Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 50, Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

- Tổ chức HS trả lời:

? Vì sao Pháp xâm lược Việt Nam?

- Do nhu cầu tìm kiếm thị trường thuộc địa của bọn thực dân.

- Lấy Việt Nam làm bàn đạp chiếm TQ, khu vực Tây Nam.

- Nhà Nguyễn yếu hèn.

? Nguyên nhân làm cho nước ta trở thành thuộc địa của TDP?

- G/c PK nhu nhược yếu hèn không biết dựa vào dân để tổ chức kháng chiến.

- Nhà Nguyễn không chịu canh tân đất nước, để tạo ra thực lực quốc gia chống ngoại xâm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 9387 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 50, Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 34 
Tiết: 50 
Bài 31: ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM
TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918
Ngày soạn: 15/04/2014
Ngày dạy: 22/04/2014 
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố những kiến thức cơ bản về:
- Lịch sử dân tộc từ thời kì giữa thế kỉ XIX đến hết CTTG I
- Tiến trình xâm lược của thực dân Pháp; cuộc đấu tránh chống xâm lược của nhân dân ta, nguyên nhân thất bại của công cuộc giữ nước cuối thế kỉ XIX.
- Đặc điểm; diễn biến cơ bản của phong trào đấu tranh vũ trang trong phạm trù phong kiến (1885-1896)
- Bước chuyển biến của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.
2. Tư tưởng: 
- Củng cố lòng yêu nước, chí căm thù giặc.
- Trân trọng các tấm gương dũng cảm vì dân, vì nước, noi gương học tập cha anh.
3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét đánh giá, tổng hợp trong việc học tập bộ môn LS.
- Kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh LS để trả lời.
- Biết tường thuật, diễn giải một câu hỏi có liên quan đến tri thức LS.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương tiện.
Bản đồ Việt Nam
Tranh ảnh có liên quan đêna LS kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX-trước 1918.
2. Phương pháp: - Vấn đáp, giảng giải, trực quan. 
III/ Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định&KTBC: (5’) Nêu điểm giống và khác nhau giữa các PT yêu nước đầu thế kỉ XX với PT yêu nước cuối thế kỉ XIX về mục đích, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh?
Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, hướng đi của Người có gì mới so với các chí sĩ yêu nước trước đó?
2. Bài mới: (35’)Chúng đã tìm hiểu LSVN giai đoạn 1858-1918, hôm nay chúng ta thống kê lại những sự kiện đáng chú ý trong giai đoạn này.
I/ Những sự kiện chính:
- Chia HS làm 3 nhóm, HD mỗi nhóm lập một bảng thống kê theo từng nội dung sau:
Bảng1: Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta.
Thời gian
Quá trình xâm lược của thực dân Pháp
Cuộc đấu tranh của nhân dân ta
1-9-1858
Pháp đánh bán đảo Sơn Trà mở màn cuộc xâm lược Việt Nam
Quân ta đánh trả quyết liệt
2-1859
Pháp kéo quân vào Gia Định
Quân ta chặn địch ở đây
2-1862
Pháp chiếm , Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
6-1862
Hiệp ước Nhâm Tuất, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kì.
Nhân dân độc lập kháng chiến
6-1867
Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây
Nhân dân sáu tỉnh khởi nghĩa
20-11-1873
Pháp đánh thành Hà Nội
Nhân dân tiếp tục chống Pháp
18-8-1883
Pháp đánh Huế. Điều ước Hác-măng, Pa-tơ-nôt công nhận sự bảo hộ của Pháp
Triều đình đầu hàng nhưng phong trào kháng chiến của nhân dân ta không chấm dứt
Bảng 2: Lập niên biểu về phong trào Cần vương:
Thời gian
Sự kiện
5-7-1885
Cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế
13-7-1885
Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần vương
1886-1887
Khởi nghĩa Ba Đình
1883-1892
Khởi nghĩa Bãi Sậy
1885-1895
Khởi nghĩa Hương Khê
Bảng 3:Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX (đến 1918):
Phong trào
Chủ trương
Biện pháp đấu tranh
Thành phần tham gia
Phong tào Đông Du (1905-1909)
Giành độc lập, xây dựng xã hội tiến bộ
Bạo động vũ trang để giành độc lập. Cầu viện Nhật.
Nhiều thành phần nhưng chủ yếu là thanh niên yêu nước
Đông Kinh nghĩa thục (1907)
Giành độc lập, xây dựng xã hội tiến bộ
Truyền bá tư tưởng mới, vận động chấn hưng đất nước.
Đông đảo nhân dân tham gia, nhiều tầng lớp xã hội.
Cuộc vận động Duy Tân ở Trung kì (1908)
Nâng cao ý thức tự cường để đi đến giành độc lập
Mở trường, diễn thuyết tuyên truyền, đả phá phong tục lạc hậu. bỏ cái cũ, học theo cái mới, cổ động việc mở mang công thương nghiệp...
Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
Phong trào chống thuế ở Trung kì (1908)
Chống đi phu, chống sưu thuế
Từ đấu tranh hòa bình, phong trào dần thiên về xu hướng bạo động
Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, chủ yếu là nông dân
II/ Những nội dung chủ yếu:
- Tổ chức HS trả lời:
? Vì sao Pháp xâm lược Việt Nam?
- Do nhu cầu tìm kiếm thị trường thuộc địa của bọn thực dân.
- Lấy Việt Nam làm bàn đạp chiếm TQ, khu vực Tây Nam.
- Nhà Nguyễn yếu hèn. 
? Nguyên nhân làm cho nước ta trở thành thuộc địa của TDP? 
- G/c PK nhu nhược yếu hèn không biết dựa vào dân để tổ chức kháng chiến.
- Nhà Nguyễn không chịu canh tân đất nước, để tạo ra thực lực quốc gia chống ngoại xâm.
? Nhận xét chung về phong trào kháng Pháp cuối thế kỉ XIX? (quần chúng đứng lên đấu tranh rất quyết liệt khắp Bắc và Trung kì, hình thức đấu tranh vũ trang, nằm trong phạm trù phong kiến, kết quả thất bại, khủng hoảng về lãnh đạo, bế tắc về đường lối...)
? Phong trào Cần vương?
- Nguyên nhân: nhà Nguyễn đầu hàng Pháp, nhân dân phản đối căm phẫn, phe chủ chiến muốn chống Pháp đến cùng, Hàm Nghi ra chiếu Cần vương.
- Diễn biến: Phong trào phát triển theo 2 giai đoạn từ 1885-1888, gồm những cuộc khởi nghĩa lớn: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.
- Ý nghĩa: thể hiện truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc.
- Hạn chế: Khủng hoảng lãnh đạo, bế tắc đường lối.
? Những chuyển biến kinh tế, xã hội tư tưởng trong phong trào yêu nước VN đầu thế kỉ XX?
- Nguyên nhân chuyễn biến: Trào lưu tư tưởng DCTS truyền vào VN, TD Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xu hướng CMDCTS xuất hiện.
- Nhận xét: CMVN thay đổi từ phạm trù PK chuyển sang khuynh hướng TS, hìmh thức đấu tranh phong phú, thành phần tham gia đông đảo hơn cuối TK XIX...
? Bước đường hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành?
- Thấy rõ sự khủng hoảng và bế tắc về đường lối của CMVN.
- Quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc.
3. Củng cố: (4’)
Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương.
So sánh hai xu hướng cứu nước: bạo đông của PBC và cải cách của PCT?
*Dặn dò : (1’) Sưu tầm tài liệu về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ từ thời niên thiếu cho đến 1918. Ôn tập theo nội dung đề cương để thi HK III.

File đính kèm:

  • doc8tu34-t50.doc