Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 15: Làm bài tập lịch sử

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1/ Kiến thức: Hs cần nắm các kiến thức cơ bản sau:

-Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ân Độ cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XX.-Vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ (Đảng Quốc Đại). - Tinh thần đấu tranh anh dũng của công nhân, binh lính, nông dân. - - - Góp phần nhận thức đúng về thời kỳ châu á thức tỉnh và phong trào giảI phóng dân tộc thời kỳ ĐQCN.

2/ Tư tưởng :

-Bồi dưởng,giáo dục lòng căm thù đối với sự thống trị dã man, tàn bạo của Thực dân Anh đã gây ra cho nhân dân Ấn Độ.

-Biểu lộ sự cảm thông và lòng khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân ÂĐộ chống thực dân Anh thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XX.

-Làm quen và phân biệt các khái niệm: Cấp tiến, ôn hoà.

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4123 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 15: Làm bài tập lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
 Tiết 15: làm bài tập lịch sử
I. Mục tiêu bài dạy: 
1: Kiến thức:
 - Giúp Hs củng cố những kiến thức cơ bản của phần LSTG Cận đại 1 cách có hệ thống, vững chắc.
 - Nắm chắc, hiểu rõ những nội dung chủ yếu của LSTG Cận đại để chuẩn bị học tốt LSTG hiện đại.
2: Tư tưởng:
- HS có nhận thức, đánh giá đúng đắn,rút ra những bài học cần thiết cho bản thân.
3: Kĩ năng:
 phân tích, khái quát sự kiện, rút ra những kết luận, bảng thống kê, rèn luyện kĩ năng thực hành.
II. Đồ dùng dạy học
 * GV: Lập bảng thống kê: Những sự kiện chính của LSTG cận đại.
 - Đọc 1 số tài liệu tham khảo có liên quan.
 * HS:
 - Ôn toàn bộ phần lịch sử TG cận đại dựa vào các câu hỏi của bài ôn tập.
 - Lập bảng thống kê những sự kiện chính của LSTG cận đại.
 - Tìm hiểu 5 nội dung chính của LSTG cận đại.
III. Hoạt động dạy học
1: Ôn định lớp:
2: Kiểm tra bài cũ: K.
3: Bài mới:
Hoạt động 1:
 I/ Những sự kiện chính:-Gv: yêu cầu Hs kẻ bảng thống kê những sự kiện chính của LSTG cận đại vào giấy to ( thảo luận 4 nhóm ) Gv H/d chỉ cần nêu những sự kiện chính ,cơ bản không cần nêu chi tiết, chú ý kết quả , ý nghĩa.Hs: Dán phần dã làm lên bảng, bổ sung, nhận xét.Gv hoàn thiện .
 Thời gian
 Sự kiện
 Kết quả
 8- 1566
1640-1688
 1775
1789-1794
 2-1848
1848-1849
 1868
1871
1911
1914-1918
Cách mạng Hà Lan
Cách mạng TS Anh
Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở bắc Mĩ.
CMTS Pháp
Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời.
Phong trào CM ở Pháp và Đức.
Minh Trị Duy Tân
Công xã Pa Ri
CM Tân Hợi
 Chiến tranh thế giới thứ nhất.
 - Lật đổ ách thống trị của vương quốc Tây Ban Nha.
 - Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển.
- Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa, thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kì.
-Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển , ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới.
- Nêu bật quy luật phát triển của xã hội loài người và sự thắng lợi của CNXH. Vai trò của giai cấp vô sản trong việc lật đổ chế độ tư bản, xây dựng xã hội mới.
- Giai cấp vô sản xác định được sứ mệnh của mình.Có sự đoàn kết quốc tế trong phong trào công nhân.
- Đưa nước Nhật chuyển sang giai đoạn CNTB và chuyển nhanh sang giai đoạn CNĐQ.
- Là cuộc CMVS đầu tiên trên thế giới, lật đổ chính quyền của giai cấp TS.
-Là cuộc CMTS lật đổ chế độ PK ở Trung Quốc, ảnh hưởng đến phong trào GPDT châu á.
- Là cuộc chiến tranh đế quốc, phi nghĩa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình thế giới.
Hoạt động 2:
 -Gv: Gọi Hs đọc phần 2 và hỏi: Qua những vấn đề cơ bản của LSTG cận đại em hãy rút ra 5 nội dung chính của LSTG cận đại?
-Gv: Qua các cuộc CMTS em thấy mục tiêu mà các cuộc CMTS đặt ra là gì? Nó có đạt được không?
-Gv: Các cuộc CMTS nổ ra đều có chung 1 nguyên nhân ,đó là nguyên nhân nào?
-Hs: Chế độ PK mâu thuẫn với GCTS và nhân dân lao động.
-Gv: Những biểu hiện nào quan trọng chứng tỏ sự phát triển của CNTB?
-Gv: Vì sao PTGPDT phát triển mạnh ở khắp các châu lục?.
-Gv: Nêu 1 số phong trào tiêu biểu?
-Gv:Vì sao PTCN quốc tế bùng nổ mạnh mẽ?Phong trào chia làm mấy giai đoạn?
-Gv: Kể tên những thành tựu KHKT,VHNT mà nhân loại đã dạt được mà em biết?Những thành tựu đó có tác động như thế nào đến đời sống xã hội loài người?
-Gv: Nguyên nhân, duyên cớ dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất? Diễn bíên, hậu quả, tính chất?
II. Những nội dung chủ yếu: 
1. Cách mạng tư sản và sự phát triển của CNTB.
2. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở khắp các châu lục A, Phi,Mĩ-La tinh.
3. Phong trào công nhân quốc tế bùng nổ mạnh mẽ.
4. Khoa học- kĩ thuật, văn học- nghệ thuật của nhân loại đạt được những thành tựu vượt bậc.
5. Sự phát triển không đều của CNTB dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất( 1914-1918).
 4. Luyện tập, củng cố
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
 -Ôn toàn bộ phần ôn tập, hoàn thành các bài tập ở SBT.
Ngày soạn: 5/10/2014
Ngày giảng: 9/10/2014
 Chương III: Châu á thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XX.
Tiết 16 Bài 9: ấn độ thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XX
I. mục tiêu bài dạy:
1/ Kiến thức: Hs cần nắm các kiến thức cơ bản sau:
-Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ân Độ cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XX.-Vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ (Đảng Quốc Đại). - Tinh thần đấu tranh anh dũng của công nhân, binh lính, nông dân. - - - Góp phần nhận thức đúng về thời kỳ châu á thức tỉnh và phong trào giảI phóng dân tộc thời kỳ ĐQCN.
2/ Tư tưởng : 
-Bồi dưởng,giáo dục lòng căm thù đối với sự thống trị dã man, tàn bạo của Thực dân Anh đã gây ra cho nhân dân ấn Độ.
-Biểu lộ sự cảm thông và lòng khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân ÂĐộ chống thực dân Anh thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XX.
-Làm quen và phân biệt các khái niệm: Cấp tiến, ôn hoà.
 II. đồ dùng dạy học
- GV: Lược đồ khu vực nam Á, tài liệu, bảng phụ.
-HS: Tìm hiểu 1 số tranh ảnh, tư liệu tham khảo về đât nước Ấn Độ trong thời kỳ này.
III: Hoạt động dạy học
1/ Ôn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
 Nêu các thành tựu nổi bật về khoa học tự nhiên thế kỷ XVIII - XIX. Những thành tựu đó có tác dụng như thế nào đối với xã hội?
3/ Bài mới: Ấn Độ sớm bị thực dân Anh xâm lược và đô hộ. Phong trào đấu tranh giai đoạn đầu nổ ra mạnh nhưng đều bị thất bại….
Hoạt động của thầy -trò
Nội dung 
HĐ 1: Cá nhân, cả lớp.
-Gv: Sử dụng lựơc đồ để giới thiệu sơ lược vài nét về điều kiện tự nhiên và lịch sử ấn Độ
-Hs: theo dõi .
-Gv:Vì sao TD phương Tây, nhất là Anh, Pháp lại tranh giành Ân Độ?
HS: Là vùng đất rộng lớn, giàu tài nguyên…
Gv: treo bảng thống kê (bảng phụ)
cho HS quan sát .
-Gv: Qua bảng thống kê em có nhận xét chính sách cai trị của TD Anh ?
-Hs:Giá trị lương thực xuất khẩu củaấn Độ tăng nhanh, tỉ lệ thuận với số người chết đói ngày càng tăng. Anh chỉ chú ý tăng cường vơ vét lương thực xuất khẩu để kiếm lời mà không quan tâm đến cuộc sống của người dân Ân Độ.
-Gv: Chính sách thống trị của Anh đã gây ra những hậu quả gì cho xã hội và nhân dân ấn Độ?
- HS: Đất nước lạc hậu, nhân dân khổ cực
-Gv: Vì sao cuộc K/n bùng nổ?
-Hs: Sự bất mãn của binh lính ấn Độ trong quân đội Anh.
-Gv:Theo em đó có phải là nguyên nhân chính để bùng nổ hay còn nguyên nhân nào khác?
-Gv:Vì sao gọi là cuộc khởi nghĩa Xi-pay
-Gv: Trình bày những nét chính của diễn biến cuộc K/n trên lược đồ sử dụng hình 41 SGK làm rõ tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân dân và binh lính.
-Gv: Cuộc K/n có ý nghĩa gì?
 -Hs:Tiêu biểu cho tinh thần bất khuất chống CNTD, giải phóng dân tộc của nhân dân Ân Độ.
-Gv:vì sao k/n Xi Pay bị thất bại?
-Hs:Vì lảnh đạo là những phần tử quý tộc phong kiến, vừa thiếu khả năng & tinh thần chiến đấu, vừa dễ dao động.Nhân dân chưa kết thành 1 khối, không có người chỉ huy tài giỏi.
HĐ2: Cả lớp.
-Gv: Đảng Quốc Đại thành lập nhằm mục đích gì? 
-Hs:Giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế dân tộc.
-Gv:Hoạt động của đảng Quốc đại cuối thế kỷ 19-đầu 20 có những điểm nào đáng chú ý?
-Hs:Phân hoá thành 2phái.
-Gv: Giải thích rõ điểm khác nhau cơ bản trong đường lối, chủ trương hoạt động của 2 phái. Vì sao có sự phân hoá đó?
-Hs: Do bản chất thảo hiệp của giai cấp tư sản.
-Gv: Nói thêm về Ti Lắc.
k/n Bom Bay.
-Gv: Nét mới của phong trào đầu thế kỷ XX.
-Hs:Giai cấp công nhân tham gia ngày càng đông. Có tổ chức, thể hiện tính giai cấp ngày càng cao.
-Gv:Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nhân dân ấn Độ?
-Hs: Diễn ra liên tục, mạnh mẻ, với nhiều tầng lớp giai cấp tham gia.
-Gv hỏi tiếp :Vì sao các phong trào đều bị thất bại?
HS: Do chưa có đường lối đúng đắn, lượng mỏng, giặc còn mạnh…
I. Sự xâm lược và chính sách thống trị của thực dân Anh:
- Đầu thế kỷ XVIII- ấn Độ trở thành thuộc địa của Anh.
- Chúng đã thi hành chính sách thống trị, vơ vét tàn bạo.
*Hậu quả:
- Đất nước ngày càng lạc hậu.
- Đời sống nhân dân lâm vào cảnh bần cùng, chết đói.
-> Nhân dân Ân Độ mâu thuẫn với TD Anh-> Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
II/ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ấn Độ 
1. Khởi nghĩa Xi -Pay (1857 -1859).
- Nguyên nhân: Do sự xâm lược và thống trị tàn bạo của thực dân Anh.
- Diễn biến: (sgk).
2. Năm 1885, Đảng quốc đại thành lập.
- Mục tiêu: Giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế dân tộc.
3. Khởi nghĩa Bom Bay (1908) - - Đỉnh cao của phong trào giải phóng dân tộc Ân Độ đầu thế kỷ XX.
+ ý nghĩa:
- Cổ vũ tinh thần yêu nước, thúc đẩy cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Châu á . 
 4. Luyện tập, củng cố:
- GV: Hệ thống lại nội dung chính của bài học.
- Làm bài tập trên bảng phụ.
 5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
-Về nhà làm bài tập: Lập bảng niên biểu về phong trào đấu tranh của nhân dân ấn Độ.
- Đọc và chuổn bị bài số 10.

File đính kèm:

  • doctuan 9(2).doc
Giáo án liên quan