Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 20, Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời

-HS: Đọc mục II (SGK)

-GV: Hãy trình bày sự ra đời của tổ chức Tân Việt CM Đảng

-HS: Dựa vào SGK trả lời

-GV minh hoạ thêm: Trong thời kì đầu mới thành lập Tân Việt CM Đảng là 1 tổ chức yêu nước nhưng chưa có lập trường g/c rõ ràng, họ cho rằng: CN CS quá cao, CN “Tam Dân” của Tôn Trung Sơn thì quá thấp

-GV: Tân Việt CM Đảng bị phân hoá trong hoàn cảnh nào?

-HS: Dựa vào SGK trả lời

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5988 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 20, Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 20 Tiết : 20 
Bài 17 CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
Ngày soạn: 31/12/2013
Ngày dạy: 01/01/2014
I. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức:
a. Bước phát triển mới của phong trào cách mạng việt Nam (1926- 1927):
- Trong hai năm 1926- 1927, nhiều cuộc bãi công của công nhân liên tiếp nổ ra ở nhà máy sợi Nam Định, cao su Phú Riềng và Cam Tiêm.
- Phong trào mang tính chất thống nhất trong toàn quốc, mang tính chính trị, có sự liên kết với nhau.
- Phong trào nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp yêu nước khác cũng phát triển thành một làn sóng cách mạng dân tộc, dân chủ khắp cả nước. Các tổ chức cách mạng lần lượt ra đời.
b.Tân Việt cách mạng đảng (7/1928):
- Hội Phục Việt sau nhiều lần thay đổi, đến tháng 8/1927 lấy tên là Tân Việt Cách mạng đảng.
- Thành phần: Trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản.
- Hoạt động: Cử người dự các lớp huấn luyện của tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Nội bộ diễn ra cuộc đấu tranh giữa tư tưởng tư sản và vô sản. Cuối cùng xu thế vô sản chiếm ưu thế. Một số đảng viên tiên tiến chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tích cực chuẩn bị thành lập đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác- Lê nin.
 2. Kỹ năng:
 - RL cho HS kĩ năng sử dụng BĐ, nhận định, phân tích, đánh giá những sự kiện LS
 3. Thái độ: 
 - GD HS lòng kính yêu và khâm phục các bậc tiền bối, phấn đấu hi sinh cho độc lập dân tộc
II. CHUẨN BỊ
1. Phương tiện dạy học:
- GV: + Một số hình ảnh về các tổ chức CM và tổ chức CSản 
 +Chân dung các nhân vật LS
- HS: + Đọc trước bài mới.
2. phương pháp: -Vấn đáp, trực quan 
 III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:	
 1.Ổn định lớp: (1’)
 2.Bài cũ: (4’)
 - Hãy nêu những sự kiện chính thể hiện sự chuẩn bị của NAQ về tư tưởng, tổ chức và chính trị cho việc thành lập ĐCS ở VN?
 - Tán thành QT III, tham gia thành lập ĐCS P, ra báo “Người cùng khổ”, viết “Bản ản chế độ TDP” …..
 - Lập Hội VN TNVM, trong đó có CS đoàn làm nồng cốt, tổ chức huấn luyện, đào tạo cán bộ, thành lập các tổ chức đoàn thể quần chúng…
 3.Bài mới:
 *Giới thiệu bài mới: Tình hình cách mạng Việt Nam NTN? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài hôm nay.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
18’
HĐ 1:
-HS: đọc SGK
-GV: Em hãy trình bày phong trào đấu tranh của CN trong những năm 1926-1927?
-HS: Trả lời
-GV minh hoạ thêm:
 Từ năm 1926-1927 toàn quốc nổ ra 27 cuộc đấu tranh của CN, họ nhằm vào 2 mục đích:
 + Tăng lương 20à40%
 + Ngày làm 8h như CN Pháp
* Hoạt động 2 
-HS: Thảo luận nhóm với ND: P/t yêu nước thời kì này PT ntn? Theo em P/t C/m nước ta trong những năm 1926-1927 có điểm gì mới s/v thời gian trước đó?
-HS: Đại diện nhóm trình bày KQ thảo luận, HS khác bổ sung
-GV: Nhận xét, bổ sung, KL ND và nhấn mạnh:
 + P/t đấu tranh mang t/c thống nhất, giác ngộ g/c ngày càng cao
 +P/t CM trong nước phát triển mạnh như vậy là điều kiện thuận lợi cho các tổ chức CM ra đời ở VN
I.Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam (1927-1928):
 a. Phong trào Công nhân:
-Liên tiếp nổi dậy
-Qui mô toàn quốc, tính thống nhất, tính chính trị
-Trình độ giác ngộ nâng lên àhọ trở thành LL chính trị độc lập
 b. Phong trào yêu nước (1926-1927):
- Phong trào nông dân, tiểu tư sản, các tầng lớp nhân dân đã liên kết thành 1 làn sóng chính trị khắp cả nước
18’
HĐ 2:
-HS: Đọc mục II (SGK)
-GV: Hãy trình bày sự ra đời của tổ chức Tân Việt CM Đảng
-HS: Dựa vào SGK trả lời
-GV minh hoạ thêm: Trong thời kì đầu mới thành lập Tân Việt CM Đảng là 1 tổ chức yêu nước nhưng chưa có lập trường g/c rõ ràng, họ cho rằng: CN CS quá cao, CN “Tam Dân” của Tôn Trung Sơn thì quá thấp
-GV: Tân Việt CM Đảng bị phân hoá trong hoàn cảnh nào?
-HS: Dựa vào SGK trả lời 
II. Tân việt Cách Mạng Đảng(7/1928):
 a. Sự thành lập:
 - 7/1925 Hội PhụcViệt ra đời 
 - Sau nhiều lần đổi tên, đến 7/1928 chính thức mang tên Tân Việt Cách Mạng Đảng
 - Lúc đầu là tổ chức yêu nước, lập trường chưa rõ ràng
 b. Sự phân hoá:
 - Nội bộ diễn ra cuộc đấu tranh giữa 2 luồng tư tưởng: Tư sản và vô sản 
 -Tư tưởng vô sản chiếm ưu thế.
(III. không dạy)
4. Củng cố: (3’)
 - Biểu hiện nào chứng tỏ g/c CN trở thành 1 LL chính trị độc lập? Khoanh vòng vào các ý trả lời đúng:
 a. Số lượng cuộc đấu tranh nhiều b. Đấu tranh mang tính thống nhất
 c. Đấu tranh có mục tiêu cụ thể d. Trình độ giác ngộ của CN nâng lên rỗ rệt
 - Sự hình thành của TVCMĐ? Và sự phân hoá của TVCMĐ?
 5. Dặn dò: (1’)
 - Học và trả lời các câu hỏi trong SGK - Chuẩn bị bài mới: B17( tt) IV Ba tổ chức CS ra đời ntn?
IV. Rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doc20-20.doc