Giáo án Lịch sử 8 tiết 22: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại ( từ giữa thế kỉ XVI- đến năm 1917)

? Những biểu hiện nào chứng tỏ sự ra đời của nền sản xuất mới trong lòng chế độ phong kiến?

 Hs: Công trường thủ công, máy móc sử dụng trong sản xuất, kĩ nghệ đóng tàu, xuất nhập khẩu.

 Gv: Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến và các tầng lớp nhân dân biểu hiện ở những điểm nào?

 Hs: Giai cấp phong kiến chiếm nhiều ruộng đất, cai trị độc đoán, không phải đóng thuế. Tư sản vá nhân dân không có quyền lợi về chính trị, phải đóng mọi thứ thuế, không có ruộng đất.

 ?. Hậu quả của các chính sách đó?

 Hs: GCTS lãnh đạo nhân dân làm cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hòa, thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1878 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 tiết 22: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại ( từ giữa thế kỉ XVI- đến năm 1917), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 - Tiết 22
ND: 05/11/14 
ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
( TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI- ĐẾN NĂM 1917)
1. MỤC TIÊU 	
 1.1. Kiến thức
	- HS biết: Củng cố kiến thức đã học một cách hệ thống, vững chắc.
	- HS hiểu: Hiểu rõ những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới Cận Đại để chuẩn bị học tốt lịch sử thế giới Hiện đại.
 1.2. Kĩ năng
	- HS thực hiện được: Rèn tốt các kĩ năng học tập bộ môn. 
 - HS thực hiện thành thạo: Phân tích sự kiện rút ra kết luận, lập bảng thống kê.
 1.3. Thái độ
	- Thĩi quen: Giúp học sinh có nhận thức, đánh giá đúng đắn, từ đó rút ra những bài học cần thiết cho bản thân.
 - Tính cách: Cĩ tinh thần đồn kết, mạnh dạn phản đối cái sai....
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
	- Lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)
3. CHUẨN BỊ
 3.1. Giáo viên + Bảng thống kê những sự kiện cơ bản của lịch sử thế giới Cận đại.
 3.2. Học sinh Bảng thống kê những sự kiện ls chính thế giới cận đại.
 Tham khảo nội dung và trả lời câu hỏi sgk	
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 8A1:..
 8A2:..
 8A3:.. 
 8A4:.. 
 4.2. Kiểm tra miệng
 ?. Diễn biến giai đoạn 2 (1917-1918) của chiến tranh thế giới thứ nhất? (10đ)
- Ngày 7/11/1917 Cách Mạng Tháng Mười Nga thắng lợi. Nhà nước Xơ Viết rút khỏi chiến tranh.
- Tháng 7/1918 Anh, Pháp tấn cơng
- Tháng 9/1918 Anh, Pháp, Mỹ tổng tiến cơng trên tồn mặt trận.
- Đồng minh Đức lần lượt đầu hàng
- Ngày 9/11/1918 CM bùng nổ ở Đức
- Ngày 11/11/1918 chính phủ mới của Đức đầu hàng
* Kết quả : Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của Đức, Áo, Hung.
?. Qua kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) em cĩ nhận xét gì? Bài học học hơm nay cần chú ý nội dung nào?(10đ)
- Sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh về người và của, tổn hại to lớn cho nhân loại cả về vật chất lẫn tinh thần.
- Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, phản động, chỉ vì quyền lợi của mình, giai cấp tư sản đã đẩy nhân dân các nước vào cuộc chiến tranh tàn khốc, đau thương.
- HS: trả lời theo chuẩn bị bài ở nhà 
4.3. Tiến trình bài học
Các em vừa tìm hiểu xong phần Lịch sử thế giới Cận đại ( từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917 ). Đây là thời kì lịch sử thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng, tác động to lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người. Chúng ta cùng nhau ôn lại những chuyển biến đó.
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung bài học
 Gv hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê những sự kiện lịch sử chính của phần lịch sử thế giới Cận đại
I. Những sự kiện lịch sử chính
 Bảng thống kê các sự kiện lịch sử thế giới Cận đại ( thế kỉ XVI- năm 1917 )
 Thời gian
 Sự kiện
 Kết quả
 8.1566
 Cách mạng Hà Lan
- Lật đổ ách thống trị của Tây Ban Nha
1864-1866 
 Cách mạng tư sản Anh
- Lật đổ chế độ quân chủ chuyê
 1776
 Tuyên ngôn độc lập của Mĩ
Thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kì ( USA )
 1789-1794
 Cách mạng tư sản Pháp
 - Phá bỏ tận gốc chế độ phong kiến mở đường cho CNTB phát triển
 2.1848
 Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản ra đời
Chính đảng độc lập ø của GCVS ra đời
 1848-1849
 Phong trào cách mạng ở Pháp và Đức
 - Giai cấp công nhân trưởng thành trong đấu tranh
 1868
 Duy tân Minh Trị
 - Nhật trở thành nước đế quốc ở châu á
 1871
 Công xã Pari
 Nhà nước kiểu mới đầu tienâ của giai cấp vô sản
 1911
 Cách mạng Tân Hợi
 - cách mạng tư sản đầu tiên ở châu Á
 1914-1918
 Chiến tranh thế giới thứ nhất
 Bản đồ thế giới được chia lại
 10.1917
 Cáchmạng Tháng Mười Nga
 - cuộc cách mạng VS thắng lợi đầu tiên trên tg
 ? Những biểu hiện nào chứng tỏ sự ra đời của nền sản xuất mới trong lòng chế độ phong kiến?
 Hs: Công trường thủ công, máy móc sử dụng trong sản xuất, kĩ nghệ đóng tàu, xuất nhập khẩu.
 Gv: Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến và các tầng lớp nhân dân biểu hiện ở những điểm nào?
 Hs: Giai cấp phong kiến chiếm nhiều ruộng đất, cai trị độc đoán, không phải đóng thuế. Tư sản vá nhân dân không có quyền lợi về chính trị, phải đóng mọi thứ thuế, không có ruộng đất.
 ?. Hậu quả của các chính sách đó?
 Hs: GCTS lãnh đạo nhân dân làm cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hòa, thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
 Gv treo lược đồ thế giới gọi Hs lên bảng chỉ những khu vực bị thực dân phương Tây xâm chiếm.
 ?. Hậu quả của sự xâm lược đó?
 Hs: Xâm chiếm thuộc địa, vơ vét sức người sức của, nhân dân cực khổ, phong trào đấu tranh chống thực dân phát triển.
?. Nêu một số cuộc đấu tranh của công nhân chống tư bản?
 Hs: Nêu tên các cuộc đấu tranh
 ?. Kết quả?
 Hs: Các tổ chức quốc tế của công nhân được thành lập, chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời.
 ?. Nêu các thành tựu tiêu biểu của văn học, nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật của thế kỉ XIX?
 Hs: Trả lời
?. Tác dụng của những thành quả nói trên đối với xã hội loài người?
 Hs: Thúc đẩy kinh tế, khoa học- kĩ thuật các nước phát triển vượt bậc, các dân tộc xích lại gần nhau hơn.
 - Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
 ?. Nguyên nhân, tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất? Kết cục?
 Hs: Các nước đế quốc bị suy yếu, nhân loại bị thiệt hại nặng nề. Phong trào cách mạng thế giới lên cao, 
 Gv kết luận: Sự xác lập chủ nghĩa tư bản là thắng lợi lớn. Tuy nhiên trong lòng xã hội tư bản vẫn tồn tại những mâu thuẫn, hạn chế không thể khắc phục được. Chính vì vậy CNTB không thể là hình mẫu lí tưởng của CNXH loài người
 Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập tại lớp
 BT1: Hãy chọn 5 sự kiện tiêu biểu nhất của lịch sử thế giới cận đại?
 Hs thảo luận, chọn và giải thích.
 Gv nhận xét – giải đáp
II. Những nội dung chủ yếu
1. Các cuộc cách mạng tư sản
2. Sự xâm lược của thực dân phương Tây
3. Phong trào đấu tranh của công nhân các nước tư bản
4. Sự phát triển của văn học, nghệ thuật, khoa học- kĩ thuật.
5. Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914- 1918 )
III. Bài tập thực hành
-Cách mạng Hà Lan: Mở đầu thời kì lịch sử thế giới cận đại
- Cách mạng tư sản Pháp- Cuộc cách mạng triệt để nhất
- Phong trào công nhân: Cuộc đấu tranh của công nhân chống lại giai cấp tư sản
- Sự ra đời của chủ nghĩa Mác
- Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và thắng lợi của CMXHCN Tháng Mười Nga 
4.4. Tổng kết
 BT1: Những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại?
	 a. Cách mạng tư sản 	
	 b. Sự xâm lược của thực dân phương Tây	
 c. Phong trào đấu tanh của công nhân các nước tư bản
	 d. Sự phát triển của văn học, nghệ thuật, khoa học – kĩ thuật
 e. Chiến tranh thế giới thứ nhất
 f. Các câu trên đều đúng.
BT2:Trình bày 5 sự kiện tiêu biểu của lịch sử thế giới cận đại?
 -Cách mạng Hà Lan: Mở đầu thời kì lịch sử thế giới cận đại
 - Cách mạng tư sản Pháp- Cuộc cách mạng triệt để nhất
 - Phong trào công nhân: Cuộc đấu tranh của công nhân chống lại giai cấp tư sản
 - Sự ra đời của chủ nghĩa Mác
 - Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và thắng lợi của CMXHCN Tháng Mười Nga
4.5. Hướng dẫn học tập 
* Đối với bài học tiết này:	
- Học bài và làm các bài tập còn lại trong vở bài tập. 
- Chú ý: Các nội dung và các sự kiện cơ bản của liïch sử thế giới cận đại.
* Đối với bài học tiết tiếp theo:
- Chuẩn bị bài 15: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA
 -Tham khảo nội dung , lược đồ h57 và trả lời câu hỏi sgk. Nhân xét h52,56 sgk 
5. PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docBai_14_On_tap_lich_su_the_gioi_can_dai_Tu_giua_the_ki_XVI_den_nam_1917_20150726_011640.doc