Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 46, Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam

Mục tiêu 2: Chính sách khai thác về kinh tế của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế nước ta có sự biến đổi:

? Pháp đã thực hiện chính sách kinh nông nghiệp như thế nào? (Cướp ruộng đất.)

? Bọn đồn điền chủ Pháp thực hiện phương thức bóc lột gì? Tai sao nh vây? (Phát canh thu tô, mục đích thu lợi nhuận tối đa, người nông dân phụ thuộc chủ).

? Trong công nghiệp chúng đã thực hiện chính những chính sách gì?

? Về giao thông vận tải chúng đã làm gì?

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 16948 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 46, Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30 
Tiết: 46 
Bài 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYẾN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.
Ngày soạn: 18/03/2014
Ngày dạy: 25/03/2014 
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Học sinh cần:
- Biết được chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp. Qua đó hiểu được mục đích và phương pháp khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam.
- Những nét chính về sự biến đổi kinh tế, cơ cấu xã hội Việt Nam ở nông thôn và thành thị trứoc tác động của cuộc khai thác thuộc địa.
- Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc mới.
2. Tư tưởng: 
- Thấy được âm mưu và dã tâm của thực dân Pháp, mâu thuẩn cơ bản của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XIX, thái độ chính trị của từng giai cấp, tầng lớp đối với độc lập dân tộc.
- Trân trọng hành động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XIX.
3. Kĩ năng: Sử dụng bản đồ. Rút ra đặc điểm của các giai cấp tầng lớp xã hội, trên cơ sở đó lập bảng biểu so sánh để ghi nhớ.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương tiện.
Lược đồ Liên bang Đông Dương thuộc Pháp.
Tài liệu, tranh ảnh liên quan đến bài giảng.
Sơ đồ tổ chức bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương.
2. Phương pháp: - Vấn đáp, giảng giải, trực quan.
III/ Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định&KTBC: (5’) Kể tên các nhà cải cách cuối thế kỉ XIX. Nội dung của các đề nghị cải cách?
Vì sao các đề nghị cải cách này không thực hiện được?
2. Bài mới: Sau khi căn bản bình định xong nước ta, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa ở Việt Nam một cách qui mô. Chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Pháp như thế nào? Tác động đến nước ta như thế nào? Tìm hiểu qua bài học.
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
12’
Mục tiêu 1: Pháp tổ chức bộ máy thống trị chặt chẽ từ trên xuống dưới.
- HS đọc mục 1 SGK.
? Em cho biết về tổ chức bộ máy nhà nước lúc bấy giờ có gì khác trước? có những điểm thống nhất giả tạo nào?(thành lập Liên bang Đông Dương gồm 5 xứ đứng đầu là Toàn quyền Đông Dương với nhiều chế độ khác nhau nhưng thực chất đều là thuộc địa của Pháp, chia rẽ khối đoàn kết thống nhất của nhân dân ta).
? Bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa 
phương ở Việt Nam được tổ chức như thế nào?
Dùng sơ đồ câm hướng dẫn HS hình thành sơ đồ tổ chức bộ máy thống trị của Pháp.
? Em có nhận xét gì về bộ máy cai trị của thực dân Pháp?( Bộ máy nhà nước được thiết lập chặt chẽ tư trung ương đến địa phương đều do Pháp chi phối)
I/ Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914):
1. Tổ chức bộ máy nhà nước:
- Sơ đồ: (bảng phụ)
- Tổ chức bộ máy nhà nước từ trên xuống do Pháp chi phối.
- Tăng cường ách áp bức bóc lột, kìm kẹp để tiến hành khai thác Việt Nam. Làm giàu cho tư bản Pháp.
12’
Mục tiêu 2: Chính sách khai thác về kinh tế của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế nước ta có sự biến đổi:
? Pháp đã thực hiện chính sách kinh nông nghiệp như thế nào? (Cướp ruộng đất.)
? Bọn đồn điền chủ Pháp thực hiện phương thức bóc lột gì? Tai sao nh vây? (Phát canh thu tô, mục đích thu lợi nhuận tối đa, người nông dân phụ thuộc chủ).
? Trong công nghiệp chúng đã thực hiện chính những chính sách gì?
? Về giao thông vận tải chúng đã làm gì?
? Về thương nghiệp chúng có những chính sách gì?(độc chiếm thị trường Việt Nam về mua bán hàng hóa, nguyên liệu, thu thuế).
? Các chính sách kinh tế trên của Pháp nhằm mục đích gì? (Vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta làm giàu cho Pháp)
Thảo luận nhóm: Nhận xét về nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX? (Nhìn chung kinh tế có phát triển nhưng tài nguyên bị vơ vét, nông nghiệp giẫm chân tại chỗ, công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng. Kinh tế Việt Nam vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và ngày càng phụ thuộc KT Pháp).
2. Chính sách kinh tế:
- Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất, phát canh thu tô.
- Công nghiệp: tập trung khai thác để xuất khẩu, đầu tư công nghiệp nhẹ.
- Giao thông vận tải: có phát triển.
- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường, tăng thêm các loại thuế.
=> Kinh tế Việt Nam vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và ngày càng phụ thuộc KT Pháp.
11’
Mục tiêu 3: Chính sách văn hóa giáo dục của Pháp ở Việt Nam nhằm tạo ra tầng lớp tay sai cho Pháp, kìm hãm nhân dân ta trong ngu dốt, lạc hậu để dễ bề cai trị.
HS đọc mục 3SGK
? Nêu những chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp ở VN?(SGK)
? Chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp nhằm mục đích gì?(Mục đích của chính sách này là ngu dân, nô dịch tạo ra tầng lớp người chỉ biết phục tùng cho Pháp, lợi dụng phong kiến để cai trị, đàn áp nhân dân, kìm hãm nhân dân trong vòng ngu dốt đễ dễ bề cai trị)
GV: ngoài ra Pháp còn sử dụng sách báo độc hại để tuyên truyền...duy trì các thói hư tật xấu...)
? Ảnh hưởng của của chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp đến Việt Nam?(đưa vào nền văn hóa phương Tây vào VN, tạo ra một tầng lớp thượng lưu, trí thức mới, nhưng chỉ để phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột của Pháp còn nhân dân bị kìm hãm trong vòng ngu dốt, lạc hậu)
3. Chính sách văn hóa, giáo dục:
- Duy trì nền giáo dục phong kiến.
- Mở một số trường học, cơ sở y tế và văn hóa.
=> Mục đích tạo ra tầng lớp tay sai. Kìm hãm nhân dân trong vòng ngu dốt.
3. Củng cố: (4’)
	Nội dung của chính sách “khai thác lần thứ nhất” của thực dân Pháp ở nước ta về:
- Tổ chức bộ máy nhà nước.
- Chính trị kinh tế.
- Văn hóa giáo dục.
Những chính sách này có mặt nào tích cực và mặt nào hạn chế đối với nước ta?
Dặn dò: (1’) Học bài câu hỏi 1, 2/143 SGK. Soạn phần II: Những biến chuyển của xã hội Việt Nam , nghiên cứu nội dung câu hỏi cuối các mục.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY CAI TRỊ CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở ĐÔNG DƯƠNG:
CAM-PU-CHIA
(Khâm sứ)
LÀO
(Khâm sứ)
NAM KÌ
(Thống đốc)
TRUNG KÌ
(Khâm sứ)
BẮC KÌ
(Thống sứ)
TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG (Pháp)
BỘ MÁY HÀNH CHÍNH CẤP KÌ (Pháp)
BỘ MÁY HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH (Pháp và bản xứ)
BỘ MÁY HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN, XÃ , THÔN (bản xứ)

File đính kèm:

  • doc8tu30-t46.doc