Giáo án Lịch sử 8 bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

I. Cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế. Vua Hàm Nghi ra “ Chiếu Cần Vương”

1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7.1885

a. Nguyên nhân

- Phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết cầm đầu muốn giành lại chủ quyền

- Pháp quyết tâm tiêu diệt phe chủ chiến

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25 – Tiết: 40
ND: 	05/2/2015	
Bài 26. PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
1. MỤC TIÊU
 1.1. Kiến thức
- HĐ1: Học sinh trình bày được trên lược đồ cuộc phản cơng quân Pháp của phái chủ chiến ở kinh thành Huế.
- HĐ2: Học sinh hiểu được khái niệm “phong trào Cần Vương”, biết được hai giai đoạn của phong trào Cần Vương.
 2.2. Kĩ năng 
 - HĐ1: Phân tích, mô tả những nét chính của một cuộc khởi nghĩa vũ trang.
- HĐ2: Rèn kĩ năng phân tích, nhận xét.
 3.3. Thái độ 
- HĐ1, HĐ2: Bồi dưỡng nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, biết ơn những vị anh hùng.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7.1885
- Phong trào Cần vương bùng nổ và lan rộng.
3. CHUẨN BỊ
 3.1 Giáo viên: lược đồ vụ binh biến kinh thành Huế 5/7/1885. 
 3.2 Học sinh: Tham khảo nội dung và trả lời câu hỏi sgk
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1. Oån định tổ chức và kiểm diện: 
 8A1:
 8A2:
 8A3: ...... 
 8A4: ...... 
4.2. Kiểm tra miệng ( 5p )
 ?. Thái độ của triều Nguyễn trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược?( 8đ )
 - Nhà nguyễn không cương quyết chống Pháp. Luôn dùng chính sách “trì cửu”, nhường thế tiến công cho giặc sau đó thì rơi vào thế bị động, lúng túng chống lại. Không khích lệ, động viên, kêu gọi nhân dân đứng lên kháng chiến. Trong khi đó lại tìm mọi cách chống lại phong trào cách mạng của quần chúng.
 ?. Bài học hơm nay gồm những nội dung gì? ( 2đ ).
 - Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7.1885
 - Phong trào Cần vương bùng nổ và lan rộng.
4.3. Tiến trình bài học
	Sau Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt, phạm vi cai quản của triều đình nhà Nguyễn chỉ còn lại ở Trung Kì, nhưng phái chủ chiến trong triều đình Huế quyết âtm giành lại chủ quyền dựa vào quần chúng nhân dân. Và cuộc tấn công đêm mùng 4 rạng mùng 5 tháng 7 năm 1885 đã mở đầu cho phong trào kháng Pháp sôi nổi cuối thế kỉ XIX. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về phong trào kháng Pháp đó và sự sự bùng nổ của phong trào Cần Vương.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
 * Hoạt động 1 
Gv: Với Hiệp ước Hácmăng, triều đình Huế hầu như không còn vai trò chính trị của mình.
?.Tại sao vẫn còn cuộc phản công của phái chủ chiến?
 Hs thảo luận trả lời: không phải toàn bộ triều đình đầu hàng, triều đình chia làm 2 phe: Chủ chiến và chủ hoà. Phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết cầm đầu.
 ?. Vì sao với số ít mà họ dám chống lại Pháp?
 Hs: Vì Tôn Thất Thuyết là Thượng Thư bộ binh, nắm mọi binh quyền, được một số quan lại và nhân dân ủng hộ.
 Gv: Oâng ra sức xây dựng lực lượng, tích trữ lương thực khí giới, phế bỏ các vua thân Pháp. Đưa Hàm nghi còn nhỏ tuổi lên để dễ điều khiển.
?. Thái độ của Pháp trước hành động của phe chủ chiến?
 Hs trả lời.
 Gv: Lấy cớ triều đình đưa vua Hàm Nghi lên ngôi mà không hỏi ý kiến , Pháp cho quân vào đóng ở đồn Mang Cá, Toà Khâm sứ, định bắt cóc Tôn Thất Thuyết song việc không thành.
* Thảo luận ( 3p )
?.Trước hành động của thực dân Pháp, Tôn Thất Thuyết xử lý ra sao? Vì sao ông làm như vậy?
 Hs: Tôn Thất Thuyết quyết định tấn công trước để giành thế chủ động trong việc tấn công chống lại Pháp.
 Gv: Đây là hình thức tự vệ. Tình hình căng thẳng žcuộc phản công đêm mùng 4 rạng mùng 5/7/1885.
 Gv tường thuật diễn biến cuộc phản công. Sau khi thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm nghi ra khỏi kinh thành. Pháp chiếm kinh thành, cướp bóc, giết hại dân thường rất dã man.
?.Tại sao cuộc phản công diễn ra quyết liệt nhưng bị thất bại?
 Hs: Quân ta chưa chuẩn bị kĩ, chưa sẵng sàng để chiến đấu. Pháp có vũ khí hiên đại, quân lính mạnh, ưu thế hơn hẳn.
?. Sau cuộc phản công thất bại, phe chủ chiến có tiếp tục chống Pháp?
 Hs trả lời
* Hoạt động 2
 Gv dùng lược đồ phong trào Cần Vương để trình bày sơ lược diễn biến của phong trào từ khi thất bại ở Huế ( 5/7/1885 ) đến khi vua Hàm Nghi bị bắt (11/1888 )
 * Gv cho Hs xem chân dung cua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. 
?.Sau khi ra Tân Sở, họ đã làm gì?
 Hs: Khi ra đến Tân Sở, vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương do Tôn Thất Thuyết soạn thảo.
 Gv đọc cho Hs nghe một đoạn trong chiếu Cần Vương.
?. Mục đích của Chiếu Cần Vương?
 Hs trả lời theo SGK
?. Vì sao hành động đó của Vua Hàm Nghi được đành giá là hành động yêu nước?
 Hs: Trong bối cảnh đa số quan lại triều đình đã đầu hàng. Một ông vua trẻ, dám từ bỏ mọi vinh hoa phú quý, chịu đựng gian khổ để đành giặc nên được đánh giá cao.
 Gv chỉ nơi có phong trào và yêu cầu Hs nhận xét về quy mô của phong trào.
 Hs: Rộng lớn, từ trung Kì đến Bắc Kì. Nam Kì không có phong trào vì nơi đây đã thuộc Pháp, phong trào không đến được.
 ?. Thành phần lãnh đạo?
 Hs: Văn thân, sĩ phu yêu nước.
 ?. Lực lượng nào tham gia phong trào?
 Hs: Quần chúng nhân dân.
 Gv: Không có quân đội triều đình vì triều đình đã đầu hàng Pháp.
 ∆Quan sát địa điểm phong trào Cần Vương
?.Kết cục giai đoạn 1 của phong trào Cần Vương như thế nào?
-Năm 1886 Tôn Thất Thuyết lên đường sang Trung Quốc cầu viện 11-1888 vua Hàm Nghi bị bắt và bị đày sang An Giê Ri-> Hàm Nghi bị bắt nhưng phong trào Cần Vương vẫn được duy trì và duy trì và qui tụ thành cuộc khởi nghĩa lớn, qui mô và trình độ tổ chức cao hơn
Gv: Trước sự lớn mạnh của phong trào, Pháp đã tìm cách dập tắt. Năm 1886, Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện, tháng 11/1888 vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào vẫn tiếp tục phát triển.
I. Cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế. Vua Hàm Nghi ra “ Chiếu Cần Vương”
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7.1885
a. Nguyên nhân
- Phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết cầm đầu muốn giành lại chủ quyền
- Pháp quyết tâm tiêu diệt phe chủ chiến
b. Diễn biến
- Đêm mùng 4 rạng 5/7/1885, cuộc phản công bùng nổ. Ta tấn công Pháp ở đồn Mang Cá và Toà Khâm Sứ, cuối cùng bị thất bại.
2. Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng.
- Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương
- Mục đích: Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.
-Phong trào bùng nổ và lan rộng
- Phong trào phát triển qua hai giai đoạn: từ 1885-1888 và từ 1888-1896
* Kết cục giai đoạn 1 của phong trào Cần Vương:
 +Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện 1886
 + Vua Hàm Nghi bị bắt và bịđày sang An-Giê-Ri
4.4. Tổng kết (5p)
	?. Nguyên nhân dẫn đến cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế?
-Nguyên nhân: + Phe chủ chiến: Tôn Thất Thuyết muốn giàng lại chủ quyền
 +Pháp: muốn tiêu diệt phe chủ chiến
- Diễn biến:
 Đêm mùng 4 rạng sáng 5-7-1885
 + Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở Toà Khâm sứ và đồn Mang Cá
 + Pháp nhất thời rối loạn sau đó phản công chiếm Hoàng thành
 Chúng tàn sát, cướp bóc dã man, giết hại hàng trăm người dân vô tội
* Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương:
 ?.Trình bày tóm lược giai đoạn 1 của phong trào Cần Vương (1885-1888)
- Giai đoạn 1(1885-1888) khởi ngiã khắp Bắc, Trung kì (Thanh hoá-> Bình định) và lan sang cả Lào
 - Phong trào được đông đảo quần chúng ủng hộ
 -Kết cục giai đoạn 1: Tôn Thất Thuyết cầu viện sang Trung Quốc
 - Vua Hàm Nghi bị bắt và bị đày sangAn Giê Ri
4.5. Hướng dẫn học tập
* Đối với bài học ở tiết này:	
- Học thuộc bài. Trả lời câu hỏi trong SGK
- Chú ý: Cuộc phản công của phe chủa chiến và phong trào Cần Vương.
	* Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Chuẩn bị phần II: NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG.
 - Tham khảo nội dung , lược đồ h91,92 và trả lời câu hỏi sgk .
5. PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docBai_26_Phong_trao_khang_chien_chong_Phap_trong_nhung_nam_cuoi_the_ki_XIX_20150726_011733.doc