Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 12, Bài 10: Các nước Tây Âu

Hoạt động 2 : Nhóm

- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các nội dung sau :

+ Để khôi phục kinh tế các nước tây âu đã làm gì ? Quan hệ với mĩ ra sao ?

+ Trình bày chính sách đối nội và đối ngoại của Tây âu từ sau chiến tranh thế giới đến nay ?

 

+ Tình hình nước Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai ra sao ?

- Nhận xét - bổ sung – kết luận.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 9981 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 12, Bài 10: Các nước Tây Âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12
Tiết : 12
Bài 10 CÁC NƯỚC TÂY ÂU
NS: 29/10/2013
ND: 05/11/2013
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC.
 1. Chuẩn kiến thức: HS cần nắm được :
a. Tình hình chung: 
- Về kinh tế: Để khôi phục nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề, các nước Tây Âu đã nhận viện trợ kinh tế của Mỹ theo “Kế hoạch Mác- san” (16 nước được viện trợ khoảng 17 tỷ USD, trong những năm 1948- 1951). Kinh tế được phục hồi, nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mỹ.
- Về chính trị: Thu hẹp các quyền tự do, dân chủ, xoá bỏ các cải cách tiến bộ đã thực hiện trước đây, ngăn cản các phong trào công nhân và dân chủ, củng cố thế lực của giai cấp tư sản cầm quyền.
- Về đối ngoại: Tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa. Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, tham gia khối quân sự NATO nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.
- Sau CTTG thứ hai, nước Đức bị chia cắt thành hai Nhà nước: Cộng hoà Liên bang Đức và Cộng hoà Dân chủ Đức, với hai chế độ chính trị khác nhau. Tháng 10/1990, nước Đức thống nhất, trở thành một quốc gia có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất Tây Âu.
b. Sự liên kết khu vực: 
- Sau CTTG thứ hai, ở Tây Âu, xu hướng liên kết khu vực ngày càng nổi bật và phát triển. Những mốc phát triển của xu hướng liên kết:
- Tháng 4/1951, “Cộng đồng than thép châu Âu” được thành lập gồm 6 nước: Pháp, Đức, I- ta- li- a, Bỉ, Hà- Lan, Lúc- xăm- bua.
- Tháng 3/ 1957, “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC) được thành lập gồm 6 nước trên. Cộng đồng kinh tế châu Âu chủ trương xoá bỏ dần hàng rào thuế quan, thực hiện tự do lưu thông hàng hoá, tư bản và nhân công giữa 6 nước.
- Tháng 7/1967, “Cộng đồng châu Âu” (EC) ra đời trên cơ sở sáp nhập ba cộng đồng trên.
- Tháng 12/1991, các nước EC họp Hội nghị cấp cao tại Ma-xtrích (Hà Lan). Hội nghị đã thông qua hai quyết định quan trọng: Xây dựng một liên minh kinh tế và liên minh chính trị, tiến tới một nhà nước chung châu Âu. “Cộng đồng châu Âu” (EC) đổi tên thành “Liên minh châu Âu” (EU) và từ ngày 1/1/1999, một đồng tiền chung của Liên minh đã được phát hành với tên gọi là đồng Ơrô (EURO). Đến nay, Liên minh châu Âu là một liên minh kinh tế- chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ (với 27 thành viên- năm 2007).
(Lập niên biểu về sự thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở châu Âu).
- Giáo dục môi trường: Biết thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước.
 2. Tư tưởng : 
 - Thông qua những kiến thức trong bài, HS cần nhận thức được mối quan hệ nguyên nhân dẫn đến sự liên hệ giữa các nước Tây âu.
 - Mối quan hệ giữa Tây âu với Mĩ và các nước khác từ sau thế giới thứ hai đến nay. 
 3. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ và phương pháp tư duy, lôgic trong việc đánh giá, phân tích các sự kiện lịch sử và biết so sánh liên hệ với thực tế.
B- CHUẨN BỊ :
 GV : Giáo án, SGK, lược đồ liên minh châu âu , tư liệu về khối EU.
 HS : SGK, Vở ghi, vở bài tập lịch sử. Sưu tầm tư liệu về Liên minh châu âu.
 C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
 1. Ổn định tổ chức :(1’)
 2. Kiểm tra bài cũ : (4’)
 ? : Hãy trình bày những cải cách dân chủ ở Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay và ý nghĩa của nó ?
 ? : Trình bày thành tựu kinh tế “Thần kỳ” của Nhật bản, nguyên nhân của sự phát triển đó 
 3. Bài mới :	
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
10’
Hoạt động 1 : Cá nhân
- Hướng dẫn HS quan sát lược đồ châu âu, xác định vị trí các nước EU.
 - Đọc Sgk phần I (Sgk T36).
+ Em cho biết những thiệt hại của Tây âu trong chiến tranh thế giới thứ hai ?
I. Tình hình chung.
1- Những thiệt hại của Tây Âu trong chiến tranh thế giới thứ hai.
- Bị phát xít chiếm đóng, bị tàn phá nặng nề.
- Đều là con nợ của Mĩ.
15’
Hoạt động 2 : Nhóm
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các nội dung sau :
+ Để khôi phục kinh tế các nước tây âu đã làm gì ? Quan hệ với mĩ ra sao ?
+ Trình bày chính sách đối nội và đối ngoại của Tây âu từ sau chiến tranh thế giới đến nay ?
+ Tình hình nước Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai ra sao ?
- Nhận xét - bổ sung – kết luận.
2- Các nước Tây Âu sau chiến tranh.
- Năm 1948, 16 nước Tây âu nhận viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác-san -> Lệ thuộc vào Mĩ, tuân theo điều kiện mà Mĩ đưa ra.
* Đối nội :
+ Thu hẹp quyền tự do dân chủ.
+ Xóa bỏ những cải cách tiến bộ.
+ Ngăn cản các phong trào công nhân và dân chủ.
* Đối ngoại :
+ Tiến hành xâm lược.
+ Tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) (4/1949) do Mĩ lập ra, chống liên Xô và các nước Đông âu.
10’
Hoạt động 3 : Nhóm
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm.
+ Em hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến sự liên kết khu vực Tây âu ? 
+ Trình bày quá trình liên kết của các nước Tây âu từ 1950 đến nay?
+ Em hãy trình bày nội dung hội nghị Ma-Xtrích ? 
- Thảo luận – Đại diện trả lời.
- Nhận xét, phân tích – kết luận. 
II. Sự liên kết khu vực.
1- Nguyên nhân.
- Có chung nền văn minh.
- Kinh tế có nhiều điểm tương đồng.
- Đều muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
2 - Quá trình liên kết khu vực.
- 4/1951 cộng đồng than, thép châu Âu.
- 3/1957 Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu .
- 25/3/1957 cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC).
- 7/1967, 3 cộng đồng trên sát nhập thành Cộng đồng Châu Âu (EC).
- 12/1991, EC đổi tên là Liên minh châu âu (EU), năm 2004 có 25 thành viên
* Nội dung hội nghị Ma-Xtrích (Hà Lan).
+ Xây dựng thị trường chung Châu Âu có đồng tiền chung ( 1/1/1999, đồng EURO đã phát hành).
+ Tiến tới xây dựng một nhà nước chung châu Âu.
+ Đổi tên cộng đồng Châu Âu (EC) thành Liên Minh Châu Âu (EU).
 4. Củng cố : (4’)
Bài tập : Hãy chọn câu trả lời đúng :
Câu 1 : Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra đời 4/1949 do nước nào lập ra ?
A. Anh B. Liên Xô C. Mĩ D. Trung Quốc
Câu 2 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai nước nào ở Tây Âu bị chia cắt thành hai nước ?
A. Anh B. Đức C. Pháp D. Hà Lan
Câu 3 : Đồng tiền chung của Liên minh châu Âu là ?
A. Ơ-rô (EURO) B. Yên C. Nhân dân tệ D. Đô la
Câu 4 : Năm 2004 Liên minh châu Âu có bao nhiêu nước tham gia?
A. 15 B. 20 C. 25 D. 27
 5. Dặn dò : (1’) 
- Học bài cũ.
- Đọc bài 11 Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (Sgk.T.44).
 và trả lời các câu hỏi sau:
I. Sự hình thành thế giới mới.
Câu 1: Trình bày về hoàn cảnh triệu tập hội nghị I-an-ta ?
Câu 2: Trình bày nội dung cơ bản của hội nghị I-an-ta ?
Câu 3: Hệ quả của hội nghị là gì ? 
II. Sự thành lập Liên hợp quốc.
Câu 4: Hoàn cảnh ra đời của liên hợp quốc ? 
Câu 5: Nhiệm vụ cơ bản của Liên hợp quốc là gì ? 
Câu 6: Trình bày vai trò của Liên hợp quốc ? 
Câu 7: Việt Nam tham gia Liên hợp quốc vào thời gian nào?
III. Chiến tranh lạnh.
Câu 8: “Chiến tranh lạnh là gì” ?
Câu 9: Mĩ đề ra cuộc “Chiến tranh lạnh” trong hoàn cảnh nào ?
Câu 10: “Chiến tranh lạnh” được Mĩ và các nước đế quốc thực hiện như thế nào ?
Câu 11: “ Chiến tranh lạnh” đã đem đến hậu quả như thế nào ?
IV. Thế giới sau chiến tranh lạnh.
Câu 12 : Em hãy nêu những xu thế của thế giới sau “Chiến tranh lạnh” ?
6. Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docS9TU12-T12.doc
Giáo án liên quan