Giáo án Lịch sử 8 - Bài 8 - Bài 30

GV: Dùng bản đồ thế giới chỉ rõ vị trí của nước Mỹ.

- Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của nước Mĩ có những thuận lợi để phát triển như thế nào?

(Được Thái Bình Dương và Đại Tây Dương che trở, đất đai màu mỡ, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo cho nước Mỹ cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế như thế nào?

HS:Mỹ tham gia chiến muộn (4-1917) chiến tranh không lan rộng đến nước Mỹ,thu nhiều lợi nhuận nhờ bán vũ khí.

HS:Quan sát hình 65,66-SGK.

- Nhận xét về sự phát triển kinh tế Mỹ qua hình trên?

HS:Dòng xe ô tô dài vô tận chứng tỏ sự phát triển của ngành chế tạo ô tômột trong những ngành tạo sự phồn vinh của nước Mỹ.

GV:Hình 66 là nhà cao chọi trời phồng vinh của nước Mỹ.

GV: Dùng bảng phụ thông tin số liệu cho thấy kinh tế Mỹ chiếm vị trí số một trong thế giới tư bản,là thời kì hoàn kim.

- Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển kinh tế Mỹ trong giai đoan này?

HS:Giai cấp tư sản Mỹ đã cải tiến kĩ thuật thực hiện sản xuất dây chuyền,tăng cường độ lao động và bóc lọt công nhân.

GV:Cho học sinh quan sát hình số 67 và so sánh với hình 65,66 SGK.

GV:Kết luận :Như vậy, sự giàu có của nước Mỹ chỉ nằm trong tay một số người,xã hội Mỹ không công bằng.

- Phong trào công nhân bây giờ phát triển mạnh =>Đảng cộng sản Mỹ được thành lập(Tháng 5-1921)

GV: Ngay trong thời kì phồn vinh,kinh tế Mỹ đã tiềm ẩn những mâu thuẫn.Hậu quả là xãy ra hậu quả khủng hoảng kinh tế(1929-1933)làm chấn động đến nền kinh tế tài chính Mỹ và từ đó lan ra toàn thế giới.

HS:Đọc tư liệu SGK trang 94 quan sát hình 68.

HSthảo luận : Nguyên nhân bùng nổ và hậu quả của khủng hoảng kinh tế ?

 +Nguyên nhân:Sự phát triển không đồng đều giữa các ngành sản xuất,sản xuất tăng quá nhanh,hàng hoá ế thừa (cung vượt cầu).

 +Hậu quả:Nền kinh tế Mỹ bị suy thoái nghiêm trọng .Gánh nặng khủng hoảng đè lên vai tầng lớp lao động.

GV Để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng,Tổng thống Ru-dơ-ven mới đắc cử đã thực hiện chính sách mới.

HS:Đọc phần tư liệu,và xem hình 69SGK.

- Nội dung chính của chính sách mới là gì?

HS:Đưa ra các biện pháp để nhà nước kiểm soát,điều tiết sản xuất,lưu thông hàng hoá.

- Nêu nhận xét của em về chính sách mới qua hình 69?

HS: Người khổng lồ tượng trưng cho vai trò nhà nước trong việc kiểm soát nền kinh tế Mỹ can thiệp tất cả các lĩnh vực của sản xuất lưu thông phân phối để đưa nước Mỹ ra khỏi khủng hoảng.

- Đánh giá của em về chính sách mới ?

HS: Đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mỹ ,giải quyết phần nào khó khăn cho người lao động,góp phần duy trì chế độ dân chủ tư sản Mỹ .

 

doc102 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Bài 8 - Bài 30, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến tranh, vở ghi, SGK 
III. Tiến trình tổ chức dạy học: 
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ : (Kiểm tra 15 phút)
 Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ 2 ?(10đ)
® -Khủng hoảng kinh tế 1929-1933(5đ)
 -Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc 
=> hình thành hai khối đối địch nhau (Anh, Pháp, Mĩ >< Đức, Ý, Nhật) (5đ)
 -Cả hai khối đều coi Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt.
 -Chính sách thỏa hiệp nhượng bộ của Anh, Pháp, Mĩ => 1-9-1939 : Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ.
3. Bài mới:
 Chiến tranh thế giới thứ 2 là chiến tranh gây nên những tổn thất lớn về người và của trong lịch sử nhân loại , chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít và dẫn đến những biến đổi cẳn bản của tình hình thế giới
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
 GV dùng lược đồ chiến thắng Xta-lin-grat để tường thuật lại chiến dịch và kết hợp lược đồ chiến tranh thế giới lần II để cho HS chỉ và biểu diễn bằng các ký hiệu các cuộc phản công của Hồng Quân Liên Xô và liên quân Mĩ-Anh trên các mặt trận : Xô-Đức, Bắc Phi, Tây Âu.
- GV dùng lược đồ tường thuật trận công phá Béc-lin của Hồng Quân Liên Xô và kết hợp lược đồ mặt trận Châu Á- Thái Bình Dương để giảng phần Hồng Quân Liên Xô cùng nhân dân các nước Châu Á đánh bại quân Nhật và việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản => Chiến tranh kết thúc.
 - Em hãy tóm tắt diễn biến chiến tranh thế giới thứ II ở giai đoạn II ?
- Vì sao Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản ? Có phải vì thế mà Nhật đầu hàng ?
 GV nói thêm về hậu quả của 2 quả bom nguyên tử.
- Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc đánh thắng chủ nghĩa Phát xít ?Nêu tính chất của cuộc chiến tranh thế giới ?
 GV cho HS đọc SGK trang 108 và xem hình 77,78,79 cùng với bảng thống kê thiệt hại về người và của trong chiến tranh thế giới thứ hai và đặt câu hỏi :
- Em có nhận xét gì và suy nghĩ gì về hậu quả của chiến tranh ?
 GV nhận xét và liên hệ thực tế giáo dục tư tưởng cho HS.
2. Quân Đồng Minh phản công , chiến tranh kết thúc (từ đầu 1943=> 8-1945):
-Ngày 2-2-1943 : Chiến thắng Xta-lin-Grát => Quân Đồng Minh phản công và giải phóng lãnh thổ Liên Xô và các nước Đông Au ,Bắc Phi => phát xít Italia đầu hàng.
-Chiến dịch công phá Béc-lin vào tháng 4-1945
 => Phát xít Đức đầu hàng vào ngày 9-5-1945.
- Ngày 6 và ngày 9 tháng 8 năm 1945 : Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hirôsima và Nagaxaki => Phát xít Nhật đầu hàng 15-8-1945 => Chiến tranh kết thúc.
III. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ II :
- Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt hoàn toàn
-Là cuộc chiến tranh lớn nhất khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất 
-Tình hình thế giới có những biến đổi căn bản.
4. Củng cố :
 ?Em hãy lập niên biểu những sự kiện chính của chiến tranh thế giới thứ II (1939-1945)
5. Hướng dẫn về nhà:
 a. Bài vừa học:
 -Diễn biến chiến tranh thế giới thứ II ở giai đoạn 2 khi quân đồng minh phản công 
 -Kết cục chiến tranh và hậu quả của nó đối với sự phát triển của tình hình thế giới
 b. Bài sắp học: Bài 22
 -Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỷ XX
 -Nền văn hoá Xô Viết hình thành và phát triển như thế nào?
Tuần:
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Chương V: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC – KĨ THUẬT VÀ VĂN HÓA THỀ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX
Tiết 33, bài 22: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC – KĨ THUẬT VÀ VĂN HÓA THỀ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX
I. Mục tiêu : Qua bài học hs hiểu được:
1. Kiến thức : 
 - Những tiến bộ vượt bậc của khoa học –kỹ thuật thế giới đầu thế kỷ XX
 -Thấy được sự hình thành và phát triển của một nên văn hoá mới – văn hoá Xô Viết trên cơ sở tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lê và sự kế thức những tinh hoa của di sản văn hoá nhân loại.
2.Thái độ:
 -Hiểu được những tiến bộ khoa học kĩ thuật cần được sử dụng vì lợi ích của con người
 -Giáo dục ý thức trân trọng và bảo vệ những giá trị của nền văn hoá Xô Viết và những thành tựu khoa học – kỹ thuật của nhân loại.
3.Kĩ năng :
 Bồi dưỡng phương pháp so sánh, đối chiếu kịch sử đề thấy được những ưu việt của nền văn hoá Xô Viết, kích thích sự say mê tìm tòi, sáng tạo khoa học – kĩ thuật của học sinh.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Thầy:
 	 Tranh ảnh SGK, tư liệu lịch sử 
2. Trò:
Vở ghi, SGK
III. Tiến trình tổ chức dạy học: 
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ
 - Kết cục của chiến tranh th ế giới thứ II ?
3. Bài mới
 Trong nửa đầu thế kỉ XX, nhân loại đã trải qua rất nhiều biên đổi. Hai cuộc chiến tranh thế giới đã gây biết bao tổn thất đau thương, Nhưng cũng trong nửa đầu thế kỷ XX, nhân loại đã đạt được những thành tựu rực rỡ về văn hoá, khoa học - kỹ thuật. Đặc biệt là sự hình thành và phát triển của văn hoá mới – văn hoá Xô Viết và những thành tựu to lớn trong lĩnh vực khoa học -kĩ thuật.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
GV cho HS đọc phần 1 SGK 
 - Bước vào thế kỷ XX, thế giới có nét phát triển gì mới?
 - Em hãy nêu những thành tựu về khoa học kỹ thuật nửa đầu thế kỉ XX ?
 - Em biết gì về nhà bác học Đức Anh – Xtanh?
 GV nêu sự ra đời của thuyết tương đối và tác động của nó đến các phát minh lớn về vật lí thế kỷ XX như năng lượng nguyên tử, lade, bán dẫn.
- Nêu những phát minh khoa học cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX được đưa vào sử dụng? 
 Điện tín, điện thoại, rađa, hàng không, điện ảnh
 - Những phát minh đó có tác động như thế nào đến cuộc sống con người?
 - Em biết gì về nhà khoa học Nô –Ben và suy nghĩ của em về câu nói của ông?
 Việc sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ cho cuộc sống con người, tuy nhiên chính những thành tựu đó cũng được sử dụng để trở thành phương tiện giết người hàng loạt.( bom nguyên tử được chế tạo từ năng lượng được lấy từ sự phân hạch các hạt nhân Urani và Plutoni)
GV dẫn giải: Cùng với công cuộc phát triển kinh tế, nhà nứơc Xô viết hết sức coi trọng việc xây dựng một nền văn hoá mới – văn hoá Xô viết trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của văn hoá Nga và di sản văn hoá nhân loại 
- Vì sao Liên Xô rất chú trọng phát triển văn hoá?
 - Để xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa giàu tính nhân văn và phát triển văn hoá cho nhân dân.
ØNêu những thành tựu văn hoá của Liên Xô ?
 - Xoá mù chữ và nạn thất học.
ØEm hãy kể những thành tựu khoa học mà Liên Xô đã đạt được?
Văn học với các nhà văn nổi tiếng L M. Sô- lô- khốp( Sông Đông êm đềm), A. Tôn – xtôi(Con đường đau khổ), N. Ô- xtrốp – xki), X. Bôn –đa –chúc
Khoa học vũ trụ: Gagarin là người đầu tiên bay vào vũ trụ
 GV bổ sung thêm về những thành tựu khoa học thuật và văn hoá – nghệ thuật của Liên Xô.
 GV liên hệ thực tế giáo dục tư tưởng học sinh.
I. Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỷ XX:
-Vật lí: Thuyết tương đối Anh – Xtanh
-Hoá học, sinh học, khoa học về trái đất đều đạt được những thành tựu.
-Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX được đưa vào sử dụng.
 ® mang lại cuộc sống tốt đẹp về vật chất và tinh thần.
II.Nền văn hoá Xô Viết hình thành và phát triển:
- Liên Xô xây dựng một nền văn hoá Xô Viết mang đậm tính nhân văn
- Khoa học kĩ thuật Liên Xô đạt được nhiều thành tựu rực rỡ và chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao.
Nền văn hoá, nghệ thuật của Liên Xô có những cống hiến to lớn
4. Củng cố : 
 Em hãy nêu những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX?
5. Hướng dẫn về nhà:
 a. Bài vừa học:
 - Em biết gì về những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật thế giới nuửa đầu thế kỉ XX?
 - Hãy nêu những thnh tựu của nền văn hoá Xô Viết ?
 b. Bài sắp học: Bài 23
 -Lập bảng những sự kiện theo mẫu( Thời gian, sự kiện , Kết quả)
 -Những nội dung chủ yếu?( Chính trị , kinh tế giữa hai cuộc chiến tranh thế giới)
Tuần:
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 34, bài 23: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 
 (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
I. Mục tiêu : Qua bài học hs nắm được:
 1. Kiến thức : 
 -Củng cố, hệ thống hoá những sự kiện cơ bản của lịch sử thế giới giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
 -Nắm được những nội dung chính của lịch sử thế giới trong những năm 1917 –1945
 2. Thái độ:
 Củng cố, nâng cao tư tưởng, tình cảm cách mạng, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính, tinh thần chống chiến tranh, chống chủ nghĩa phát xít và bảo vệ hoà bình thế giới.
3 .Kĩ năng :
 Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá một số vấn đề, một sự kiện lịch sử quan trọng và tác động của nó đối với tình hình thế giới.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
 1. Thầy: Bản đồ thế giới.
 2. Trò: Bảng thống kê các sự kiện cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại, vở ghi, SGK
III. Tiến trình tổ chức dạy học: 
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ : (Lồng ghép vào bài mới)
3. Bài mới:
Trong vòng gần 30 năm( từ 1917 –1945), lịch sử thế giới đã diễn ra nhiều sự kiện. Chúng ta hãy cùng nhau ôn lại những sự kiện chính và nội dung chính của giai đoạn này qua bài 23 
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động1:Những sự kiện lịch sử chính
MT: Biết được những sự kiện lịch sử chính
GV cho HS chia thành nhóm để chơi trò chơi tiếp sức việc thống kê các sự kiện lịch sử theo yêu cầu của nội dung ôn tập.
Thời gian
Sự kiện
Kết quả
1918-1923
 Cao trào cách mạng ở Châu Au, Châu Á
Các Đảng cộng sản lần lượt ra đời=> Quốc tế cộng sản thành lập về lãnh đạo phong trào cách mạng.
1924-1929
Thời kì ổn định và phát triển của CNTB
Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng, tình hình chính trị tương đối ổn định.
1929-1933
Khủng hoảng kinh tế thế giới tư bản 
Kinh tế giảm sút nghiêm trọng, nhân dân thất nghiệp, chính trị không ổn định
1933-1939
Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng.
Chủ nghĩa Phát xít lên nắm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản=> chuẩn bĩ chiến tranh xâm lược. Khối Anh – Pháp – Mỹ thực hiện cải cách kinh tế, chính trị, duy trì chế độ dân chủ tư sản.
1939-1945
Chiến tranh thế giới thứ hai
72 nước ở trong tình trạng chiến chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản thất bại hoàn toàn. Thắng lợi thuộc về Liên Xô và các nước Đồng Minh và nhân dân tiến bộ thế giới.
Sau khi học sinh hoàn thiện bảng thống kê, GV nhận xét và chỉnh sửa. Sau đó yêu cầu học sinh ghi chép vào vở.
Hoạt động 2 Những nội dung chủ yếu
MT: Biết được những nội dung chủ yếu
GV cho HS đọc mục II SGK và đặt câu hỏi:
Hãy nêu nội dung chính lịch sử thế giới hiện đại từ 1919-1945?
GV nhận xét , tổng kết 
I. Những sự kiện lịch sử chính
II. Những nội dung chủ yếu:
 -Cách mạng tháng Mười Nga thành công
 -Cao trào cách mạng 1918-1923 một loạt các Đảng cộng sản ra đời. Quốc tế cộng sản thành lập
 -Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc lên cao 
 -Khủng hoảng kinh tế thế giới . Chủ nghĩa phát xít ra đời
 -Chiến tranh thế giới, hệ thống x hội chủ nghĩa ra đời
4. Củng cố : 
 ? Gv hệ thống lại kiến thức bài học
5. Hướng dẫn về nhà:
 Trong các sự kiện lịch sử từ năm 1917 –1945, em hãy chọn 5 sự kiện tiêu biểu và nêu lí do em chọn những sự kiện đó?
	Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN LẬP
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MA TRẬN
Chñ ®Ò
NhËn biÕt
Th«ng hiÓu
VËn dông
Tæng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
LÞch sö thÕ giíi cËn ®¹i (Tõ gi÷a thÕ kû XVI ®Õn n¨m 1917)
1
2,5
2
1,0
3
3,5
LÞch sö ThÕ giíi hiÖn ®¹i (Tõ n¨m 1917 ®Õn n¨m 1945)
1
1
1
3,5
1
2,0
3
6,5
Tæng
2
3,5
3
4,5
1
2,0
6
10
Tiết 35 : KIỂM TRA HỌC KÌ I
( Theo đề và lịch của phòng giáo dục)
Phòng gd-đt yên lập
đề kiểm tra học kỳ i- Năm học: 2011-2012
Môn: Lịch sử lớp 8
( Thời gian làm bài : 45 phút)
I- trắc nghiệm (2,0 điểm):
Câu 1 (1,0 điểm): Nối thời gian ở cột A với sự kiện lịch sử ở cột B sao cho đúng 
A
B
1. 01/09/1939
a. Phát xít Đức tấn công Liên Xô
2. 22/06/1941
b. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
3. 01/1942
c. Phát xít Đức đầu hàng không điều kiện
4. 15/08/1945
d. Phát xít Nhật đầu hàng không điều kiện
e. Mặt trận đồng minh chống Phát xít được thành lập
Câu 2 (0,5 điểm): Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (.) trong câu sau cho đúng 
Thắng lợi của giai cấp .........(1)........có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ........(2)..........
 (Cho các cụm từ: tư sản, vô sản, phong kiến, tư bản)
Câu 3 (0,5 điểm): Nét nổi bật về tình hình nước Nga đầu thế kỷ XX là gì? (Chọn ý trả lời đúng nhất)
A. Khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội.
B. Nhiều cuộc bãi công và đấu tranh vũ trang bùng nổ.
C. Đất nước ổn định, kinh tế phát triển.
D. Cả A và B đều đúng.
II- Tự luận (8,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy cho biết: Nét mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Châu á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
Câu 2 (3,5 điểm): Trình bày nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới (NEP) của nước Nga? Qua đó em có nhận xét gì về chính sách này?
Câu 3 (2,5 điểm): Nêu những nét cơ bản về tình hình nước Anh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?
Phòng gd-đt yên lập
Hướng dẫn chấm kiểm tra học kỳ i- Năm học: 2011-2012
Môn: Lịch sử lớp 8
( Thời gian làm bài : 45 phút)
I- trắc nghiệm (2,0 điểm):
Câu 1: (1,0 điểm) 
1 với b
2 với a
3 với e
4 với d
Câu 2: (0,5 điểm)
(1): tư sản
(2): phong kiến
Câu 3: (0,5 điểm): Đáp án đúng: d
II- Tự luận (8 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Nét mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu á sâu chiến tranh thế giới thứ nhất là:
- Phong trào lên cao và lan rộng khắp các khu vực, tiêu biểu là Trung Quốc, ấn Độ, Việt Nam,  (0,5 điểm)
- Giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập. (0,5 điểm)
- Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo cách mạng ở một số nước Châu á như: Trung Quốc, Việt Nam,  (1,0 điểm)
Câu 2:(3,5 điểm) 
- Nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới (NEP) của nước Nga:(1,5 điểm)
Tháng 3/1921 Đảng Bôn-sê-vích Nga quyết định thực hiện chính sách kinh tế mới, nội dung:
+ Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa thay bằng thu thuế lương thực
+ Thực hiện tự do buôn bán.
+ Tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga.
- Nhận xét: (2,0 điểm – Mỗi ý đúng 0,5đ)
+ Đây là chính sách tiến bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn nước Nga lúc đó.
+ Giải quyết được vấn đề lương thực, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân.
+ Bước đầu phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
+ Giúp cho công cuộc phục hồi và phát triển kinh tế diễn ra nhanh chóng và đạt nhiều thành tựu.
Câu 3: (2,5 điểm): Nêu những nét cơ bản về tình hình nước Anh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?
- Kinh tế: Trước 1870 đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp nhưng từ sau 1970 phát triển chậm, mất dần vị trí độc quyền công nghiệp, tụt xuống đứng hàng thứ ba thế giới, do công nghiệp anh phát triển sớm, máy móc lạc hậu, giai cấp tư sản Anh ít chú trọng đầu tư trong nước. (1,0đ)
 + Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra dời chi phối toàn bộ nền kinh tế.(0,5đ)
- Chính trị: Nước Anh là nước quân chủ lập hiến, hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.(0,5đ)
- Chính sách đối ngoại: Ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lược, thống trị và bóc lột thuộc địa. Nước Anh được mệnh danh là " CNĐQ thực dân".(0,5đ)
Ngày soạn:
Ngày giảng:
PHẦN II : LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 – 1918
ChươngI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX
Tiết 36, bài 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873
I. Mục tiêu: Học sinh hiểu được:
1. Kiến thức:
 - Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam và những nét chính về diễn biến chính chiến sự Đà Đẵng, ở Gia Định và nội dung cơ bản Hiệp ước Nhâm Tuất.
2. Thái độ: 
 - Bản chất tham lam, tàn bạo, hiếu chiến của chủ nghĩa thực dân.
 - Tinh thần bất khuất, kiên cường chống ngoại xâm của nhân dân ta 
3.Kĩ năng : 
Rèn luyện phương pháp quan sát tranh ảnh, sử dụng bản đồ 
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Thầy: Lược đồ chiến trường Đà Nẵng, Gia Định (1858-1861)
2. Trò: Vở ghi, SGK
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ : (Lồng ghép vào bài mới)
3. Bài mới: 
Vào giữa thế kỉ XIX, ở Việt Nam, nhà Nguễn còn tồn tại với tư cách là một nhà nước độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, thì ở xung quanh ta nạn chủ nghĩa bành trướng của chủ nghĩa thực dân phương Tây đã lan tràn. Thực dân Pháp lợi dụng mối quan hệ từ trước để chuẩn bị xâm lược nước ta.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
- Tình hình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX ?
 ( suy yếu trong khi đó các nước phương Tây , sau khi hoàn thành cách mạng tư sản, đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông). 
 Dùng lược đồ ĐNÁ chỉ thuộc địa các nước đế quốc.
 - Nguyên nhân nào Pháp xâm lược Việt Nam? 
Âm mưu xâm lược của Pháp đã có từ lâu. Họ sử dụng các phần tử Công giáo phản động đi trước
- Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công nước ta ?
Xác định vị trí Đà Nẵng trên lược đồ, tầm quan trọng của ĐN đối với Huế và khu vực biển Đông.
 - Trình bày cuộc tấn công của Pháp và cuộc chiến đấu của nhân dân ta dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nguyễn Tri Phương?
Tại sao Pháp xâm lược nước ta ? Bước đầu quân Pháp đã thất bại như thế nào ? 
 Pháp xâm lược nước ta vì mục tiêu mở rộng thị trường thuộc địa. Quân dân ta đã đánh trả quyết liệt trong 5 tháng, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, kế hoạch thất bại. 
 Sau khi thất bại ở ĐN, Pháp buộc phải chuyển quân vào Gia Định thay đổi kế hoạch chuyển sang kế hoạch đánh lâu dài.
- Sau khi thất bại ở Đà Nẵng Pháp đã làm gì?
-Tại sao Pháp lại chọn Gia Định làm mục tiêu tấn công ?
(Chiếm vựa lúa, cắt nguồn lương thực của triều đình Huế. Chiếm các cảng biển quan trọng ở miền Nam trước Anh. Chuẩn bị xâm chiếm Cao Miên, dò đường sang Trung Quốc)
 GV dùng lược đồ xác định vị trí, tầm quan trọng của Gia Định. Trình bày về chiến sự trên chiến trường, phong trào tự động kháng chiến của nhân dân ta, đường lối chống Pháp thiếu cương quyết, bỏ lỡ thời cơ của triều đình Huế. 
Em có nhận xét gì về thái độ chống thực dân Pháp xâm lược của triều đình Huế ?
 (Không kiên quyết chống xâm lược, không nắm thời cơ để hành động, bỏ lỡ cơ hội giữ độc lập). 
 GV trình bày tiếp chiến sự những năm 1860-1862. Thái độ và sách lược sai lầm của nhà Nguyễn đã để mất 3 tỉnh miền Đông và Vĩnh Long vào tay Pháp.
 Trong khi triều đình nhu nhược, nhân dân Nam Kì chống thực dân Pháp quyết liệt( dẫn chứng “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”
 5-6-1862 : Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất, nhưng cho Pháp nhiều quyền lợi (xem nội dung SGK trang 116)
Thảo luận: Những nguyên nhân nào khiến nhà Nguyễn kí hiệp ước 1862 ?(Nhà Nguyễn nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi giai cấp, dòng họ, rảnh tay phía Nam để đối với phong trào nông dân phía Bắc.)
Việc kí kết hiệp ước đã dẫn đế hậu quả gì đối với đất nước ta?(Hiệp ước đã vi phạm chủ quyền nước ta, Nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm về việc để mất 1 phần lãnh thổ vào tay giặc.)
 Thái độ của nhân dân ta trước việc triều đình kí hiệp ước.?
I. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam :
 1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1958-1959
-Nguyên nhân Pháp xâm lược : 
+ Từ giữa TK XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông.
+Việt Nam có vị trí chiến lược thuận lợi, giàu tài nguyên
+ Chế độ phong kiến khủng hoảng 
- Pháp đánh Đà Nẵng:
+Pháp lấy cớ bảo vệ đạo Gia –tô, Pháp –TBN kéo đến Việt Nam.
+1/9/1858 : Pháp nôe súng đánh Đà Nẵng.
+Quân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương anh dũng chống trả. 
+ Kết quả: Sau 5 tháng Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà
2. Chiến sự Gia Định năm 1859
-17/2/1859 : Pháp kéo quân vào Gia Định. quân triều đình không kiên quyết chống Pháp 
-Ngày 24/2/1861 : Pháp chiếm đại đồn Chí Hòa, 3 tỉnh miền Đông và thành Vĩnh Long.
5/6/1862 : Kí Hiệp ước Nhâm Tuất nhượng cho Pháp nhiều quyền lợi
4. Củng cố : 
 Thực dân Pháp thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam như thế nào ?
5. Hướng dẫn về nhà:
 a. Bài vừa học:
 -Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?
 -Nhận xét về thái độ chống quân Pháp xâm lược của triều đình Huế?
 b. Bài sắp học: Bài 24(tt)
 -Tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ntn? ( ở Đà Nẵng, ở Gia Định)
 -Nêu một số địa điểm diễn ra khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Kì ?
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 37, bài 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873
I. Mục tiêu: Học sinh hiểu được:
1. Kiến thức:
 - Thực dân Pháp nổ súng xâm lược triều đình bạc nhược chống trả

File đính kèm:

  • docGiao_an_Su_8_XAn.doc
Giáo án liên quan