Giáo án Lịch sử 8 bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp và chuyển biến về kinh tế -xã hội Việt Nam (tiết 2)
Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới.
*Đô thị ra đời:Cuối TK XIX đầu TK XX,đô thị ra đời và ngày càng phát triển nhiều:Sài Gòn,Hải Phòng .
*Các tầng lớp mới ,các giai cấp mới ra đời:
-Tầng lớp tư sản:
+Là những nhà thầu khoán,chủ xí nghiệp.
+Bị TDP chèn ép,kìm hãm.
+Thái độ chính trị :không mạnh dạn tham gia cách mạng.
- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị:
+Bao gồm :tiểu thương,tiểu chủ,tri thức học sinh ->cuộc sống bấp bênh.
+Thái độ chính trị:sẵn sang tham gia cách mạng đễ bị kẻ thù lợi dụng.
-Giai cấp công nhân: Phần lớn xuất thân từ nông dân, sống cơ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ.->bị bóc lột nặng nề->có tinh thần cách mạng triệt để
N.soạn:5/4/15 N.dạy:6/4/15 Lớp:8BAC BÀI 29. CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ -XÃ HỘI VIỆT NAM. +KT 15 P (T 2) TUẦN 32 TIẾT 48 I- Mục tiêu : 1.Kiến thức: Những nét chính của sự biến đổi kinh tế ,cơ cấu của xã hội Việt Nam ở nông thôn và thành thị dưới sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa . -Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc . 2.Tư tưởng: - Trân trọng hành động yêu nước của các sĩ phu thế kỉ XX. 3.Kỹ năng: - Sử dụng bản đồ. II.Chuẩn bị: Tài liệu văn học,sử học liên quan. III.Phương pháp:Phân tích,thuyết trình.KT khăn trải bàn. IV. Tiến trình dạy học: 1/ Ổn định: 2/ KTBC: KT15 Phút ?- Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam năm 1897- 1914 ?Nhận xét gì về tổ chức bộ máy cai trị đó của Pháp. 3/ Bài mới: Giới thiệu bài: Chính sách cai trị, khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt nam có những biến chuyển sâu sắc, những biến chuyển đó như thế nào, ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KT CẦN ĐẠT Hoạt động 1:cá nhân. ? Theo em, giai cấp địa chủ, quan lại ở nông thôn đầu thế kỉ XX, có thay đổi như thế nào? ?Vì sao như thế? ? Tình cảnh nông dân như thế nào? Vì sao? ?Với tình cảnh, người dân căm thù đế quốc, sẵn sàng vùng dậy chống áp bức nếu có giai cấp hay cá nhân nào để xướng. Hoạt động 2:CẢ LỚP GV: Điểm mới trong xã hôi Việt Nam cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX ? ?Tại sao thời kỳ này đô thị phát triển nhanh chóng? => Kết quả của việc đẩy mạnh cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. . Đô thị là trung tâm hành chính, sản xuất, dịch vụ, đầu mối chính trị trong cả nước. (Dùng lược dồ chỉ cho HS). HS thảo luận: Các giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện ở thành thị? Họ sinh sống và làm việc ở đô thị như thế nào? - Tầng lớp tư sản: Nhà thầu, chủ xí nghiệp, chủ xưởng, chủ hãng buôn, thế lực kinh tế yếu. - Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: Chủ xưởng nhỏ, buôn bán nhỏ, viên chức nhà nước, cuộc sống bấp bênh. Có ý thức đân tộc, tích cực tham gia vào cuộc vận dộng cứu nước. - Công nhân: Phần lớn xuất thân từ nông dân, sống cơ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ. Hoạt động 3: ?Xu hướng mới dân chử tư sản ở nước ta đầu TK XX xuất hiện trên cơ sở nào? ?Tại sao luồng DCTS lại được các sỹ phu tiến bộ tiếp thu. I.Những biến chuyển của xã hội Việt Nam. 1. Các vùng nông thôn: *Giai cấp phong kiến: - Quan lại địa chủ ngày càng đông thêm, trở thành tay sai của thực dân.một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước. *Giai cấp nông dân: - Nông dân bị bần cùng hoá, sống cơ cực, ,nghèo khổ không lối thoát -Căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp và địa chủ phong kiến. =>Sẵn sang hướng ứng ,tham gia đấu tranh để giành tự do no ấm . 2. Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới. *Đô thị ra đời:Cuối TK XIX đầu TK XX,đô thị ra đời và ngày càng phát triển nhiều:Sài Gòn,Hải Phòng. *Các tầng lớp mới ,các giai cấp mới ra đời: -Tầng lớp tư sản: +Là những nhà thầu khoán,chủ xí nghiệp. +Bị TDP chèn ép,kìm hãm. +Thái độ chính trị :không mạnh dạn tham gia cách mạng. Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: +Bao gồm :tiểu thương,tiểu chủ,tri thức học sinh->cuộc sống bấp bênh. +Thái độ chính trị:sẵn sang tham gia cách mạng đễ bị kẻ thù lợi dụng. -Giai cấp công nhân: Phần lớn xuất thân từ nông dân, sống cơ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ.->bị bóc lột nặng nề->có tinh thần cách mạng triệt để 3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc: -Chính sách khai thác thuộc địa làm cho xã hội Việt Nam biến đổi,sự xuất hiện của những tầng lớp ,giai cấp mới là cơ sở để tiếp thu luồng tư tưởng mới. -Tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào nước ta=>Xuất hiện xu hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. 4. Củng cố: Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấop, tầng lớp trong xã hội Việt nam cuối TK XIX - đầu TK XX: Giai cấp, tầng lớp Nghề nghiệp Thái độ đối với độc lập dân tộc Địa chủ phong kiến Chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột địa tô. Mất hết ý thức dân tộc, làm tay sai cho đế quốc. Một số địa chủ nhỏ và vừa có tinh thần yêu nước. Nông dân Làm ruộng. Căm thù đế quốc, phong kiến, sẵn sàng đấu tranh vì độc lập, ấm no. Tư sản Kinh doanh công thương nghiệp. Thoả hiệp với đế quốc. Một số bộ phận có ý thức dân tộc. Tiểu tư sản Làm công ăn lương, buôn bán nhỏ. Sống bấp bênh, một bộ phận có tinh thần yêu nước, chống đế quốc. Công nhân Bán sức lao động làm thuê. Kiên quyết chống đế quốc, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ chế độ người bóc lột người. 5.Hướng dẫn học ở nhà: -Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau:" Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu TK XX đến năm 1918". V.RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- su_8t_48_20150726_011741.doc