Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 16, Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
1- Hoàn cảnh và mục đích.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai Pháp bị thiệt hại nặng nề.
- Vơ vét và bóc lột thuộc địa để bù đắp lại thiệt haị trong chiến tranh.
2- Nội dung.
- Nông nghiệp : Tăng cường đầu tư vốn.
- Khai thác mo : Chủ yếu là than
- Công nghiệp : Chủ yếu phát triển công nghiệp nhẹ.
- Thương nghiệp : Phát triển mạnh hơn thời kỳ trước chiến tranh.
- Giao thông vân tải : Đầu tư vào đường sắt xuyên Đông Dương và một số đoạn cần thiết
- Ngân hàng Đông Dương : Nắm mọi huyết mạch kinh tế, độc quyền phát hành đồng bạc
- Chính sách thuế : Tăng cường bóc lột thuế.
Tuần: 16 Tiết : 16 Bài 14 VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT NS: 26/11/2013 ND: 03/12/2013 A- MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức : HS năm được những kiến thức cơ bản sau : a. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp: - Nguyên nhân: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Pháp là nước thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế bị kiệt quệ. Pháp đảy mạnh khai thác thuộc địa để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra. - Chính sách khai thác: + Nông nghiệp: Tăng cường đầu tư vốn, chủ yếu vào đồn điền cao su, diện tích trồng cao su tăng. + Công nghiệp: Chú trọng khai mỏ, số vốn tăng, nhiều công ti mới ra đời. Mở thêm một số cơ sở công nghiệp chế biến. + Thương nghiệp: Phát triển hơn trước, Pháp độc quyền đánh thuế hàng hoá các nước vào Việt Nam. + Giao thông vận tải: Đầu tư phát triển thêm. + Ngân hàng: Nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương. - Đặc điểm: Diễn ra với tốc độ và qui mô lớn, bóc lột với hình thức “Đầu tư”, thay vì hình thức tước đoạt như cuộc khai thác lần thứ nhất (Cuối thế kỷ XIX đầu TK XX). b. Các chính sách chính tri, văn hoá, giáo dục: - Về chính tri: Thực hiện chính sách “Chia để trị”, nắm mọi quyền hành, cấm đoán mọi tự do, dân chủ, vừa đàn áp vừa khủng bố, vừa dụ dỗ, mua chuộc. - Về văn hoá, giáo dục: Khuyến khích các hoạt động mê tín, dị đoan, các tệ nạn xã hội, trường học mở hạn chế, xuất bản sách báo tuyên truyền cho chính sách khai hoá. c. Xã hội Việt Nam phân hoá: - Giai cấp địa chủ phong kiến: Ngày càng cấu kết chặt chẽ và làm tay sai cho Pháp, áp bức, bóc lột nhân dân. Có một bộ phận nhỏ yêu nước. - Giai cấp tư sản: Ra đời sau chiến tranh, trong quá trình phát triển phân hoá thành hai bộ phận: Tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp, Tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc và phong kiến. - Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: Tăng nhanh về số lượng, bị chèn ép, đời sống bấp bênh. Bộ phận trí thức, sinh viên có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng của cách mạng. - Giai cấp nông dân: Chiếm trên 90% dân số, bị thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề, bị bần cùng hoá, đây là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng. - Giai cấp công nhân: Ngày càng phát triển, bị ba tầng áp bức, bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có truyền thống yêu nước…vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng. 2. Tư tưởng : - Giáo dục cho HS lòng căm thù đối với thực Dân Pháp đã áp bức bóc lột nhân dân ta - HS có sự đồng cảm với sự vất vả, cực nhọc của người lao động sống trong chế độ thực dân phong kiến. 3. Kỹ năng : - Rèn luyện kỹ năng quan sát lược đồ, trình bày một vấn đề lịch sử bằng lược đồ và sau đó rút ra nhận định, đánh giá một sự kiện lịch sử. B- CHUẨN BỊ : GV : Giáo án, SGK, lược đồ nguồn lợi của Pháp ở Việt Nam. HS : SGK, Vở ghi, vở bài tập lịch sử. Tư liệu sưu tầm về giai đoạn lịch sử này. C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC. 1. Ổn định tổ chức : (1’) 2. Kiểm tra bài cũ : (5’) ? : Em hãy cho biết nội dung chủ yếu của thế giới hiện đại từ 1945 đến nay ? ? : Xu thế của thế giới hiện nay là gì ? 3. Bài mới : TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt 11’ Hoạt động 1 : Nhóm/Cá nhân - Đọc Sgk phần I (Sgk T.56). - Hướng dẫn HS thảo luận nhóm + Nêu hoàn, cảnh mục đích của pháp trong cuộc khai thác lần 2 ở Việt Nam ? + Dựa vào lược đồ 27-SGK, hãy trình bày nội dung, chương trình khai thác thuộc địa của Thực Dân Pháp ở nước ta ? - Thảo luận – Đại diện trả lời. -Nhận xét – phân tích – kết luận. I. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Thực Dân Pháp. 1- Hoàn cảnh và mục đích. - Sau chiến tranh thế giới thứ hai Pháp bị thiệt hại nặng nề. - Vơ vét và bóc lột thuộc địa để bù đắp lại thiệt haị trong chiến tranh. 2- Nội dung. - Nông nghiệp : Tăng cường đầu tư vốn. - Khai thác mo : Chủ yếu là than - Công nghiệp : Chủ yếu phát triển công nghiệp nhẹ. - Thương nghiệp : Phát triển mạnh hơn thời kỳ trước chiến tranh. - Giao thông vân tải : Đầu tư vào đường sắt xuyên Đông Dương và một số đoạn cần thiết - Ngân hàng Đông Dương : Nắm mọi huyết mạch kinh tế, độc quyền phát hành đồng bạc - Chính sách thuế : Tăng cường bóc lột thuế. 12’ Hoạt động 2 :Nhóm/ Cá nhân - Đọc phần II (Sgk T. 57). + Nêu chính sách cai trị về chính trị của thực dân pháp đối với nước ta ? - Nhận xét – bổ sung : 3 kỳ : Bắc kỳ- Xứ nửa bảo hộ; Trung kỳ – xứ bảo hộ; Nam kỳ – xứ thuộc địa. + Nêu những chính sách văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp trong chương trình khai thác thuộc địa lần hai ? - Nhận xét – bổ sung – chốt. II. Chính sách chính trị và văn hóa, giáo dục. 1-Về chính trị - Mọi quyền hành trong tay người Pháp., vua là bù nhìn. - Bóp nghẹt quyền tự do dân chủ của nhân dân ta. - Thẳng tay đàn áp cách mạng. - Thực hiện chính sách chia để trị. 2-Về văn hóa – giáo dục. - Thi hành chính sách văn hóa nô dịch, ngu dân . - Trường học mở hạn chế. -Công khai tuyên truyền cho chính sách “Khai hóa” của thực dân Pháp. 12’ Hoạt động 3 : Nhóm/Cá nhân - Hướng dẫn HS thảo luận nhóm với những nội dung sau : + Em hãy trình bày sự phân hóa g/c trong lòng xã hội Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ hai ? + Trình bày hoàn cảnh ra đời, thái độ chính trị của các g/c trong xã hội Viêt Nam ? => G/c phong kiến ? => G/c tư sản ? => G/c tiểu tư sản ? => G/c Nông dân ? => G/c công nhân ? - Thảo luận – Đại diện trả lời. -Nhận xét – phân tích – kết luận. III. Xã hội Việt Nam phân hóa. 1) Giai cấp phong kiến. - Cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp, chiếm đoạt ruộng đất, tăng cường bóc lột nhân dân. 2) Giai cấp tư sản . - Ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất, gồm 2 bộ phận : + Tư sản mại bản : Có quyền lợi gắn chặt với đế quốc . + Tư sản dân tộc : Kinh doanh độc lập, thái độ cải lương dễ thỏa hiệp. 3) Giai cấp tiểu tư sản. - Hình thành sau chiến tranh thế giới thứ nhất, bị thực dân bạc đãi, chèn ép, khổ cực. - Hăng hái cách mạng, tiếp thu tư tưởng văn hóa mới, là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc dân chủ. 4) Gia cấp nông dân. - Chiếm 90% dân số, bị thực dân phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề, bị bần cùng hóa, không lối thoát. - Là lực lượng cách mạng hùng hậu. 5) Giai cấp công nhân. - Hình thành đầu thé kỷ XX, phát triển nhanh, tập trung ở đô thị và khu công nghiệp - Có đặc điểm chung của g/c công nhân thế giới, xong có đặc điểm riêng : + Chịu 3 tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến, tư sản. + Gần gũi với nhân dân, kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc. + Nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo 4. Củng cố : (4’) ? : Nêu nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp ở nước ta ? ? : Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời, thái đô chính trị của mỗi g/c trong xã hội Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất ? 5. Dặn dò : (1’) Soạn bài 15 : Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919-1925). 6. Rút kinh nghiệm ..................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- S9TU16-T16.doc