cửa đồn, quân ta bỏ lá chắn xông vào như vũ bão. Kết quả: Quân giặc chết nhiều vô kể. Đồn Ngọc Hồi bị mất, tàn quân Thanh bỏ chạy về phía Thăng Long, bị quân ta phục kích tiêu diệt. - Trận Đống Đa Thời gian: Mờ sáng mồng 5 Tết Diễn biến: Quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa(Hà Nội). Kết quả: Tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử. Xác giặc chất thành gò đống. Tôn Sĩ Nghị nhận được tin báo, hoảng sợ cùng đám tàn quân vượt qua sông Hồng chạy về phương Bắc. - 2 học sinh thuật lại diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh, Cả lớp nhận xét và bổ sung. - Học sinh đọc, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: + Đi bộ từ Nam ra Bắc, đó là chặng đường gian nan nhưng họ quyêt tâm đi. + Chọn đúng Tết Kỉ Dậu, nhà vua cho quân ăn Tết trước. + Cho ghép các mảnh ván rồi lấy rơm dấp nước quấn ngoài, vì rơm ướt khiến địch không thể dùng lửa đánh ta. + Vì quân ta đoàn kết lại có nhà vua chỉ huy giỏi. - 2 học sinh đọc, cả lớp theo dõi.
File đính kèm:
- lich_su_20150726_022228.docx