Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 13, Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai
GV: Hoàn cảnh của cuộc chiến tranh lạnh ?
HS: Sau chiến tranh thế giới hai, Mỹ và Liên Xô đối đầu với nhau.
GV: Em hiểu như thế nào là chiến tranh lạnh?
“ Chiến tranh lạnh ” của Mỹ được thực hiện như thế nào?
HS: Trả lời theo ba nội dung SGK
GV: “ Chiến tranh lạnh ” mang lại hậu quả gì?
Minh hoạ về các căn cứ quân sự, các khối quân sự xuất hiện lúc bấy giờ , các xung đột chiến sự .
Chương IV: QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ 1945 ĐẾN NAY. Tiết 13 Bài 11: TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI HAI. I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh hiểu được : - Sự hình thành trật tự hai cực I -an ta, tình trạng “Chiến tranh lạnh”, tình hình thế giới sau“Chiến tranh lạnh” - Cuộc đấu tranh vì mục tiêu của nhân loại: Hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác phát triển. - Rèn kĩ năng tư duy khái quát và phân tích các sự kiện lịch sử . II. Đồ dùng dạy học: -Bản đồ thế giới - Tranh ảnh SGK và tư liệu giai đoạn lich sử này . III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1- Ổn định : 2- KTBC: - Trình bày quá trình liên kết khu vực Tây Âu . - Những nguyên nhân nào dẫn đến sự liên kết khu vực . 3-Bài mới: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các mối quan hệ quốc tế diễn ra như thế nào? Xu thế phát triển của lịch sử thế giới ra sao ? Đó là những nội dung mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay . Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Cá nhân Cho HS đọc mục I SGK GV: Trình chiếu ảnh nước Liên xô năm 1945 và nguyên thủ 3 nước gặp nhau HS: Cho biết bối cảnh,thành phần tham dự hội nghị ? HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK GV: Nội dung của hội nghị I- an – ta ? - thông qua quyết định quan trọng về phân chia khu vực giữa hai cường quốc LX, Mĩ Hội nghị I-an- ta :Trật tự thế giới hai cực do Liên Xô- Mĩ đứng đầu mỗi cực. Hoạt động 2: Cá nhân . GV Hội nghị I- an- ta thành lập tổ chức quốc tế: Liên Hợp quốc HS : Nhiệm vụ chính của Liên Hiệp quốc.? Vai trò của LHQ ? Minh hoạ hoạt động của LHQ về cứu đói, chống bệnh dịch, gìn giữ hoà bình ….. GV giới thiệu thêm về mối quan hệ Việt Nam và LHQ : Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc ( 20/9/1977) - Các tổ chưc LHQ hoạt động taị Việt Nam như : WTO,WHO,PAO,UNICEEF -Những việc làm mà Liên hợp quốc đã giúp đỡ Việt Nam trong những năm qua. Hoạt động 3: Cá nhân/cả lớp. GV cho HS đọc mục III (trang 46 SGK) GV: Hoàn cảnh của cuộc chiến tranh lạnh ? HS: Sau chiến tranh thế giới hai, Mỹ và Liên Xô đối đầu với nhau. GV: Em hiểu như thế nào là chiến tranh lạnh? “ Chiến tranh lạnh ” của Mỹ được thực hiện như thế nào? HS: Trả lời theo ba nội dung SGK GV: “ Chiến tranh lạnh ” mang lại hậu quả gì? Minh hoạ về các căn cứ quân sự, các khối quân sự xuất hiện lúc bấy giờ , các xung đột chiến sự….. Hoạt động 4: HS làm việc cá nhân/cả lớp Cho HS xem tranh và két luận : GV: Tình hình thế giới sau chiến trạnh lạnh như thế nào? Minh hoạ các tổ chức quốc tế, các xung đột ở các vùng,nước trên thế giới. * xu thế chung hiện nay: Hoà bình ổn định, hợp tác và phát triển kinh tế vừa là thời cơ thách thức đối với các dân tộc. I./ Sự hình thành trật tự thế giới mới : 1-Bối cảnh: - Chiến tranh thế giới hai bước vàogiai đoạn cuối . 2- Nội dung: - Phân chia phạm vi ảnh hưởng của Liên xô và Mĩ về châu Á,châu Âu. - Thành lập Liên Hợp Quốc . II/ Sự hình thành Liên hiệp quốc: * Nhiệm vụ: - Duy trì hoà bình, an ninh thế giới - Phát triển mối quan hệ hữu nghị hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hộivà nhân đạo III/ “Chiến tranh lạnh”: * “ Chiến tranh lạnh” : Là chính sách thù địch của Mĩ và các nước Phương Tây nhằm chống Liên xô và các nước XHCN. * Biểu hiện : ( SGK ). * Hậu quả: Thế giới luôn luôn ở tình trạng căng thẳng. IV/ Thế giới sau “ chiến tranh lạnh”: - Tháng 12-1989 : “Chiến tranh lạnh”kết thúc. * Xu hướng mới : - Hoà hoãn, hoà dịu trong quan hệ quốc tế . - Xác lập trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm . - Các nước điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm -Nhiều khu vực lại xảy ra xung đột quân sự, nội chiến 4- Củng cố: Thảo luận câu hỏi : Tai sao nói : “Hoà bình ổn định, hợp tác và phát triển kinh tế vừa là thời cơ thách thức đối với các dân tộc” Các nhóm trả lời GV kết luận : Thời cơ; Giúp cho các nước nắm bắt thời cơ đẩy mạnh việc hợp tác văn hoá,khoa học kĩ thuật,kinh tế …đẩy nhanh sự phát triển đi lên của mỗi quốc gia . Thách thức : nếu không kịp thời nắm bắt thời cơ thì khi hội nhập sẽ bị tụt hậu và dễ bị hoà tan trong quá trình hội nhập thế giới . -Nêu nhiệm vụ của Liên Hiệp Quốc ? 5/ Dặn dò: Bài cũ: học bài - Trả lời các câu hỏi Bài mới: Tìm và sưu tầm những thành tưụ trong CM KH- KT lần thứ hai
File đính kèm:
- Tiet 13Su 9.doc