Giáo án Lịch sử 8 bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX

I. Khởi nghĩa Yên Thế( 1884-1913 )

 1/ Căn cứ

- Yên Thế nằm ở phía tây bắc Bắc Giang diện tích khoảng 40-50km2, địa hình hiểm trở.

 2/ dân cư

 - Đa số là dân ngụ cư

* Nguyên nhân: Khi Pháp mở rộng phạm vi bình định người dân Yên Thế đứng trước nguy cơ mất đất -> họ đ nổi dậy đấu tranh.

3. Diễn biến

 * Giai đoạn 1:1884-1892:

 - Nhiều tốn nghĩa qun hoạt động riêng rẽ, lãnh đạo chính là Đề Nắm.

*Giai đoạn 2: 1893-1908:

-Nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở dưới sự chỉ huy của Đề Thám.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:27 - Tiết 42
ND:26/2/2015
	 Bài 27. KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO
CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỈ XIX
1. MỤC TIÊU
 1.1. Kiến thức
	- HĐ1: Học sinh biết được nguyên nhân, trình bày diễn biến theo lược đồ và kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. 
- HĐ2: Biết được phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của đồng bào các dân tộc ở miền núi. Hiểu được nguyên nhân vì sao các phong trào yêu nước chống Pháp của nơng dân lần lượt thất bại.
 1.2. Kĩ năng
	- HĐ1: Rèn kĩ ngăn trình bày diễn biến và miêu tả trên lược đồ.
 - HĐ2: Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, nhận xét
 1.3. Thái độ
	- HĐ1, HĐ2: Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn những anh hùng dân tộc.Khắc sâu hình ảnh người nông dân Việt Nam: cần cù, chất phác, yêu tự do, căm thù quân xâm lược. Nhận thấy rõ khả năng cách mạng to lớn, có hiệu quả của nông dân Việt Nam
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Khởi nghĩa Yên Thế
- Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi.
3. CHUẨN BỊ
 3.1. Giáo viên: + Lược đồ khởi nghĩa Yên Thế
 3.2. Học sinh: Tham khảo nội dung, lược đồ h96 và trả lời câu hỏi sgk
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1. Oån định tổ chức và kiểm diện: 
 8A1:
 8A2:
 8A3: ...... 
 8A4: ...... 
4.2 Kiểm tra miệng 
?. Trình bày diễn biến khởi nghĩa Hương Khê? (8đ)
	- Từ năm 1885 đến năm 1888, nghĩa quân lo tổ chức huấn luyện, xây dựng cơng sự, rèn đúc khí giới và tích trữ lương thảo... Lực lượng nghĩa quân được chia thành 15 quân thứ. Mỗi quân thứ cĩ từ 100 đến 500 người, phân bố trên địa bàn 4 tỉnh: Thanh Hố, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Họ đã tự chế tạo được súng trương theo mẫu súng của Pháp. Từ năm 1888 đến năm 1895 là thời kì chiến đấu của nghĩa quân. Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, cĩ sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương tác chặt chẽ, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch. 
?. Bài học học hơm nay gồm những nội dung gì?
- Khởi nghĩa Yên Thế
- Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi.
4.3. Tiến trình bài học
	Cuối thế kỉ XIX, nhằm ổn định tình hình chính trị, chuẩn bị cho một cuộc khai thác trên quy mô lớn. Pháp đẩy mạnh chính sách bình định quân sự đối với trung du miền núi. Chúng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân địa phương. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1 
 Gv dùng lược đồ xác định vị trí Yên Thế
?. Cho biết căn cứ Yên Thế?
Ở phía bắc tỉnh Bắc giang, địa hình hiểm trở
Gv minh hoạ
* Giáo dục mơi trường qua địa thế căn cứ
- Học sinh cần bảo vệ mơi trường và cĩ thái độ quyết liệt trước những hành vi xâm hại mơi trường.
?. Dân cứ Yên Thế cĩ đặc điểm gì?
- Cuối TK XIX kinh tế sa sút, nơng dân đồng bằng Bắc Kì lên miền núi Yên Thế lập Làng sản xuất
 ?. Vì sao nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
 - Nhân dân Yên Thế căm ghét thực dân phong kiến. Họ gan góc, dũng cảm và yêu tự do. Khởi nghĩa bắt đầu khi thực dân Pháp bình định yên Thế.
 ?. Khởi nghĩa Yên Thế chia làm mấy giai đoạn?	
 Cuộc khởi nghĩa chia thành 3 giai đoạn
 -Giai đoạn từ 1884-1892
- Giai đoạn từ 1893-1908
-Giai đoạn 1909-1913
?. Giai đoạn thứ nhất của cuộc khởi nghĩa cĩ điểm gì đáng chú ý?
? Diễn biến của giai đoạn hai như thế nào?
- Học sinh quan sát hình 97
- Giáo viên giới thiệu về Hồng Hoa Thám: Hoàng Hoa Thám tên thật là Trương văn Thám, vốn là một nông dân nghèo, quê làng Di Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên->Yên Thế
 Lớn lên ông tham gia toán nghĩa quân của Lương Văn Nắm (Đề Nắmchết)-> Đề Thám lên thay
 Nghĩa quân Đề Thám phải tìm cách giải hoà với Pháp.
?. Tại sao nghĩa quân lại giảng hồ với Pháp?
- Nhận thấy tương quan lực lượng quá chênh lệch, Đề Thám phải tìm cáchgiải hoà với Pháp.
?.Nguyên nhân giảng hoà lần 1 và kết quả?
- Tháng 10-1894 Hoàng Hoa Thám bắt được con tin là điền chủ Pháp Sét-nay, Thực dânPháp buộc giảng hoà lần 1. Đề Thám đồng ý thả tên này với điều kiện Pháp phải rút khỏi Yên Thế, đề Thám được cai quản 4 tổng trong khu vực Nhã nam, Mục sơn, Yên Lễ và Hữu Thượng.
- Giáo viên dùng lược đồ minh hoạ vụ Đề Thám bắt Sét-nay.
?.Trong thời gian hồ hỗn lần thứ 1 Pháp đã cĩ âm mưu gì?
- Địch ráo riết lập đồn bốt, mở cuộc tấn cơng trở lại Yên Thế.
- Giáo viên minh hoạ: Lực lượng Đề Thám bị tổn thấtá, suy yếu nhanh chóng-> Đề Thám chủ động xin hoà lần 2 (12-1897)
?.Nhiệm vụ của nghĩa quân trong thời gian hồ hỗn là gì?
+ Xây dựng đồn điền Phồn Xương;
+ Chuẩn bị lực lượng sẵn sàng chiến đấu 
+ Liên hệ với một số nhà yêu nước :Phan Bội Châu, 
Phan Châu Trinh.
- Giáo viên giới thiệu hình ảnh hai nhà yêu nước Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
?.Nhà yêu nước Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh tìm đến Yên Thế đã nĩi lên điều gì?
-> Phong trào ngày càng cĩ uy tín và lớn mạnh.
- Giáo viên giới thiệu hình ảnh nghĩa quân Yên Thế.
?.Giai đoạn 3 của cuộc khởi nghĩa Yên Thế diễn ra như thế nào?
Sau vụ đầu độc binh lính Pháp tại Hà Nội chúng phát hiện có sự dính líu của nghĩa quân Yên Thế
 Chúng tập trung lực lượng liên tiếp tổ chức càn quét, bao vây, cô lập và truy đuổi nghĩa quân hao mòn
 Ngày 10-12-1913 Đề Thám hi sinh, phong trào tan rã
- Giáo viên trình bày bằng lược đồ và giới thiệu hình ảnh nghĩa quân Yên Thế bị quân Pháp bắt.
-> Giáo dục tư tưởng cho học sinh qua lời nhận định của chủ tịch Hồ Chí Minh.
?.Nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế?
?.Mặc dù thất bại, cuộc khởi nghĩa cĩ ý nghĩa như thế nào ?
 * Thảo luận nhĩm: ( 4p)
 ?.Em cĩ nhận xét gì về khởi nghĩa Yên Thế ?á ( Thời gian, Tính chất, nguyên nhân thất bại )
 Hs thảo luận trình bày
Tồn tại lâu hơn các cuộc khởi nghĩa Cần Vương 
Khởi nghĩa xuất phát từ lòng yêu nước, yêu quê hương bảo vệ cuộc sống tự do.
Thất bại vì chỉ bó hẹp trong một địa phương, lực lượng chênh lệch, chưa có sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến, bế tắc về đường lối.
Thể hiện tính chất dân tộc, yêu nước sâu sắc.
 Gv chuyển ý
*Hoạt động 2
 - Đây là mục giảm tải, GV hướng dẫn HS trình bày nét chính diễn biến trên lược đồ.
I. Khởi nghĩa Yên Thế( 1884-1913 )
 1/ Căn cứ 
- Yên Thế nằm ở phía tây bắc Bắc Giang diện tích khoảng 40-50km2, địa hình hiểm trở.
 2/ dân cư
 - Đa số là dân ngụ cư
* Nguyên nhân: Khi Pháp mở rộng phạm vi bình định người dân Yên Thế đứng trước nguy cơ mất đất -> họ đã nổi dậy đấu tranh.
3. Diễn biến
 * Giai đoạn 1ø:1884-1892:
 - Nhiều tốn nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, lãnh đạo chính là Đề Nắm.
*Giai đoạn 2: 1893-1908: 
-Nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở dưới sự chỉ huy của Đề Thám.
-Lực lượng quá chênh lệch.
- Tháng 10-1894 Đề Thám bắt Sét-nay -> hồ hỗn lần 1
- Tháng 12-1897: hồ hỗn lần 2
- Từ 1897->1908 Đề Thám lo
 + Xây dựng đồn điền Phồn Xương
 + Chuẩn bị lương thực
 + Xây dựng lực lượng sẵn sàng chiến đấu
 + Liên hệ với một số nhà yêu nước
 * Giai đoạn 3:1909-1913:
-Pháp tập trung lực lượng , liên tiếp càn quét và tấn cơng Yên Thế . 
-10/2/1913, Đề Thám hy sinh, phong trào suy yếu, tan rã.
*Nguyên nhân thất bại: do Pháp cịn mạnh, câu kết với phong kiến. Lực lượng nghĩa quân cịn mỏng và yếu, cách thức tổ chức và lãnh đạo cịn nhiều hạn chế.
*Ý nghĩa lịch sử: thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nơng dân. Gĩp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp.
II. Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi.
4.4. Tổng kết
	?. Điểm khác nhau của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
	- Mục tiêu không phải là để khôi phục chế độ phong kiến.
	- Nghĩa quân là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu tự do.
	- Địa bàn hoạt động ở Trung du. Thời gian tồn tại lâu hơn.
	.?Tại sao khởi nghĩa Yên Thế tồn tại gần 30 năm?
- Tập hợp lực lượng đơng đảo nơng dân trên một địa bàn rộng lớn, dưới sự lãnh đạo của một thủ lĩnh độc đáo, mưu trí, dũng cảm, trung thành, tận tụy với nguyện vọng của nhân dân, đồng cam cộng khổ, thương yêu đùm bọc nghĩa quân, cĩ cuộc sống giản dị hồ mình với quần chúng. Nghĩa quân đã gắn bĩ mật thiết với nhân dân.
Thể hiện tính dân tộc, yêu nước sâu sắc.
 4.5. Hướng dẫn học tập
* Đối với bài học ở tiết này:
- Học kĩ các nội dung vừa học. 
- Trả lời các câu hỏi của bài ( SGK trang 133 )
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Xem lại những bài đã học từ bài 24 đến bài 27 
- Chuẩn bị tiết sau làm bài tập lịch sử.
5. PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docBai_27_Khoi_nghia_Yen_The_va_phong_trao_chong_Phap_cua_dong_bao_mien_nui_cuoi_the_ki_XIX_20150726_011729.doc