Giáo án Lịch sử 9 tuần 28: Lịch sử địa phương Lâm Đồng trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954)

1/ Xây dựng căn cứ, củng cố lực lượng, tiến hành kháng chiến :

Uỷ ban kháng chiến hai tỉnh tập trung củng cố bộ máy cơ quan lãnh đạo cấp tỉnh, tổ chức các đơn vị vũ trang, đồng thời bố trí một số cán bộ, chiến sĩ trở về hoạt động trong vùng địch kiểm soát. Tại Ðà Lạt và dọc đường 11, các đội trinh sát bám sát đồng bào để tuyên truyền cuộc kháng chiến, chống mọi luận điệu xuyên tạc của địch.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 6418 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 tuần 28: Lịch sử địa phương Lâm Đồng trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 28 Ngày soạn: /03/2015
Tiết 36 Ngày dạy: /03/2015
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG LÂM ĐỒNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945- 1954)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 1. Kiến thức: HS cần nắm:
- Công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945- 1954).
- Nét chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Lâm Đồng.
 2. Thái độ: Thấy được công ơn to lớn của những người đã làm nên lịch sử , xây dựng cho các em niềm tin tưởng tuyệt đối vào lịch sử nước nhà.
 3. Kỹ năng: HS biết phân tích, nhận định và đánh giá.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:: tài liệu nói về Lâm Đồng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
2. Học Sinh: tìm hiểu về Lâm Đồng (1945- 1954).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ: ( 2 phút)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Giới thiệu bài mới: ( 1 phút)
 Lớp 8 chúng ta đã tìm hiểu lịch sử Lâm Đồng trong giai đoạn 1930- 1945. Vậy từ 1945- 1954, lịch sử Lâm Đồng có những gì nổi bật ? Nhân dân Lâm Đồng xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng như thế nào ? Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lâm Đồng ra sao?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1 : Tìm hiểu công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945- 1954): ( 19 phút)
GV dẫn dắt : Sau khi giành được chính quyền, Mặt trận Việt Minh và Uỷ ban nhân dân hai tỉnh Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng đã có nhiều nỗ lực thực hiện những nhiệm vụ nhằm bảo vệ chính quyền cách mạng, từng bước ổn định đời sống nhân dân, giữ gìn trật tự trị an.
GV giảng cho HS nghe về việc nhân dân Lâm Đồng cây dựng căn cứ, củng cố lực lượng tiến hành kháng chiến.
HS lắng nghe.
GV trình bày về việc thành lập ban cán sự Đảng tỉnh Lâm Viên và tỉnh Đồng Nai Thượng.
HS lắng nghe.
GV giảng về sự thành lập tỉnh Lâm Đồng.
HS lắng nghe.
GV chốt lại, chuyển ý.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vài nét về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lâm Đồng : ( 19 phút)
H : Vì sao ta và Pháp mở Hội nghị trù bị ở Đà Lạt?
HS trả lời.
GV giảng giải. 
GV trình bày một số sự kiện chính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Lâm Đồng.
HS lắng nghe.
GV giáo dục HS về sự hi sinh anh dũng của bộ đội Lâm Đồng.
GV chốt lại.
I/ Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945- 1954): 
 Ngày 6-1-1946, nhân dân hai tỉnh Lâm Viên, Ðồng Nai Thượng cùng với nhân dân cả nước tiến hành tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
1/ Xây dựng căn cứ, củng cố lực lượng, tiến hành kháng chiến : 
Uỷ ban kháng chiến hai tỉnh tập trung củng cố bộ máy cơ quan lãnh đạo cấp tỉnh, tổ chức các đơn vị vũ trang, đồng thời bố trí một số cán bộ, chiến sĩ trở về hoạt động trong vùng địch kiểm soát. Tại Ðà Lạt và dọc đường 11, các đội trinh sát bám sát đồng bào để tuyên truyền cuộc kháng chiến, chống mọi luận điệu xuyên tạc của địch.
2/ Thành lập ban cán sự Đảng tỉnh Lâm Viên và tỉnh Đồng Nai Thượng :
- Tháng 3-1949, Ban cán sự Ðảng Cực Nam Trung Bộ được thành lập.
- Ngày 24-4-1949, thành lập Ban cán sự Ðảng tỉnh Ðồng Nai Thượng.
3/ Thành lập tỉnh Lâm Đồng, đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp :
 Ngày 22-2-1951, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị định số 73/Ttg về việc hợp nhất hai tỉnh Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Ðồng.
II/ Kháng chiến chống Pháp 1946 – 1954:
1/ Đấu tranh trên bàn Hội nghị: 
Hội nghị trù bị ( 17/4- 12/5/46) tại trường trung học Yersin (nay là Trường CĐSP Ðà Lạt): Với bản chất ngoan cố, hiếu chiến, thực dân Pháp vẫn không từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta và đòi tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam nên hội nghị đã không đạt được một thoả thuận nào.
2/ Đấu tranh trên chiến trường:
- Ngày 27-1-1946, thực dân Pháp đưa một lực lượng quân đội từ Sài Gòn lên Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng. 
- Ngày 28-1, phối hợp với quân Nhật tại chỗ, chúng mở cuộc tấn công với quy mô lớn vào ba phòng tuyến ở Trại Mát, Phi Nôm và Km 42 trên đường số 8. Sau một ngày chiến đấu không cân sức, lực lượng ta phải rút khỏi các phòng tuyến, chuyển quân xuống các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận.
- 1950, thực dân Pháp tập trung củng cố và xây dựng Tây Nguyên để đối phó với các hoạt động của ta. Tại Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng, địch tiến hành nhiều âm mưu, thủ đoạn trên các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế.
- 12/5/1951, hàng ngàn nhân dân Ðà Lạt biểu tình lên án hành động dã man, hèn mạt của địch
- Ðầu năm 1954, cuộc tiến công chiến lược Ðông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Ðiện Biên Phủ đã giành được thắng lợi quan trọng. Phối hợp với các chiến trường chính, lực lượng vũ trang tỉnh Lâm Ðồng cùng với trung đoàn 812 mở trận tập kích diệt gọn các đồn La Dày, Gia Bắc, Tánh Linh trong đêm 6 rạng ngày 7-4-1954, giải phóng một vùng rộng lớn với hàng ngàn dân.
4. Củng cố: ( 3 phút)
GV khái quát lại nội dung của tiết học.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: ( 1 phút)
 - Tìm hiểu thêm về lịch sử Lâm Đồng giai đoạn 1945- 1954.
- Ôn lại toàn bộ các nội dung đã học từ chương II đến chương V, chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
....

File đính kèm:

  • docLICH_SU_9_TIET_37_TUAN_28_20150726_021811.doc
Giáo án liên quan