Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 35, Bài 26: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)
GV: Sau 8 năm tiến hành cuộc XL VN, P gặp những KK gì?
-HS: Trả lời
-GV: Nhấn mạnh: Sau 8 năm XL VN, LL P suy yếu rõ rệt: thiệt hại 39.000 tên, vùng chiếm đóng bị thu hẹp, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán ngày càng sâu sắc, KT-XH nước Pháp cũng gặp nhiều k. Khăn.
-GV:Trước tình hình đó, P đã có âm mưu gì mới?
-GV: Nội dung kế hoach Na- Va ntn?
Ngày 7-5-1953, tướng Na-va được cử sang làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương và vạch ra kế hoạch quân sự Na-va (gồm hai bước).
Tuần : 28 Tiết : 35 Bài 27 CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC ( 1953 - 1954) Ngày soạn: 05/03/2014 Ngày dạy: 11/03/2014 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Làm cho HS nắm được: a. Kế hoạch Na- va của Pháp- Mỹ: - Ngày 7/5/1953, Na- va được cử làm tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương và vạch ra kế hoạch quân sự Na- va gồm hai bước: + Bước 1: Thu- Đông 1953 và Xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Trung và Nam Đông Dương. + Bước 2: Từ Thu- Đông 1954, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Bắc, giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh. - Pháp xin tăng thêm viện trợ, tăng thêm quân, tập trung quân ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn. b. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953- 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954: 1) Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953- 1954: - Phương hướng chiến lược của ta: Mở các cuộc tiến công vào hướng quan trọng về chiến lược mà lực lượng địch yếu, buộc địch phải bị động phân tán lực lượng. - Phương châm chiến lược là tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh ăn chắc, đánh chắc thắng. - Tháng 12/1953, ta tiến công và giải phóng Lai Châu, Pháp buộc phải điều quân tăng cường cho Điện Biên Phủ, đây thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp. - Tháng 12/1953, liên quân Lào- Việt tiến công Trung Lào, giải phóng Thà- Khẹt, Pháp phải tăng cường cho Xê- nô, đây thành nơi tập trung quân thứ ba của Pháp. - Tháng 1/1954, liên quân Lào- Việt tấn công Thượng Lào, giải phóng tỉnh Phong- xa- lỳ, Pháp phải tăng quân giữ Luông- pha- băng, đây là nơi tập trung quân thứ tư của Pháp. - Tháng 2/1954, ta giải phóng thị xã Kon- Tum, uy hiếp Plây- cu, Pháp phải tăng quân giữ Plây- cu, đây thành nơi tập trung quân thứ năm của Pháp. 2)Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954): - Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương với 49 cứ điểm, 3 phân khu. - Tháng 12/1953, Bộ chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. - Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ ngày 13/3/1954 đến ngày 7/5/1954, chia làm 3 đợt. Đợt 1: Quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc. Đợt 2: Quân ta tiến công tiêu diệt các cứ điểm phía Đông phân khu Trung tâm, cuộc chiến diễn ra quyết liệt. Đợt 3: Quân ta đồng loạt tấn công các cứ điểm còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu Nam. Chiều 7/5, tướng Đờ Ca- xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch đầu hàng. - Kết quả: Ta tiêu diệt và bắt sống 16 200 tên địch, bắn rơi 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh. - Ý nghĩa: Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na- va, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ- ne- vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. 2. Kĩ năng: RL KN PT, nhận định sự kiện LS, sử dụng lược đồ 3. Tư tưởng: Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, niếm tin vào Đảng và tự hào dân tộc II. CHUẨN BỊ 1. Phương tiện dạy học: - GV: + Lược đồ chiến dịch ĐX 1953-1954, chiến dịch ĐBP. - HS: + Đọc trước bài mới. 2. phương pháp: -Vấn đáp, trực quan, III.TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: 1’ 2. KTBC: 3’ - Nêu những sự kiện chứng tỏ sau chiến dịch BG 1950, cuộc K/c chống P của Nhân dân ta chuyển sang giai đoạn mới ? 3. Dạy và học bài mới: GV Sau hơn 8 năm tiến hành xâm lược ở Đông Dương, Pháp thất bại hết sức nặng nề. Những nổ lực của Đảng, toàn dân chúng ta đã lập nhiều chiến thắng. Hôm nay chúng ta học bài cuộc kháng chiến toàn quốc kết thúc. TG Hoạt động của thầy và trò. Nội dung ghi bảng 15’ HĐ 1: -GV: Sau 8 năm tiến hành cuộc XL VN, P gặp những KK gì? -HS: Trả lời -GV: Nhấn mạnh: Sau 8 năm XL VN, LL P suy yếu rõ rệt: thiệt hại 39.000 tên, vùng chiếm đóng bị thu hẹp, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán ngày càng sâu sắc, KT-XH nước Pháp cũng gặp nhiều k. Khăn. -GV:Trước tình hình đó, P đã có âm mưu gì mới? -GV: Nội dung kế hoach Na- Va ntn? Ngày 7-5-1953, tướng Na-va được cử sang làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương và vạch ra kế hoạch quân sự Na-va (gồm hai bước). Bước một : thu - đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Trung và Nam Đông Dương. Bước hai : từ thu - đông 1954, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Bắc, giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh. Thực hiện kế hoạch Na-va, Pháp xin tăng thêm viện trợ Mĩ, tăng thêm quân ở Đông Dương, tập trung quân ở đồng bằng Bắc Bộ gồm 44 tiểu đoàn... I. Kế hoạch Na-Va của Pháp và Mỹ 1/ Tình hình: P suy yếu rõ rệt, M ngày càng can thiệp sâu vào ĐD. 2/ Âm mưu: 7/5/1953 Tướng Na-va đề ra kế hoạch Na-Va. - Bước 1: Thu đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược ở miền trung và miền Nam Đông Dương. - Bước 2: Từ thu đông 1954 thực hiện tiến công chiến lược ở miền Bắc, giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh. 3/ Hành động: Xin viện trợ, tăng thêm quân ở Đông Dương, mở các cuộc càn quét … 10’ HĐ 2: Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954: -GV: Trước âm mưu và h/động của P trong KH Na-Va như vậy ta có chủ trương gì? ? Diễn biến chính về cuộc tiến công của ta trong Đông – Xuân 1953 -1954? - Tháng 12 - 1953, bộ đội ta tiến công và giải phóng tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ), Pháp buộc phải điều quân tăng cường cho Điện Biên Phủ, biến nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp. - Đầu tháng 12 - 1953, liên quân Lào - Việt mở cuộc tiến công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, buộc địch phải tăng cường lực lượng cho Xê-nô, biến nơi đây trở thành nơi tập trung binh lực thứ ba của Pháp. - Tháng 1 - 1954, liên quân Lào - Việt tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng toàn tỉnh Phong Xa-lì, buộc Pháp tăng quân cho Luông Pha-bang, biến nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ tư của Pháp. - Tháng 2 - 1954, quân ta giải phóng thị xã Kon Tum, uy hiếp Plâycu, địch phải tăng cường lực lượng cho Plâycu, nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ năm của Pháp. Với việc Pháp phải bị động và phân tán lực lượng thành 5 nơi để đối phó với ta chứng tỏ kế hoạch quân sự Nava bước đầu bị phá sản. -GV nhấn mạnh: Điểm mấu chốt của KH Na-Va là giành lại thế chủ động về chiến lược trên chiến trường. Trong cuộc tiến công chiến lược ĐX (1953-1954), ta đã chủ động đánh để buộc chúng phải bị động để đối phó, chúng tập trung binh lực thì ta đã đánh buộc chúng phải phân tán lực lượng thành 5 nơi. Điều đó chứng tỏ KH Na-Va đã bị phá sản bước đầu II. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954: 1. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân :(1953-1954) a/-Chủ trương của ta: - Mở các cuộc tiến công chiến lược buộc địch phải phân tán lực lượng. - Phương châm của ta: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”. “ đánh ăn chắc, đánh chắc thắng” b/ Diễn biến: (sgk) Đồng bằng Bắc Bộ Điện Biên Phủ Xê nô Luông Pha –bang Plâycu c/ Ý nghĩa: Kế hoạch Na-Va bước đầu bị phá sản. 12’ Trình bày hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ ? a. Hoàn cảnh: + Pháp: Được sự giúp đỡ của Mỹ, Pháp cho xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Chúng coi Điện Biên Phủ là ”pháo đài bất khả xâm phạm”. + Ta: Đầu tháng 12-1953, Bộ chính tri trưng ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng vùng Bắc Lào. b. Diễn biến: Chiến dịch bắt đầu từ ngày 13/3/1954 đến ngày 7/5/1954 và được chia làm 3đợt. + Đợt 1: (từ 13 đến 17/3 /1954) quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc. + Đợt 2: (từ 30/3/1954 đến 26/4/1954) quân ta tiến công tiêu diệt các cứ điểm phía đông phân khu trung tâm. + Đợt 3: (từ 1/5 đến 7/5/1954) quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm còn lại ở phân khu trung tâm và phân khu nam. Chiều 7/5, tướng Đờ ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch ra đầu hàng. c. Kết quả: Sau 56 ngày đêm liên tục chiến đấu, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16200 địch, bắn rơi và phá hủy 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh. d. Ý nghĩa: Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na va, buộc Pháp phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. - Gv: Giới thiệu hai tấm gương : Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Gót. 2. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954): a. Hoàn cảnh: + Pháp: Được sự giúp đỡ của Mỹ, Pháp cho xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Chúng coi Điện Biên Phủ là ”pháo đài bất khả xâm phạm”. + Ta: Đầu tháng 12-1953, Bộ chính tri trưng ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng vùng Bắc Lào. b. Diễn biến: ( Xem lại SGK) c. Kết quả: Sau 56 ngày đêm liên tục chiến đấu, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16200 địch, bắn rơi và phá hủy 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh. d. Ý nghĩa: Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na va, buộc Pháp phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. 4. Củng cố: 3’ - Khoanh vòng chữ cái đầu câu cho phù hợp: Kq cuộc tiến công chiến lược Đ-X 1953-1954: a. Phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-Va b. Phá sản bước đầu kế hoạch Na-Va c. Tạo điều kiện cho quân ta tiêu diệt tập đoàn cử điểm ĐBP d. Quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống P. -Thuật lại d/b chiến dịch Điện Biên Phủ trên lược đồ. 5. Dặn dò: 1’ - Học và trả lời câu hỏi trong SGK - Chuẩn bị bài mới: + ND hiệp định Giơ-ne-vơ + Ý nghĩa LS, nguyên nhân thắng lợi của cuộc K/c chống P 1945-1954. *Rút kinh nghiệm ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- 28-35.doc