Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 42, Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX - Năm học 2015-2016 - Đỗ Dương Tuyên

* Họat động 1:

Giáo viên: Dùng lược đồ xác định vị trí Yên Thế, giới thiệu địa hình, phong thổ, vị trí, con người của vùng đất này.

(?): Vì sao nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

HS:

Trả lời: Nhân dân Yên Thế căm ghét thực dân phong kiến. Họ gan góc, dũng cảm và yêu tự do. Khởi nghĩa bắt đầu khi Pháp bình định Yên Thế.

GV: nhận xét- kết luận

Học sinh đọc SGK trang 132, nắm diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa qua các giai đoạn: (1884 – 1892); (1893 - 1908); (1909 - 1913).

Học sinh thảo luận: Nhận xét về khởi nghĩa Yên Thế? (thời gian, tính chất, nguyên nhân thất bại).

HS: trả lời

+ Tồn tại lâu hơn các cuộc khởi nghĩa Cần Vương (giáo viên giải thích theo SGK trang 19).

+ Khởi nghĩa xuất phát từ lòng yêu nước, yêu quê hương, bảo vệ cuộc sống tự do.

+ Thất bại vì chỉ bó hẹp trong một địa phương, lực lượng chênh lệch, chưa có sự lãnh đạu của một giai cấp tiên tiến, bế tắc về đường lối.

+ Thể hiện tính chất dân tộc, yêu nước sâu sắc.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 42, Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX - Năm học 2015-2016 - Đỗ Dương Tuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Tiết 42 	 Ngày soạn: 29/02 /2016
 Ngàydạy: 02/03/2016- 8A
	 Ngàydạy: 04/03/2016- 8B
BÀI 27: KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỈ XIX
I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức 
 - Giúp học sinh nắm được đặc điểm của một loại hình đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX – phong trào không có sự chi phối của tư tưởng Cần Vương mà trước đây thường được gọi là đấu tranh “tự động”, “tự phát”.
 - Những nội dung cần nắm:
+ Hoàn cảnh bùng nổ phong trào.
+ Quy mô diễn biến của phong trào nông dân Yên Thế.
+ Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử.
2.Kỹ năng:
 - Miêu tả ,tường thuật môt sự kiện lịch sử.
 - Sử dụng bản đồ.
 - Đối chiếu so sánh, phân tích, đánh giá lịch sử.
3. Tư Tưởng :
 - Khắc sâu hình ảnh người nông dân Việt Nam: cần cù, chất phát, yêu tự do, căm thù quân xâm lược.
 - Những hạn chế của nông dân khi tiến hành đấu tranh giai cấp và dân tộc.
 - Sự cần thiết phải có một giai cấp lãnh đạo tiên tiến trong cách mạng Việt Nam để dẫn dắt nông dân đến thắng lợi.
II.Chuẩn bị:
 - Lược đồ khởi nghĩa Yên Thế.
 - Tranh ảnh về các thủ lĩnh và đồng bào các dân tộc ít người chống Pháp (liên quan đến khởi nghĩa Yên Thế).
 - Tư liệu về cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
 - Cuối thế kỉ XIX, nhằm ổn định tình hình chính trị, chuẩn bị cho một cuộc khai thác trên quy mô lớn, Pháp đẩy mạnh chính sách bình định quân sự đối với trung du, miền núi. Chúng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân các địa phương. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
* Họat động 1:
Giáo viên: Dùng lược đồ xác định vị trí Yên Thế, giới thiệu địa hình, phong thổ, vị trí, con người của vùng đất này.
(?): Vì sao nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
HS:
Trả lời: Nhân dân Yên Thế căm ghét thực dân phong kiến. Họ gan góc, dũng cảm và yêu tự do. Khởi nghĩa bắt đầu khi Pháp bình định Yên Thế.
GV: nhận xét- kết luận 
Học sinh đọc SGK trang 132, nắm diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa qua các giai đoạn: (1884 – 1892); (1893 - 1908); (1909 - 1913).
Học sinh thảo luận: Nhận xét về khởi nghĩa Yên Thế? (thời gian, tính chất, nguyên nhân thất bại).
HS: trả lời 
+ Tồn tại lâu hơn các cuộc khởi nghĩa Cần Vương (giáo viên giải thích theo SGK trang 19).
+ Khởi nghĩa xuất phát từ lòng yêu nước, yêu quê hương, bảo vệ cuộc sống tự do.
+ Thất bại vì chỉ bó hẹp trong một địa phương, lực lượng chênh lệch, chưa có sự lãnh đạu của một giai cấp tiên tiến, bế tắc về đường lối.
+ Thể hiện tính chất dân tộc, yêu nước sâu sắc.
*Hoạt động 2:
Giáo viên: Dùng lược đồ chỉ cho học sinh thấy các vùng, miền thực dân Pháp tiến hành bình định từ 1885 đến cuối thế kỉ XIX, nêu truyền thống đấu tranh bấy khuất của đồng bào dân tộc ít người.
(?) Vì sao phong trào ở miền núi nổ ra chậm hơn ở miền xuôi?
HS: trả lời 
Pháp tiến hành bình định ở đây muộn hơn.
(?) Nêu các phong trào tiêu biểu ở từng địa phương?
HS: trả lời 
Học sinh thảo luận: kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thất bại?
HS: trả lời 
+ Kết quả: thất bại.
+ Ý nghĩa: làm chậm quá trình xâm lược và bình định của Pháp.
+ Nguyên nhân: Thiếu tổ chức lãnh đạo, bế tắc về đường lối, ngoài ra còn do trình độ thấp, đời sông khó khăn nên dễ bị kẻ thù mua chuộc, lung lạc.
GV: nhận xét- bổ sung - kết luận
I. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 -1913).
1.Nguyên nhân: 
- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nhân dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn ,một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình
- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã nổi dậy đấu tranh
2.Diễn biến:
+ Giai đoạn 1884 – 1892: Hoạt động riêng rẻ dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Đề Nắm û.
+ Giai đoạn 1893 – 1908: Chiến đấu, xây dựng cơ sở dưới sự chỉ huy của Đề Thám.
+ Giai đoạn 1909 – 1913: Pháp tấn công, phong trào suy yếu .Ngày 10-2-1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã .
3.Nguyên nhân thất bại ,ý nghĩa : 
- Nguyên nhân thất bại : 
 +Pháp lúc này còn mạnh ,câu kết với phong kiến 
 +Lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu 
+Cách thức tổ chức và lãnh đạo còn nhiều hạn chế 
- Ý nghĩa : 
+Cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân 
+ Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp 
II. Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi.
- Phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp ở vùng trung du và miền núi nổ ra muộn nhưng lại kéo dài 
- Phong trào diễn ra rộng khắp như ở Nam Kì ,Trung Kì ,Tây Nguyên và Tây Bắc 
- Kết quả: thất bại.
- Ý nghĩa: làm chậm quá trình xâm lược và bình định của Pháp.
- Nguyên nhân thất bại: thiếu tổ chức, lãnh đạo.
4. Củng cố đánh giá:
(?) Điểm khác của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với cuộc khởi nghĩa cùng thời?
+ Mục tiêu chiến đấu không phải để khôi phục chế độ phong kiến.
+ Nghĩa quân là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu tự do.
+ Địa bàn hoạt động ở trung du
+ Thời gian tồn tại lâu (30 năm).
(?) Nhận xét chung về phong trào yêu nước, chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
5.Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, bài tập, soạn bài.
IV.RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • doclich_su_dia_phuong_lop_8_quang_ngai.doc