Giáo án Lịch sử 8 bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tarnh thế giới ( 1918-1939 )

Nhật Bản trong những năm 1929-1939

 - 1929-1933, Nhật khủng hoảng kinh tế

- Hậu quả: Kinh tế, xã hội suy sụp nghiêm trọng.

- Chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền

 + Đối nội: Tăng cường đàn áp, bóc lột nhân dân.

 + Đối ngoại: Gây chiến tranh xâm lược.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5214 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tarnh thế giới ( 1918-1939 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15- Tiết 28 
ND: 25/11/2014
Chương III: CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
( 1918-1939 )
Bài 19. NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TARNH THẾ GIỚI
( 1918-1939 )
1. MỤC TIÊU
 1.1. Kiến thức
 - HĐ1: Học sinh biết được tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
 - HĐ2: Học sinh hiểu và trình bày được tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đến Nhật Bản và quá trình phát xít hố bộ máy chính quyền.
 1.2. Kĩ năng 
 - HĐ1: Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng, khai thác tư liệu, tranh ảnh lịch sử.
 - HĐ2: Biết cách so sánh, liên hệ các hiện tượng lịch sử.
 1.3. Thái độ
 - HĐ1: Học sinh nhận thức rõ bản chất phản động, hiếu chiến của CNPX.
 - HĐ2: Giáo dục tư tưởng chống phát xít, căm thù tội ác mà chúng gây ra cho nhân loại.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP 
 - Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
 - Nhật Bản trong những năm 1929 – 1939.
3. CHUẨN BỊ 
 3.1. Giáo viên: Bản đồ thế giới
 3.2. Học sinh : Tham khảo nội dung và trả lời câu hỏi sgk
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
 8A1:..
 8A2:..
 8A3:.. 
 8A4:..
 4.2. Kiểm tra miệng ( 5p ) 
	?. Qua hình 68 trang 94 SGK, em rút ra nhận xét gì về hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với nước Mĩ?(10đ)
 - Hình 68 “Dịng người thất nghiệp trên đường phố Niu oĩc” phản ảnh hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Mĩ thật nặng nề, sâu sắc: Nhà máy, xí nghiệp đĩng cửa -> tỉ lệ thất nghiệp tăng nhanh lên tới hàng chục triệu vào năm 1933 -> nền kinh tế giảm sút nghiêm trọng.
 ?.Vì sao nươc Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hỏang khinh tế 1929 – 1933?Chính sách mới đã giải quyết vấn đề gì cho nước Mĩ? Bài học hơm nay gồm những nội dung nào?(10đ)
 - 1932 tổng thống Ru-dơ-ven đã thực hiện chính sách kinh tế mới.
 - Chính sách mới kịp thời giải quyết được hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ, đưa nền kinh tế Mĩ nhanh chĩng phục hồi và phát triển.
 - Giải quyết việc làm cho người lao động trong thời điểm đĩ và gĩp phần làm cho nước Mĩ duy trì chế độ dân chủ tư sản.
 - HS: Trả lời theo chuẩn bị bài ở nhà.
 4. 3. Tiến trình bài học
	* Giới thiệu bài: Ở trong các bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về các nước tư bản châu Aâu và nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về một nước tư bản ở châu Á, đó là Nhật Bản trong những năm 1918-1939.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
 * Hoạt động 1. ( 15p )
Gv dùng bản đồ thế giới( hoặc bản đồ châu Á ) xác định rõ vị trí của Nhật Bản ở châu Á và trên thế giới.
 ?.Hãy nêu những nét chính của tình hình kinh tế nước Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
 Hs trả lời
 Gv bổ sung: Nhật trở thành cường quốc duy nhất ở châu Á, được các nươc đế quốc thừa nhận. Tuy vậy nền kinh tế tăng trưởng của Nhật không đều, không ổn định, mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp.
 Hs đọc tư liệu SGK/96 xem H70
 ?. Nhận xét về tình hình kinh tế Nhật Bản?
 Hs: Chỉ phát triển trong vài năm đầu sau chiến tranh, công nghiệp tăng nhưng bấp bênh, nông nghiệp lạc hậu.
 ?. Tình hình xã hội Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ I như thế nào?
 Hs trả lời theo SGK
*Câu hỏi nâng cao:
?. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến nền kinh tế Nhật Bản như thế nào?
 Hs: Khủng hoảng kinh tế, tài chính ( 30 ngân hàng phải đóng cửa) làm cho nền kinh tế Nhật giảm sút nghiêm trọng.
 * Thảo luận nhóm: ( 3p ) 
?.Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ & Nhật có điểm gì giống và khác nhau?
 Hs thảo luận trình bày:
 + Giống – cũng là nước thắng trận, thu nhiều lợi nhuận
 + Khác: Kinh tế Mĩ phát triển nhanh do cải tiến kĩ thuật, sản xuất dây chuyền, tăng cường bóc lột công nhân.
 Nhật chỉ phát triển trong vài năm đầu rồi lâm vào khủng hoảng, khơng cĩ sự cải thiện đáng kể, nơng nghiệp lạc hậu, kinh tế phát triển chậm chạm, bấp bênh.
 Gv chuyển ý
 * Hoạt động 2. ( 20p )
 Gv: Trong thời gian từ 1929-1933, Nhật bị khủng hoảng về kinh tế ( số liệu SGK )
* Câu hỏi nâng cao:
?. Vì sao Nhật ở châu Á mà vẫn bị khủng hoảng kinh tế? Hậu quả?
 Hs: cũng như các nước tư bản khác, sự phát triển kinh tế Nhật không vững chắc hậu quả là kinh tế, xã hội suy sụp nghiêm trọng.
 ?. Để khắc phục tình trạng đó, giới cầm quyền ở Nhật Bản đã làm gì?
 Hs: Phát xít hóa bộ máy thống trị, tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.
 Gv yêu cầu Hs đọc phần tư liệu SGK
 *Câu hỏi nâng cao:
?. Quá trình thiết lập chế độ phát xít ở Nhật đã diễn ra như thế nào?
 Hs: Quá trình thiết lập chế độ phát xít ở Nhật: Vẫn tồn tại chế độ chuyên chế Thiên Hoàng kéo dài trong nhiều năm ( khác với ở đức ), gắn liền với quá trình xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.
 * Giáo dục tích hợp môi trường:Nhật Bản do thiếu nguyên liệu, lương thực.nên chịu ảnh hưởng trầm trọng của cuộc khủng hoảng. Một trong những biện pháp giải quyết của quân phiệt Nhật là đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, bành trướng thuộc địa.
 Gv: Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật bản lan rộng khắp nước.
 Hs đọc tư liệu SGK/ 98
 ?. Phong trào đấu tranh của nhân dân có tác dụng gì?
 Hs: Góp phần làm chậm quá trình Phát xít hố ở Nhật.
 Gv: Nhật Bản là một trong những nước giải quyết khủng hoảng bằng con đường phát xít hóa chính quyền. Với việc xâm lược Đông bắc Trung Quốc, Nhật đã nhen nhóm ngọn lửa đấu tranh đầu tiên ở châu Á- Thái Bình Dương.
 ?. Hậu quả của việc Nhật phát xít hóa chính quyền?
 Hs: Một ngọn lửa chiến tranh đã được nhen nhóm, nhân loại đứng trước thảm họa chiến tranh thế giới.
 Gv nhận xét, chốt lại ý chính.
I. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất
1. Kinh tế
-Kinh tế phát triển trong những năm đầu.
2. Xã hội
 - Đời sống khó khăn
 - Phong trào đấu tranh của nhân dân lên cao.
 - T7.1922, đảng cộng sản thành lập
II. Nhật Bản trong những năm 1929-1939
 - 1929-1933, Nhật khủng hoảng kinh tế
- Hậu quả: Kinh tế, xã hội suy sụp nghiêm trọng.
- Chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền
 + Đối nội: Tăng cường đàn áp, bóc lột nhân dân.
 + Đối ngoại: Gây chiến tranh xâm lược.
- Phong trào đấu tranh của nhân dân lan rộng.
- Đảng cộng sản lãnh đạo nhân dân Nhật Bản đứng lên đấu tranh với nhiều hình thức, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia -> làm chậm lại quá trình phát xít hoá ở Nhật
 4.4. Tổng kết ( 3p )
 ?. Kinh tế Nhật bản đã phát triển như thế nào sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
 - Nhật chỉ phát triển trong một vài năm đầu rồi lại lâm vào khủng hoảng, cơng nghiệp khơng cĩ sự cải thiện đáng kể, nơng nghiệp trì trệ lạc hậu, kinh tế phát triển chậm chạp, bấp bênh
 ?. Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản chọn Trung Quốc là điểm đến đầu tiên trong chính sách xâm lược của mình vào thập niên 20 của thế kỉ XX?
 - Nhằm thực hiện tham vọng mở ra phạm vi ảnh hưởng của đế quốc Nhật ở vùng Đơng Bắc Á, một vùng cĩ ý nghĩa chiến lược.
- Đáp ứng yêu cầu của Nhật về việc thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hố – thị trường Trung Quốc rộng lớn luơn luơn là đối tượng mà Nhật muốn chiếm từ lâu, đặc biệt là vùng Đơng Bắc.
 4. 5.Hướng dẫn học tập ( 2p )
 * Đối với bài học ở tiết này:
- Học thuộc bài, trả lời câu hỏi trong SGK. 
- Chú ý: Tình hình kinh tế, xã hội, chính trị Nhật Bản.
 * Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Chuẩn bị bài 20 : PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á. 
- Tham khảo nội dung và trả lời câu hỏi sgk
5. PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docBai_19_Nhat_Ban_giua_hai_cuoc_chien_tranh_the_gioi_1918__1939_20150726_011611.doc