Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 7, Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

? Nêu các phong trào công nhân tiêu biểu trong những năm 1830 – 1840 ở Pháp , Đức, Anh.

- Trong những năm 1830 - 1840, phong trào công nhân ở các nước Pháp, Đức, Anh phát triển mạnh. + + Năm 1831, công nhân dệt ở thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm và đòi thiết lập chế độ cộng hòa. Họ nêu cao khẩu hiệu “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu”. Cuộc khởi nghĩa cuối cùng bị giới chủ đàn áp.

 + Năm 1844, công nhân dệt vùng Sơ-lê-din (Đức) khởi nghĩa, chống lại sự hà khắc của giới chủ. Khởi nghĩa bị đàn áp đẫm máu.

+ Từ năm 1836 đến năm 1847, ở Anh diễn ra “Phong trào Hiến chương”. Hình thức đấu tranh của phong trào này là mít tinh, biểu tình, đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm cho người lao động. Phong trào cuối cùng bị dập tắt.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 14976 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 7, Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 04
Tiết: 07 
Bài 4: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC
Ngày soạn: 04/09/2013
Ngày dạy: 09/09/2013 
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Buổi đầu của phong trào công nhân -đập phá máy móc và bãi công trong nửa thế kỉ XIX.
- Các Mác, Ph.Ăngghen và sự ra đời của CNXH khoa học.
- Phong trào công nhân vào những năm 1848-1870
2. Tư tưởng: Lòng biết ơn các nhà sáng lập ra CNXH khoa học
- Giáo dục tinh thần yêu nước quốc tế chuyên chính, tinh thần đấu tranh của giai cấp công nhân.
3. Kĩ năng: Biết phân tích nhận định về qu trình phát triển của phong tra công nhân vào thế kỉ XIX.
- Bước đầu làm quen với sự kiện lịch sử “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy-học:
* Giáo viên:
- Tranh ảnh phóng to theo SGK, chân dung CácMác và Ăngghen
- Bảng tuyên ngôn của ĐCS và các tài liệu khác.
* Học sinh:
- SGK, vở.
2. Phương pháp:
- Vấn đáp, trực quan….
III/ Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định & KTBC (5'):
Câu 1: Vì sao các nước phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa?
- Từ khi tiến hành cách mạng công nghiệp, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường của các nước tư bản (nhất là Anh và Pháp) trở nên cấp thiết, khiến chính phủ tư sản các nước này đẩy mạnh việc xâm lược thuộc địa. 
2. Bài mới: Giai cấp vô sản ra đời cùng với tư sản nhưng bị áp bức bó lột thậm tê-> gcVS> gcVS nổ dậy đấu tranh-> phong trào cng nhân ra đời.
TG
Hoạt động dạy và học
Nội dung cần đạt
18'
? Vì sao ngay từ lúc mới ra đời, giai cấp công nhân đã đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản?
- Cùng với sự phát triển công nghiệp, giai cấp công nhân sớm ra đời. Ngay từ buổi đầu, họ đã bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề, thường phải làm việc từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày trong điều kiện thiếu an toàn, đồng lương lại rẻ mạt. Cả phụ nữ và trẻ em cũng bị bóc lột. Vì vậy, công nhân đã nổi dậy đấu tranh. 
? Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em?
- Lao động trẻ em bị trả lương thấp, trẻ em chưa có ý thức chống lại chủ.
? Hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân chống lại chủ là gì?
- Hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân là đập phá máy móc và đốt công xưởng (do nhận thức sai lầm, cho rằng máy móc là nguyên nhân gây ra sự cực khổ cho họ). Cuộc đấu tranh nổ ra ở Anh, sau đó là Pháp, Đức, Bỉ,...
? Ngoài đập phá máy móc, cuộc đấu tranh của công nhân còn diễn ra dưới hình thức nào?
- Đến đầu thế kỉ XIX, công nhân đã chuyển sang đấu tranh với hình thức bãi công, đòi tăng lương và giảm giờ làm, thành lập các tổ chức công đoàn để bảo vệ mình.
? Vai trò của công đoàn đối với phong trào công nhân như thế nào?
- Công đoàn là tổ chức nghề nghiệp của công nhân, có nhiệm vụ đoàn kết, tổ chức họ đấu tranh đòi quyền lợi cho mình, như đòi tăng lương giảm giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc (vệ sinh môi trường, an toàn lao động…), giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn (đau ốm, tai nạn, thất nghiệp…).
I/ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX:
1. Phong trào đập phá máy móc và bãi công
* Nguyên nhân: Công nhân bị bóc lột nặng nề.
* Hình thức: Đập phá máy móc, đốt công xưởng, bãi công, đòi thành lập Công đoàn.
* Kết quả: Thành lập các công đoàn 
17'
? Nêu các phong trào công nhân tiêu biểu trong những năm 1830 – 1840 ở Pháp , Đức, Anh.
- Trong những năm 1830 - 1840, phong trào công nhân ở các nước Pháp, Đức, Anh phát triển mạnh. + + Năm 1831, công nhân dệt ở thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm và đòi thiết lập chế độ cộng hòa. Họ nêu cao khẩu hiệu “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu”. Cuộc khởi nghĩa cuối cùng bị giới chủ đàn áp.
	+ Năm 1844, công nhân dệt vùng Sơ-lê-din (Đức) khởi nghĩa, chống lại sự hà khắc của giới chủ. Khởi nghĩa bị đàn áp đẫm máu.
+ Từ năm 1836 đến năm 1847, ở Anh diễn ra “Phong trào Hiến chương”. Hình thức đấu tranh của phong trào này là mít tinh, biểu tình, đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm cho người lao động. Phong trào cuối cùng bị dập tắt. 
 ? Nét mới trong phong trào công nhân những năm 1830 – 1840 ở Pháp , Đức, Anh là gì?
- Nét mới trong phong trào công nhân những năm 1830 – 1840 ở Pháp , Đức, Anh là đấu tranh chính trị, tiến tới đấu tranh vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
 ? Kết cục phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước châu Âu nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào?
- Các phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước châu Âu nửa đầu thế kỉ XIX cuối cùng đều bị thất bại, nhưng nó đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế, tạo điều kiện cho sự ra đời của lí luận cách mạng sau này.
 ? Nguyên nhân thất bại của phong trào công nhân ở các nước châu Âu nữa đầu thế kỉ XIX?
- Vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng (một chính đảng cách mạng).
- Chưa có đường lối chính trị đúng đắn, chưa có lí luận khoa học và cách mạng.
- Giai cấp tư sản còn rất mạnh.
- Trình độ giác ngộ và tổ chức của giai cấp công nhân còn yếu.
- Chịu ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng phi vô sản.
 ? Phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước châu Âu trong những năm 1830 – 1840 có khác gì so với phong trào công nhân trước đó?
- Giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập, tiến hành cuộc đấu tranh chính trị trực tiếp chống lại giai cấp tư sản.
2. Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840
- Đấu tranh chính trị., biểu tình, đưa kiến nghị...
=> có sự trưởng thành
- Tiêu biểu: Phong trào đấu tranh công nhân ở Pháp, Đức, Anh (SGK)
=> Phong trào công nhân thất bại vì thiếu tổ chức cách mạng vững vàng, chưa có đường lối chính trị đúng đắn.
3. Củng cố: ( 4')
- Nguyên nhân thất bại của phong trào công nhân ở các nước châu Âu nữa đầu thế kỉ XIX?
- Phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước châu Âu trong những năm 1830 – 1840 có khác gì so với phong trào công nhân trước đó?
4. Dặn dò: (1') Học bài theo câu hỏi củng cố. Soạn phần II “Sự ra đời của chủ nghĩa Mác” Sưu tầm tranh ảnh, các mẫu chuyện về Các Mác, Ăngghen.
5. Rút kinh nghiệm.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doc8tu4-t7.doc