Giáo án Lịch sử 9 - Lịch sử địa phương: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Kiên Giang (1954-1975)

I. Kiên Giang sau ngày 30 tháng 4 năm 1975:

- Ngày 4-5-1975 Khmer Đỏ đưa quân áp sát Bắc đảo Phú Quốc, âm mưu tấn công chiếm đảo nhưng không thành.

- Tuyến biên giới đất liền giữa Hà Tiên và Kam pốt, Campuchia, Khmer Đỏ tổ chức những toán biệt kích kết hợp với hoạt động của bọn phản động bên trong lãnh thổ Kiên Giang.

- Tỉnh ủy Kiên Giang điều chỉnh nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ là “vừa chiến đấu vừa sản xuất”

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Lịch sử địa phương: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Kiên Giang (1954-1975), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Hoà Lợi	Ngày soạn:
Tiết:...	Tuần:...	 
Lịch sử địa phương.
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
CỦA NHÂN DÂN KIÊN GIANG (1954-1975)
I. Mục tiêu :
- Giúp HS nắm và hiểu lịch sử địa phương của nhân dân Kiên Giang về:
+ Bối cảnh và diễn biến cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968.
+ Chủ trương, kế hoạch và diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
 - Giáo viên: Giáo án.
 - Học sinh: đọc các tài liệu tham khảo.
III. Tiến trình giờ dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: không 
2. Bài mới: GV giới thiệu khái quát về địa phương Kiên Giang, về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Kiên Giang.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Bối cảnh của cuộc Tổng tiến công tết Mậu Thân 1968 ?
GV: Trình bày diễn biến
GV: Chủ trương và kế hoạch của Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 ?
GV: Trình bày diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 của nhân dân Kiên Giang ?
HS: Dựa vào bối cảnh lịch sử của lịch sử dân tộc và trả lời.
HS: chú ý, theo dõi.
HS: Cuối năm 1974, Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975-1976.
HS:
- Đêm 29 rạng sáng ngày 30-4-1975 quân ta nổ súng tấn công theo 3 hướng:
+ Hướng thứ yếu ở bắc thị xã đồng loạt tấn công và tiêu diệt các mục tiêu ở ngoại vi Bắc Vĩnh Thanh.
+ Hướng quan trọng, phía đông thị xã ta đồng loạt tiến công địch ở xã Phi Thông và Vĩnh Hiệp.
II. Cuộc Tổng tiến công tết Mậu Thân 1968:
1. Bối cảnh cuộc tổng tiến công:
- Ta liên tiếp giành được thắng lợi qua hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967.
- Tháng 12-1967 Bộ chính trị trung ương Đảng họp quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
- Ngày 29-1-1968 tại Bờ Dừa (Đông Yên – An Biên) Thường vụ Tỉnh Rạch Giá họp khẩn do đồng chí Trần Quang Quýt – Bí thư Tỉnh ủy chủ trì, triển khai mệnh lệnh, kế hoạch tấn công.
2. Diễn biến:
- Đúng 3 giờ sáng ngày 31-1-1968, Ban chỉ huy của tỉnh ra lệnh tấn công.
- Tại Rạch Giá, Tiểu đoàn 207, chia thành 4 mũi đánh vào dinh Tỉnh trưởng, Ti Công an, trại lính bảo an.
- Ở hướng chủ yếu, ta đánh qua Khám Lớn, chiếm được tòa án, bưu điện, trại biệt kích...
- Ở hướng thứ yếu có một bộ phận đến ngã tư Xã Mai.
- Tại căn cứ Tắc Ráng, hơn 20 cán bộ, chiến sĩ hy sinh.
- Cuối năm 1968 địch mở nhiều cuộc hành quân, tấn công vào vùng giải phóng.
=> Mặc dù cuộc Tổng tiến công không đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra, song nó đã tạo tiền đề quan trọng để dẫn đến cuộc Tổng tiến công, nổi dậy đại thắng xuân năm 1975.
III. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975:
1. Chủ trương và kế hoạch:
- Cuối năm 1974, Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975-1976.
- Ngày 31-3-1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng hopjvaf nêu quyết tâm giải phóng miền Nam “giành thắng lợi ngay trong tháng 4 năm 1975”.
- Ngày 25-4-1975 Thường vụ Tỉnh ủy họp tại Xẻo Cạn, bàn phương án tấn công giải phóng TX Rạch Giá.
+ Phương án 1: Đánh vào đầu não cấp tỉnh của địch đóng ở phường Vĩnh Thanh.
+ Phương án 2: Đánh vào Rạch Sỏi, mở thông cửa để tiến vào đầu não địch đóng ở phường Vĩnh Thanh Vân.
2. Diễn biến:
- Đêm 29 rạng sáng ngày 30-4-1975 quân ta nổ súng tấn công theo 3 hướng:
+ Hướng thứ yếu ở bắc thị xã đồng loạt tấn công và tiêu diệt các mục tiêu ở ngoại vi Bắc Vĩnh Thanh.
+ Hướng quan trọng, phía đông thị xã ta đồng loạt tiến công địch ở xã Phi Thông và Vĩnh Hiệp.
+ Tại hướng chủ yếu ta đồng loạt nổ súng khống chế Sở chỉ huy Sân bay Rạch Sỏi.
+ 5 giờ chiều ngày 30-4 ta chiếm khu Kiên Thành, làm chủ thị xã Rạch Giá.
+ 10 giờ tối Thị xã Rạch Giá hoàn toàn được giải phóng.
3. Củng cố, luyện tập
- Nhắc lại nội dung bài học.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà
	Đọc lại các nội dung đã học
5. Phần bổ sung của đồng nghiệp:
.....................................................................................................................................
.................................................................................................................................... .
.
Trường: THCS Hoà Lợi	Ngày soạn:
Tiết:...	Tuần:...	 
Lịch sử địa phương.
ĐẤU TRANH CHỐNG BỌN DIỆT CHỦNG PÔN – PỐT
I. Mục tiêu :
- Giúp HS nắm và hiểu lịch sử địa phương của nhân dân Kiên Giang về:
+ Tình hình Kiên Giang sau ngày 30-4-1975
+ Diễn biến và kết quả cuộc chiến chống chế độ diệt chủng Pôn Pốt .
II. Chuẩn bị của GV và HS:
 - Giáo viên: Giáo án.
 - Học sinh: đọc các tài liệu tham khảo.
III. Tiến trình giờ dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: không 
2. Bài mới: GV giới thiệu khái quát về địa phương Kiên Giang, về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Kiên Giang.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Tình hình Kiên Giang sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 ?
GV: Trình bày diễn biến về cuộc chiến chống chế độ diệt chủng ?
GV: Kết quả ?
HS: 
- Ngày 4-5-1975 Khmer Đỏ đưa quân áp sát Bắc đảo Phú Quốc, âm mưu tấn công chiếm đảo nhưng không thành.
- Tuyến biên giới đất liền giữa Hà Tiên và Kam pốt, Campuchia, Khmer Đỏ tổ chức những toán biệt kích kết hợp với hoạt động của bọn phản động bên trong lãnh thổ Kiên Giang.
HS: Gồm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1
+ Giai đoạn 2
HS: trình bày diễn biến
- Sự chiến đấu dũng cảm của quân và dân ta ở Hà Tiên
- Đảng bộ, quân dân Kiên Giang góp phần xứng đáng vào chiến thắng trên biên giới Tây Nam, đập tan chế độ diệt chủng
I. Kiên Giang sau ngày 30 tháng 4 năm 1975:
- Ngày 4-5-1975 Khmer Đỏ đưa quân áp sát Bắc đảo Phú Quốc, âm mưu tấn công chiếm đảo nhưng không thành.
- Tuyến biên giới đất liền giữa Hà Tiên và Kam pốt, Campuchia, Khmer Đỏ tổ chức những toán biệt kích kết hợp với hoạt động của bọn phản động bên trong lãnh thổ Kiên Giang.
- Tỉnh ủy Kiên Giang điều chỉnh nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ là “vừa chiến đấu vừa sản xuất”
II. Diễn biến:
Giai đoạn 1:
- Đêm 30-4-1977, địch tập trung 7 tiểu đoàn, bất ngờ tấn công biên giới tỉnh An Giang.
- Trong dêm 30, Quân khu chỉ đạo một mặt kiên quyết đánh trả, một mặt tăng cường phòng thủ biên giới.
-Tháng 12-1977, Quân khu tổ chức chiến dịch tiến công sâu sang đất Campuchia.
- Ngày 24-4-1978, địch đánh vào xã Mỹ Đức, lực lượng của Tỉnh nhanh chóng đánh bạt các mũi tiến công đảy địch về phía bên kia biên giới.
2. Giai đoạn 2:
- Ngày 7-6-1978, địch tấn công Kiên Lương.
- Ngày 24-7-1978 địch đánh vào Sa Kỳ, Thị Vạn (Hà Tiên)
- Tháng 12-1978 ta bẻ gãy các mũi tiến công của địch, khôi phục một số khu vực quan trọng.
- Ngày 25-12-1978, ta phối hợp với Campuchia tổ chức phản công.
- Ngày 7-1-1979 đã giải phóng PhnômPênh đánh dấu sự sụp đổ của chế độ diệt chủng ở Campuchia.
III. Kết quả:
- Sự chiến đấu dũng cảm của quân và dân ta ở Hà Tiên
- Đảng bộ, quân dân Kiên Giang góp phần xứng đáng vào chiến thắng trên biên giới Tây Nam, đập tan chế độ diệt chủng
- Làm tốt nghĩa vụ quốc tế với dân tộc Campuchia.
3. Củng cố, luyện tập
- Nhắc lại nội dung bài học.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà
	Đọc lại các nội dung đã học
5. Phần bổ sung của đồng nghiệp:
.....................................................................................................................................
.................................................................................................................................... .
.

File đính kèm:

  • docLich_su_dia_phuong_kien_giang_lop_9_20150726_012724.doc
Giáo án liên quan