Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 52: Lịch sử địa phương

- Gv hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các nội dung :

1. Tại sao Pháp chọn ĐN làm điểm tấn côngđầu tiên khi xâm lược nước ta ?

2. Những diễn biến chính trong cuộc kháng chiến của nhân dân ĐN ?

3. Ý nghĩa chiến thắng của nhân dân ĐN trong chiến trận 1858 - 1860 ?

- Hs thảo luận và trình bày

- GV nhận xét, bổ sung nội dung:

+Từ thế kỉ XVII- XVIII, Pháp đã thể hiện tham vọng xâm lược nước ta. Giáo sĩ người Pháp thời kì đó là Pierre Poivre khi đến Đàng Trongđã viết " Cần phải làm chủ 2 cảng Cửa Hàn và Hội An. Vũ lực là phương tiện duy nhất phải được áp dụng "

+Ngày 21/11/1857 Hoàng đế Pháp đã giao cho phó Đô đốc hải quân Pháp Rigaultde Geoiilly tiến hành cuộc viễn chinhVN.Lực lượng của Pháp lúc đó là 14 tàu chiến, hơn 2000 quân , kể cả quân TBN

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5765 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 52: Lịch sử địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 36
Tiết : 52
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Ngày soạn: 29/04 /2014
Ngày dạy: 06/05/2014
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức
 Học sinh tiềm hiểu về lịch sử địa phương mình đang sinh sống
2.Kỹ năng : khắc sâu kiến thức về lịch sử địa phương.
3.Thái độ : có thái độ tự hào về truyền thống địa phương.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 Học sinh chuẩn bị ở nhà trước.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định : 1’
2. KTBC ( không)
3. Bài mới:41’
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm tìm hiểu về lịch sử
- Làm xong gv mời nhóm trưởng đọc kết quả của nhóm mình.
- Từng nhóm nhận xét
- Giáo viên tổng kết
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC ĐẦU THẾ KỈ XX Ở ĐÀ NẴNG
I.Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
- Những diễn biến chính từ khi TD Pháp xâm lược Đà Nẵng- mở đầu cuộc xâm lược nước ta và phong trào kháng chiến của nhân dân ĐN 
- Những thắng lợi của quân dân ĐN trong cuộc kháng chiến 1858 – 1860
- Những nét chính về phong trào đấu tranh ở ĐN cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Những nhân vật LS tiêu biểu trong phong trào chống Pháp ở ĐN 
2. Tư tưởng :
- Nhận thứcđược vai trò, đóng góp của ĐN trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm đối với LS dân tộc .
- Giáo dục lòng tự hào về quê hương , lòng yêu quê hương đất nước, ý thứ cnoi gương học tập những vị tiền bối trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng quê hương 
3. Kĩ năng :
- Sưu tầm, ghi chép tài liệu 
- Nhận định, đánh giá nhân vật LS 
II. Chuẩn bị và phương tiện :
- Giáo viên : + Đọc các tài liệu liên quan 
	+ Chuẩn bị bản đồ VN, bản đồ hành chính ĐN
- Học sinh : + Ôn lại kiến thức đã học : bài 24, 25, 26
	+ Sưu tầm tài liệu về các nhân vật LS tiêu biểu ở ĐN 
III. Hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài : 
 ĐN là nơi có vị trí chiến lược quan trọng củaVN ở thế kỉ XVIII – XIX , cách kinh thành Huế khoảng100km về phía nam. ĐN có 1 hải cảng rộng và sâu- một vị trí quan trọng về quân sự và thương mại . Vì thế Đn trở thành địa điểm đầu tiên thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Ngày 1. 09. 1858, nhân dân ĐN là những người đầu tiên đứng lên chống ngoại xâm.
2. Bài mới :
Hoạt động củaGV và học sinh
Nội dung ghi bảng
Mục 1 
* Hoạt động 1 
- GV dùng bản đồ giới thiệu về vị trí ĐN 
- HS đọc tài liệu sưu tầm , đọc Sgk bài 24 - mục I 
- GV dùng bảng niên biểu về chiến trường ĐN 1858 – 1860 
1/ Đà Nẵng - nơi mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp :
a. Các sự kiện chính :
Thời gian
Sự kiện
1. 9. 1858 
Liên quân Pháp – TBN tấn công ĐN
- Nhân dân ĐN thực hiện “ vườn không nhà trống ” để đánh giặc 
2/ 1859 
- Pháp rút quân từ ĐN vào tấn công Gia Định 
4/ 1859 
- Pháp kéo quân từ Gia Định ra Đn cứu nguycho chiến trường ĐN
8/ 5/ 1859
- Pháp tấn công Hải Châu, Phước Ninh, Thạch Gián, Liên Trì
18/ 11/ 1859
- Pháp tấn công đồn Chơn Sảng nhưng thất bại
22/ 2/ 1860
- Pháp rút quân khỏi ĐN 
* Hoạt động 2 
- Gv hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các nội dung :
1. Tại sao Pháp chọn ĐN làm điểm tấn côngđầu tiên khi xâm lược nước ta ?
2. Những diễn biến chính trong cuộc kháng chiến của nhân dân ĐN ?
3. Ý nghĩa chiến thắng của nhân dân ĐN trong chiến trận 1858 - 1860 ?
- Hs thảo luận và trình bày 
- GV nhận xét, bổ sung nội dung:
+Từ thế kỉ XVII- XVIII, Pháp đã thể hiện tham vọng xâm lược nước ta. Giáo sĩ người Pháp thời kì đó là Pierre Poivre khi đến Đàng Trongđã viết " Cần phải làm chủ 2 cảng Cửa Hàn và Hội An. Vũ lực là phương tiện duy nhất phải được áp dụng "
+Ngày 21/11/1857 Hoàng đế Pháp đã giao cho phó Đô đốc hải quân Pháp Rigaultde Geoiilly tiến hành cuộc viễn chinhVN.Lực lượng của Pháp lúc đó là 14 tàu chiến, hơn 2000 quân , kể cả quân TBN 
+ Sáng 1. 9.1858, quân Pháp nổ súngđánh thành Điện Hải và cho quân đổ bộ lên bờ. Chiều cùng ngày Pháp chiếm bán đảo Sơn Trà
+ 6/ 10/ 1858, Pháp tấn công khu vực tả ngạn sông Hàn, vây hãm đồn Mĩ Thị . Thống chế Lê Đình Lí đã hi sinh trong trận chiến này . Triều đình đã cử NGuyễn Tri Phương vào chỉ huy mặt trận ĐN 
+ Ở Sơn Trà nhân dân đã thực hiện kế sách " vườn không nhà trống" để đánh giặc 
+ Ngày 2. 2. 1859, đại bộ phận quân Pháp rời ĐN vào Gia Định .
- GV cho HS quan sát và cung cấp thêm 1 số thông tin về các địa điểm ghi dấu ấn cuộc Kchiến của nhân dân ĐN : thành Điện Hải, nghĩa địa Y- pha- nho, nghĩa trủng Hoà Vang.....
- GV kết luận mục 1 : như vậy trong khoảng thời gian 1858 - 1860 quân dân ĐN là người mở đầu cho cuộc Kchiến chống Pháp. Đã đánh bại ý đồ đánh nhanh thắng nhanh của Pháp quân Pháp bước đầu gặp thất bại và khó khăn khi xâm lược nước ta .
Mục 2
*Hoạt động 3 
- GV yêu cầu HS nhắc lại những ý chính về phong tràoCần Vương 
- Gv giải thích : phong trào Nghĩa hội ở QN là 1 bộ phận của phong trào CVương 
- HS đọc tài liệu về phong trào Nghĩa hội Qn 
- GV : Hãy nêu những sự kiện tiêu biểu của phong trào Nghĩ hội ở QN ? 
+ Hs trả lời 
- Gv nhận xét bổ sung 
+ Phong trào do vua HNghi phát động đã được nhân dân QN hưởng ứng mạnh mẽ làm dấy lên 1 phong trào chống mạnh mẽ khắp nơi. Phong trào Nghĩa hội QN gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Duy Hiệu Nguyễn Thành, Lê Trung Đình .......
+ Chiến công nổi bật nhất của lực lượng nghĩa quân là tấn công vào đội quân xây dựng con đường chiến lược từ Huế đi ĐN của thực dân Pháp . Cuộc tập kích diẽn ra vào dêm 28/ 2 rạng sáng 1/ 3/ 1886 đã diệt được tên đại uý công binh của giặc , 1 trung sĩ và 6 lính Pháp tại Nam CHơn. 
* Hoạt động 4 
- Hs đọc tài liệu về phong trào yêu nước ở QN đầu thế kỉ XX 
- GV nêu sơ lược các phong trào :
1. Ptrào Đông Du
2. Cuộc vận động Duy Tân
3. Ptrào chống thuế ở Trung kì .
- Gv : Trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, ở QN có những nhân vật tiêu biểu nào ?
- Hs trả lời 
Gv : Phong trào chống thuế ở Hoà Vang, ĐN diễn ra như thế nào ?
- Hs trả lời
- GV nhận xét , kết luận nêu tên các nhân vật tiêu biểu : Tiểu la Nguyễn Thành, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Cao Vân..... 
Mục 3
Hoạt động 5 
- Gv tổ chức Hs thảo luận nhóm : trình bày những nét chính về các nhận vật LS tiêu biểu : sơ lược tiểu sử, phẩm chất nổi bật , những đóng góp cho phong trào đấu tranh 
Ông Ích Khiêm
Thái Phiên
Lê Bá Trinh
Huỳnh Bá Chánh
- Hs dựa vào tài liệu đã sưu tầm và tài liệu giáo viên cung cấp thảo luận và xây dựng chân dung nhân vật LS 
- Đại diện HS trình bày kết quả 
- Gv nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh 
1. Ông Ích Khiêm ( 1832 - 1884) : Quê làng Lệ Phong, huyện Hoà Vang , nay là xã Hoà Thọ, Hoà Vang ĐN ; năm 15 tuổi đỗ cử nhân , là một người có tài thao lược , lập được nhiều chiến công . Là 1 người cương trực . Khi bị cách chức về quê làm ruộng ông đứng ra tổ chức vận động nhân dân khai hoang, đắp đường làm thuỷ lợi. Trong chiến trận 1858 - 1860 dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Tri Phương , Ông Ích Khiêm cầm quân baỏ vệ ĐN . Ông cũng là 1nhân vật chủ chốt trong cuộc chiến đấu bảo vệ kinh thành HUế. 
2. Thái Phiên ( 1882 - 1916) : Quê làng Nghi An, Hoà Vang, nay là Hoà Phát Hoà Vang ĐN. Trong phong trào Đông Du , Thái Phiên tham gia vận động tài chính bị Pháp bắt giam tại nhà ngục Hội An. Ra tù, Thái Phiên trở thành nhân vật chủ chốt của phong trào chống Pháp ở Qnsau phong trào chống thuế. Thái Phiên cùng với Trần Cao Vân là 2 người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân năm 1916 . Cuộc K.nghĩa thấtbại , Thái Phiên cùng với TCV bị chém ở An Hoà , Huế .
3. Lê Bá Trinh ( 1875 - 1937) : Quê gốc ở Hải Châu, ĐN , về sống tại làng Tân Hựu , Hoà Hải . Khoa Canh Tý năm 1900 thi đỗ cử nhân, về quê mở trường dạy học . Là nhân vật tích cực trong phong trào Duy Tân, Đông Du . Năm 1908 bị thực dân Pháp đày đi Côn Đảo 11 năm 
4. Huỳnh Bá Chánh ( 1832 - 1887) : Quê làng Khái Đông, huỵện Diên Phước, phủ Điện Bàn , Quảng Nam . Thi đỗ cử nhân năm 1873 ( khoa Quí Dậu) , dỗ phó bảng khoa Kỉ Mão ( 1879) , giữ chức Giám sát ngự sử . Năm 1885 treo ấn từ quan về quê QN, cùng Nguyễn Duy Hiệu lập tân tỉnh chống Pháp. Cuối năm 1887, bị thực dân Pháp bắt và kết án tử hình tại chợ Củi ( Duy Xuyên ,QN)
b. ý nghĩa :
- Làm thất bại âm mưu " đánh nhanh thắng nhanh " của thực dân Pháp
2/ Đà Nẵng trong phong trào Nghĩa hội Quảng Nam
- 10/ 1885 : Nghĩa hội bao vây và tấn công quân Pháp ở Phú Thượng ( Hoà Sơn, Hoà Vang)
- 1/ 3/ 1886 : tập kích Nam Chơn , tiêu diệt 1 đại uý chỉ huy đội quân làm đường của thực dân Pháp 
3/ Đà Nẵng trong phong trào yêu nước đầu tthế kỉ XX
- Các nhân vật Ls tiêu biểu 
1. Ông ích Khiêm 
2. Thái Phiên 
3. Lê Bá Trinh 
4. Huỳnh Bá Chánh 
4. Củng cố:2’
5. Dặn dò:1’ Về nhà sưu tầm LSĐP
 *Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doc8tu36-t52.doc