Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 36, Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858-1873
? Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công nước ta? (gần Huế, cảng nước sâu, chiếm Đà Nẵng kéo quân ra Huế buộc triều đình đầu hàng, kết thúc chiến tranh : “đánh nhanh, thắng nhanh”)
GV xác định vị trí Đà Nẵng trên lược đồ, tầm quan trọng của ĐN đối với Huế và khu vực biển Đông.
- HS đọc đoạn cuối – GV trình bày kế hoạch tấn công của Pháp và cuộc chiến đấu của nhân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương (SGV/159)
? Tại sao Pháp xâm lược nước ta? Bước đầu quân Pháp đã thất bại như thế nào?(Pháp xl nước ta vì mục tiêu mở rộng thị trường, thuộc địa. Quân dân ta đã đánh trả quyết liệt, trong 5 tháng, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, kế hoạch thất bại)
Tuần: 20 Tiết: 36 Phần hai: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1858-1918 Chương I: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ 1858-THẾ KỈ XIX Bài 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TƯ NĂM 1858-1873 Ngày soạn: 23/12/2013 Ngày dạy: 31/12/2013 I/ Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nguyên nhân sâu xa của các cuộc chiến tranh xâm lược thực dân thế kỉ XIX. Nguyên nhân và tiến trình xâm lược Việt Nam của Tư bản Pháp. - Cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam chống xâm lược Pháp nổ ra ngay từ những ngày đầu tiên, thể hiện rõ ở mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1859) và các tỉnh Nam kì. 2. Tư tưởng: HS thấy được: - Bản chất tham lam, tàn bạo, hiếu chiến của chủ nghĩa thực dân. - Tinh thần bất khuất, kiên cường chống ngoại xâm của nhân dân ta trong những ngày đầu chống Pháp xâm lược, cũng như thái độ yếu đuối, bạc nhược của giai cấp phong kiến nhà Nguyễn. - Ý chí thống nhất đất nước của nhân dân ta. 3. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh phương pháp quan sát tranh ảnh, sử dụng bản đồ, các tư liệu LS, văn học để minh hoạ, khắc sâu những nội dung cơ bản của bài trên lớp. II/ Chuẩn bị: 1. Phương tiện. - Bản đồ Đông Nam Á, lược đồ chiến trường Đà Nẵng-Gia Định (1958-1961) - Tranh ảnh về trang bị vũ khí thời Nguyễn, quân lính thời Nguyễn - Thơ văn yêu nước cuối thế kỉ XIX 2. Phương pháp: - Vấn đáp, giảng giải, trực quan. III/ Hoạt động dạy và học: 1. KTBC: (5’) Nhận xét kết quả HK I. 2. Bài mới: Vào giữa thế kỉ XIX, ở Việt Nam nhà Nguyễn còn tồn tại với tư cách là một nhà nước độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, thì ở xung quanh ta nạn bành trướng của chủ nghĩa thực dân đã lan tràn. Thực dân Pháp lợi dụng quan hệ từ trước để chuẩn bị xâm lược nước ta như thế nào qua bài học sẽ rõ. TG Hoạt động dạy và học Nội dung cần đạt 18’ Mục tiêu 1:Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta. Chiến sự ở Đà Nẵng 1858-1859. ? Tình hình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX? (HS nhớ lại kiến thức lớp 7) GV: Trong khi đó các nước phương Tây, CMTS hoàn thành, đẩy mạnh xâm chiếm các nước Phương Đông Dùng bản đồ Đông Nam Á gọi HS chỉ các thuộc địa của cấc đế quốc. ? Pháp có âm mưu xâm lược Việt Nam từ khi nào? Nêu những thể hiện đó? (có từ lâu-sử dụng các phần tử Công giáo truyền đạo đi trước) ? Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công nước ta? (gần Huế, cảng nước sâu, chiếm Đà Nẵng kéo quân ra Huế buộc triều đình đầu hàng, kết thúc chiến tranh : “đánh nhanh, thắng nhanh”) GV xác định vị trí Đà Nẵng trên lược đồ, tầm quan trọng của ĐN đối với Huế và khu vực biển Đông. - HS đọc đoạn cuối – GV trình bày kế hoạch tấn công của Pháp và cuộc chiến đấu của nhân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương (SGV/159) ? Tại sao Pháp xâm lược nước ta? Bước đầu quân Pháp đã thất bại như thế nào?(Pháp xl nước ta vì mục tiêu mở rộng thị trường, thuộc địa. Quân dân ta đã đánh trả quyết liệt, trong 5 tháng, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, kế hoạch thất bại) GV: thất bại ở ĐN Pháp buộc chuyển quân vào Gia Định, thay đổi kế hoạch chuyển sang đánh lâu dài. I/ THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM: 1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1958-1959: a/ Nguyên nhân: - CNTB phát triển nguyên liệu, thị trường. - Việt Nam có vị trí quan trọng , giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu. * Duyên cớ: Lấy cớ bảo vệ đạo Gia tô -> xâm lược b/ Diễn biến: - 1/9/1858, 3000 quân Pháp-Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. - Nhân dân ta do Nguyễn Tri Phương chỉ huy anh dũng chống trả-> kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại 17’ Mục tiêu 2: Chiến sự ở Gia Định triều đình mất 3 tỉnh Nam kì. ? Sau thất bại ở Đà Nẵng thực dân Pháp đã làm gì? - GV dùng lược đồ cho HS xác định vị trí, tầm quan trọng của Gia Định. * HS thảo luận nhóm: ? Vì sap Pháp lại chọn Gia Định làm mục tiêu tấn công? (chiếm vựa lúa, cắt nguồn lương thực của triều đình Huế, chiếm các cảng biển quan trọng ở miền Nam trước Anh-> chiếm Cao Miên-> dò đường sang Trung Quốc) ? Thái độ của nhân dân ta trước sự xâm lược của thực dân Pháp? Thái độ của triều đình nhà Nguyễn? GV trình bày chiến sự ở Gia Định (SGV/160-161) HS đọc đoạn tư liệu: ? Khi chiếm được thành giặc Pháp gặp khó khăn gì? (sự kháng cự của nhân dân ta, thế quân mỏng vì lo 4/1859, bận đối phó cuộc chiến tranh với Áo trên đất I-ta-li-a không thể đem quân tiếp viện; Pháp ><Anh căng thẳng, 7/1860, quân Pháp ở GĐ bị điều động sang Trung Quốc, chỉ để lại 1000 quân…) ? Em có nhận xét gì về thái độ chống Pháp xâm lược của triều đình Huế? (không kiên quyết, sai lầm của Nguyễn Tri Phương: “thủ để hoà”, không năm thời cơ để hành động, bỏ lỡ cơ hội giữ độc lập) ? Tại sao Pháp vẫn vững trước những khó khăn đó? (Kí hiệp ước Bắc Kinh 24/10/1860, tạm thời kết thúc CT ở TQ, Pháp tập trung lực lượng ở Viễn Đông về Gia Định…) GV trình bày tiếp chiến sự vào những năm 1860-1862, thái độ và sách lược sai lầm của các tướng lĩnh nhà Nguyễn để mất 3 tỉnh miền Đông và Vĩnh Long. ? Trong khi triều đình Huế nhu nhược như vậy nhân dân Nam kì như thế nào? Chứng minh?(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc-NGuyễn Đình Chiểu) ? Vì sao Nhà Nguyễn kí hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với Pháp? (vì quyền lợi của dòng họ, rảnh tay phía Nam để đối phó với phong trào nông dân phía Bắc) -HS đọc đoạn tư liệu để nắm nội dung của Hiệp ước 1862: ? Em hãy đánh giá về Hiệp ước 1862? (Vi phạm chủ quyền của nước ta: cắt đất cho Pháp, là văn kiện bán nước và cướp nước-> nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm về việc này) ? Thái độ của nhân dân ta về việc triều đình kí Hiệp ước?(không nản chí tiếp tục tự động chống Pháp, bảo vệ độc lập dân tộc) 2. Chiến sự ở Gia Định 1859: - 17/2/1859, Pháp tấn công thành Gia Định, quân triều đình tan rã nhanh chóng. - Nhân dân Gia Định tự động kháng chiến. - Triều đình không cương quyết chống Pháp. - 2/1861, Pháp tấn công đồn Chí Hoà chiếm ba tỉnh miền Đông và Vĩnh Long. - 5/6/1862 nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất nhượng cho Pháp nhiều quyền lợi. Nội dung: (SGK) => Độc lập dân tộc bị xâm phạm. 3. Củng cố: (4’) Nguyên nhân nào thực dân Pháp xâm lược nước ta? (Nguyên nhân sâu xa, trực tiếp, duyên cớ?) Thực dân Pháp đánh chiếm và thất bại trên chiến trường Đà Nẵng như thế nào? Bài tập: (Bảng phụ) Lập niên biểu những sự kiện chính trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858-1862 Thời gian Sự kiện 1/9/1858 17/2/1959 24/2/1861 12/4/1861 23/3/1862 5/6/1862 Dặn dò:(1’) Học bài theo nội dung câu hỏi cuối mục 1, 2 SGK/ 115-116 Sưu tầm thơ ca viết về thời kì này ở Nam Kì. Soạn phần II: nghiên cứu câu hỏi cuối mục 1,2 và cuối bài.
File đính kèm:
- 8tu20-t36.doc