Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 28, Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939 - Năm học 2015-2016 - Mai Văn Minh

- Yêu cầu Hs đọc mục 1 /96 - 97

-Nêu những nét chính về tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

-Không tham gia chiến trận trong CTTGT1– nhưng NB thu được lợi nhuận gì về đất nước của mình ?

[ Nhật bản trở thành cường quốc duy nhất ở Châu Á được các nước lớn thừa nhận ]

-Sau chiến tranh. Nhật Bản gặp trở ngại gì về kinh tế ?

[ Nghĩa là khác với nước Mĩ → kinh tế NB chỉ phát triển trong một vài năm đầu sau chiến tranh. Kinh tế bắt đầu bấp bênh, không ổn định, mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp : Những tàn dư phong kiến vẫn còn tồn tại nặng nề ở nông thôn, giá thực phẩm ( gạo ) tăng cao làm cho đời sống của nhân dân rất khó khăn. Ngoài ra NB còn phải chịu động đất kinh hoàng vào tháng 9-1923 → làm cho thủ đô Tô ki ô bị sụp đổ hoàn toàn .]

( Trận động đất tháng 9-1923 )

-Tháng 7/1922 – diễn ra sự kiện gì?

( tình hình xã hội NB có những biến đổi gì? → Khó khăn sau chiến tranh đó là giá sinh hoạt đắt đỏ, ảnh hưởng trận động đất, cuộc đấu tranh bùng nổ để cướp kho gạo, thóc để chia cho nhân dân.trong bối cảnh đó mà ĐCS NB ra đời )

-NB đã diễn ra sự kiện gì vào năm 1927 ?

[ 30 ngân hàng bị đóng cửa ]

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 28, Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939 - Năm học 2015-2016 - Mai Văn Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 14 Ngày soạn: Thứ 3 / 24 / 21/ 2015
Tiết : 28 Ngày dạy : Thứ 4 / 25 / 11 / 2015 
Chương III:
CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI ( 1918 – 1939 )
Bài 19: NHẬT BẢN 
GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 1918-1939
I.. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Biết được những nét khái quát về tình hình kinh tế – văn hóa Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất - Thấy được quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản và những hậu quả của nó 
2. Về kĩ năng:
- Biết khai thác tranh ảnh và tư duy, so sánh để rút ra bài học lịch sử
3. Về tư tưởng, tình cảm:
- Học sinh nhận thức rõ bản chất phản động hiếu chiến tàn bạo của chủ nghĩa phát xít Nhật, giáo dục cho các em luôn có lòng căm thù những tội ác của bọn phát xít đã gây ra cho nhân loại.
II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN: 
* VỀ GIÁO VIÊN:
-Soạn kĩ trước nội dung của bài học 
* VỀ HỌC SINH : 	
-Đọc và xem bài mới ( Bài 19/96) 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. KIỂM TRA BÀI CŨ:
2. GIỚI THIỆU BÀI: 
3. DẠY VÀ HỌC BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG 
CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT ĐƯỢC 
Hoạt động 1:
 Nhật bản mang hình dáng vòng cung bao bọc bởi 4 quần đảo lớn đó là đảo Hốc Cai ô, đảo Hôn xin, đảo Xi cô Cư, đảo Kiu xiu – Có diện tích 377801km . Nhật Bản thường phải chịu các trận động đất và núi lửa ( 67) . Trước chiến tranh Nhật Bản đã từng tiến hành cách mạng Duy Tân Minh Trị, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa rồi chuyển sang chủ nghĩa đế quốc.
- Yêu cầu Hs đọc mục 1 /96 - 97
-Nêu những nét chính về tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất? 
-Không tham gia chiến trận trong CTTGT1– nhưng NB thu được lợi nhuận gì về đất nước của mình ? 
[ Nhật bản trở thành cường quốc duy nhất ở Châu Á được các nước lớn thừa nhận ]
-Sau chiến tranh. Nhật Bản gặp trở ngại gì về kinh tế ? 
[ Nghĩa là khác với nước Mĩ → kinh tế NB chỉ phát triển trong một vài năm đầu sau chiến tranh. Kinh tế bắt đầu bấp bênh, không ổn định, mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp : Những tàn dư phong kiến vẫn còn tồn tại nặng nề ở nông thôn, giá thực phẩm ( gạo ) tăng cao làm cho đời sống của nhân dân rất khó khăn. Ngoài ra NB còn phải chịu động đất kinh hoàng vào tháng 9-1923 → làm cho thủ đô Tô ki ô bị sụp đổ hoàn toàn .] 
( Trận động đất tháng 9-1923 ) 
-Tháng 7/1922 – diễn ra sự kiện gì?
( tình hình xã hội NB có những biến đổi gì? → Khó khăn sau chiến tranh đó là giá sinh hoạt đắt đỏ, ảnh hưởng trận động đất, cuộc đấu tranh bùng nổ để cướp kho gạo, thóc để chia cho nhân dân..trong bối cảnh đó mà ĐCS NB ra đời ) 
-NB đã diễn ra sự kiện gì vào năm 1927 ? 
[ 30 ngân hàng bị đóng cửa ]
BÀI TẬP SO SÁNH:
Sự phát triển của nước NB trong thập niên 20 của thế kỉ XX có điểm giống và khác với Mĩ 
Mĩ
Nhật Bản
Giống : Cùng là nước thắng trận, thu được nhiều lợi nhuận, không bị mất mát nhiều
Khác : Kinh tế Mĩ phát triển cực kì nhanh chóng do cải thiện kĩ thuật, phương pháp sản xuất dây chuyền, tăng cường bóc lột nhân dân
NB chỉ phát triển kinh tế trong vài năm đầu, rồi lâm vào khủng hoảng, công nghiệp, nông nghiệp trì trệ, lạc hậu, phát triến chậm..
I. NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT.
-NB không tham gia chiến trận trong CTTGT1
-Thu được lợi nhuận về kinh tế ( sản lượng công nghiệp tăng 5 lần)
-Sau chiến tranh – kt NB gặp nhiều khó khăn 
+ Nông nghiệp lạc hậu
+ Giá gạo tăng cao
+ Đời sống nông dân thì khó khăn
-Cuộc bạo động lúa gạo đã nổ ra
-Phong trào bãi công diễn ra sôi nổi 
-Tháng 7/1922 ĐCS NB thành lập
-Năm 1927 NB lâm vào khủng hoảng tài chính, chấm dứt phục hồi kinh tế ở NB.
Hoạt động 2: 
- Học sinh đọc mục 2/97 -98
-Cuộc khủng hoảng kttg 1929- 1933 đã tác động gì đến nước NB ? 
[ sản lượng công nghiệp 1931 giảm 32.5%; ngoại thương giảm 80%; số người thất nghiệp tăng lên 3 triệu người..]
-Để đưa đất nước NB thoát khỏi khó khăn khủng hoảng trên, giới cầm quyền NB phải làm gì ? 
-NB có kế hoạch gì trong thập niên 30 của thế kỉ XX? 
[ Ở NB vẫn còn tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế Thiên Hoàng Minh Trị . Chẳng hạn như về quân sự, nhà vua THMT huấn luyện quân đội theo kiểu phương tây, sản xuất vũ khí và tuyển dụng tân binh..] ( bài 12/67 )
-Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của nhân dân NB đã diễn ra như thế nào? 
* Tích hợp giáo dục môi trường: Dựa trên bản đồ thế giới, nước NB tuy cũng là một nước phát triển nhưng do không đồng đều vì thế đời sống của nhân dân khó khăn, không có quyền lợi – sống trong 1 môi trường ẩm thấp, tối tăm, chui rúc vào ổ chuột, thường xuyên bị ảnh hưởng nhiều cơn trận động đất lớn nhỏ.
II. NHẬT BẢN TRONG NHỮNG NĂM 1929 – 1939.
- Đã giáng 1 đồn nặng nề về kinh tế
- Giới cầm quyền NB tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, phát động chiến tranh xâm lược, nhằm bành trướng ra bên ngoài.
- Tháng 9-1931 NB tấn công vùng Đông Bắc TQ → Mở đầu cho chiến tranh thế giới 
- Trong thập niên 30 – NB thiết lập chế độ phát xít , sử dụng rộng rãi bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ chuyên chế NB.
- Giai cấp công nhân, nhân dân, binh lính đã tiến hành đấu tranh mạnh mẽ.Góp phần làm chậm lại quá trình phát xít hóa ở NB.
4. CỦNG CỐ BÀI HỌC: 
5. DẶN DÒ VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP VỀ NHÀ. 
- Học sinh xem tiếp bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở châu á 1918-1939/99
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBai_19_Nhat_Ban_giua_hai_cuoc_chien_tranh_the_gioi_1918_1939.doc
Giáo án liên quan