Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 7

Hỏi: Thương nghiệp có gì đáng chú ý? (Ưu tiên gọi HSYK).

Hỏi: Việc thiết lập quan hệ bang giao với nhà Tống có ý nghĩa gì?

(Dành cho HSKG)

GV kết luận chuyển mục.

Hoạt động 2:

Yêu cầu: HS đọc SGK.

GV sử dụng bảng phụ để vẽ sơ đồ các tầng lớp xã hội.

Hỏi: Trong xã hội có những tầng giai cấp nào?

Hỏi: Tầng lớp thống trị gồm những ai?

Hỏi: Những người nào thuộc tầng lớp bị trị?

 

doc9 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2264 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẤN 7
 TIẾT 13 - LS7
 Ngày soạn : 24 / 09/ 2014.
 Ngày dạy:……………… 
Bài 9: NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH – TIỀN LÊ
(Tiếp theo)
II. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ
Mục tiêu bài học.
Kiến thức.
 HS cần thấy giai đoạn này
Các vua Đinh - Tiền Lê đã bước đầu xây dựng một nền kinh tế tự chủ bằng sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.
Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội cũng có nhiều thay đổi.
Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng phân tích và rút ra ý nghĩa thành tựu kinh tế, văn hoá thời Đinh - Tiền Lê.
HSKG: Biết phân tích nguyên nhân sự phát triển thủ công nghiệp
3. Thái độ tư tưởng.
Giáo dục cho HS ý thức độc lập tự chủ trong xây dựng đất nước, biết quý trọng các truyền thống văn hoá của ông cha từ thời Đinh - Tiền Lê.
Chuẩn bị.
GV: Giáo án, SGK. (sưu tầm tranh ảnh minh họa – nếu cần).
HS: Đọc kỹ bài ở nhà. Bảng nhóm.
Các bước lên lớp.
1.Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số HS, vệ sinh lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.
HSKG: Vẽ lại sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tiền Lê. Và nhận xét (vua: Thái sư, đai sư, quan văn, quan võ, tăng quan, tri phủ , tri châu , tri huyện, hương xã) bộ máy nhà nước hoàn thiện hơn chặt chẽ hơn so với thời Ngô, Đinh.
HSTBYK: Tường thuật tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981)?
( Địch: Tiến theo hai đường thuỷ và bộ do Hầu Nhân Bảo chỉ huy.
Ta: Chặn quân thuỷ ở sông Bạch Đằng. Diệt cánh quân bộ ở biên giới phía Bắc thắng lợi)
3.Giảng bài mới
Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi đã đánh bại âm mưu xâm lược của kẻ thù, khẳng định quyền làm chủ đất nước của nhân dân ta và củng cố nền độc lập, thống nhất của nước Đại Cồ Việt. Đó cũng là cơ sở để xây dựng nền kinh tế, văn hoá buổi đầu độc lập.
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
Ghi bảng.
Hoạt động 1.
Yêu cầu: HS đọc SGK.
( Ưu tiên gọi HSYK)
Hỏi: Em có suy nghĩ gì về tình hình nông nghiệp thời Đinh - Tiền Lê?
Hỏi: Vua Lê Đại Hành tổ chức lễ cày tịch điền để làm gì?
Hỏi: Sự phát triển của thủ công nghiệp thể hiện ở những mặt nào?
GV giảng thêm: Vì đất nước đã độc lập, các nghề được tự do phát triển, không bị kìm hãm như trước đây. Mặt khác, các thợ khéo cũng không bị cống nạp sang Trung Quốc. (minh họa tranh ảnh nếu có)
Hỏi: Hãy miêu tả lại cung điện Hoa Lư để thấy được sự phát triển của nước ta thời Tiền Lê? 
(Dành cho HSKG)
Hỏi: Thương nghiệp có gì đáng chú ý? (Ưu tiên gọi HSYK).
Hỏi: Việc thiết lập quan hệ bang giao với nhà Tống có ý nghĩa gì? 
(Dành cho HSKG)
GV kết luận chuyển mục.
Hoạt động 2:
Yêu cầu: HS đọc SGK.
GV sử dụng bảng phụ để vẽ sơ đồ các tầng lớp xã hội.
Hỏi: Trong xã hội có những tầng giai cấp nào?
Hỏi: Tầng lớp thống trị gồm những ai?
Hỏi: Những người nào thuộc tầng lớp bị trị?
Hỏi: Vì sao các nhà sư thời kì này lại được trọng dụng?
 GV kể thêm chuyện đón tiếp sứ thần nước Tống của nhà sư Đỗ Thuận (dựa theo sách giáo viên)
Hỏi: Đời sống sinh hoạt của người dân diễn ra như thế nào?
GV kết luật chốt lại các ý chính nội dung bài học.
HS đọc phần 1.
HS: Nông nghiệp được coi trọng vì đây là nền tảng kinh tế của đất nước. Nhà nước chú ý đến việc khai khẩn đất hoang, đào vét kênh ngòi, nhân dân được chia ruộng...® tạo điều kiện sản xuất nông nghiệp ổn định.
HS: Vua quan tâm đến sản xuất ® khuyến khích nhân dân làm nông nghiệp.
HS: Các xưởng thủ công như đúc tiền, rèn vũ khí, may mặc, xây dựng...được thành lập. Các nghề thủ công: dệt lụa, làm giấy, đồ gốm cũng tiếp tục phát triển.
HS : nghe, quan sát tranh ảnh.
HS dựa vào SGK để miêu tả: Cột dát vàng, bạc, có nhiều điện, đài tế, chùa chiền, kho vũ khí, kho thóc thuế... được xây dựng ® quy mô cung điện hoành tráng hơn.
HS: Nhiều khu chợ được hình thành, buôn bán với nước ngoài phát triển...
HSKG: Củng cố nền độc lập ® tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển.
HS: nghe, hiểu.
HS đọc phần 2.
HS: 2 tầng lớp cơ bản: thống trị và bị trị.
HS: Vua, các quan văn, quan võ và một số nhà sư. ( thống trị)
Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán và địa chủ, nô tì.( Bị Trị)
HSKG: Do đạo Phật được truyền bá rộng rãi, các nhà sư có học, giỏi chữ Hán ® nhà sư trực tiếp dạy học, làm cố vấn trong ngoại giao... ® rất được trọng dụng.
HS: nghe hiểu.
HS: Rất bình dị, nhiều loại hình văn hoá dân gian như ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu, võ, vật diễn ra trong các lễ hội.
HS: nghe, ghi nhận bài học.
1) Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ
* Nông nghiệp:
- Ruộng đất chia cho nông dân.
- Khai khẩn đất hoang.
- Chú trọng thuỷ lơi ® ổn định và phát triển.
* Thủ công nghiệp
- Lập nhiều xưởng mới.
- Nghề có truyền thống phát triển.
* Thương nghiệp:
- Đúc tiền đồng.
- Trung tâm buôn bán, chợ... hình thành.
- Buôn bán với nước ngoài.
2)Đời sông xã hội và văn hoá
a) Xã hội
- 2 tầng lớp cơ bản: thống trị và bị trị.
b) Văn hoá
- Giáo dục chưa phát triển.
- Đạo Phật được truyền bá rộng rãi.
- Chùa chiền được xây dựng nhiều, nhà sư được coi trọng.
- Các loại hình văn hoá dân gian khá phát triển.
4.Củng cố
HSTBYK: Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh - Tiền Lê phát triển?
Đời sống xã hội và văn hoá nước Đại Cồ Việt có những chuyển biến gì?
Kể một câu chuyện về vua Đinh, vua Lê Đại Hành, Thái hậu Dương Vân Nga mà em biết được.( Ưu tiên cho HSKG)
5.Hướng dẫn về nhà
Làm bài tập trong vở bài tập
 Xem trước bài 11 chuẩn bị cho tiết sau.
IV.Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 TUẤN 7
 TIẾT 14 - LS7
 Ngày soạn : 24 / 09/ 2014.
 Ngày dạy:……………… 
Chương II: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ
(Thế kỉ XI - XII)
Bài 10: NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
Mục tiêu bài học.
Kiến thức
Các chính sách của nhà Lý để xây dựng đất nước: Dời đô về Thăng Long, đặt tên nước là Đại Việt, chia lại đất nước về mặt hành chính, tổ chức lại bộ máy chính quyền trung ương và địa phương, xây dựng luật pháp chặt chẽ, quân đội vững mạnh...
Kiến thức nâng cao: Vẽ sơ đồ bộ máy tổ chức nhà nước.
Kĩ năng
Phân tích và nêu ý nghĩa các chính sách xây dựng và bảo vệ đất nước của nhà Lý.
Rèn kĩ năng đánh giá công lao của nhân vật lịch sử tiêu biểu (thời Lý)
HSKG: Trình bày, phân tích, so sánh với nhà Đinh- Tiền Lê.
Thái độ tư tưởng.
Giáo dục cho các em lòng tự hào và tinh thần yêu nước, yêu nhân dân.
Giáo dục học sinh bước đầu hiểu rằng: Pháp luật Nhà nước là cơ sở cho việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Chuẩn bị.
GV: Khung sơ đồ tổ chức hành chính nhà nước (sơ đồ câm).
HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV. Bảng nhóm.
Các bước lên lớp.
1.Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số HS, kiểm tra vệ sinh lớp học.
2.Kiểm tra bài cũ.
Nêu những nét phát triển của nền kinh tế tự chủ dưới thời Đinh - Tiền Lê.
(Gợi ý: nông nghiệp; thủ công nghiệp; thương nghiệp)
Tại sao thời Đinh - Tiền Lê các nhà sư được trọng dụng? ( Dành cho HSKG)
(Do đạo Phật được truyền bá rộng rãi, các nhà sư có học, giỏi chữ Hán ® nhà sư trực tiếp dạy học, làm cố vấn trong ngoại giao...)
3.Giảng bài mới
Vào đầu thế kỉ XI, nội bộ nhà Tiền Lê lục đục, vua Lê không cai quản được đất nước. Nhà Lý thay thế, đất nước ta đã có những thay đổi như thế nào? (GV ghi tên bài lên bảng)
Hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
Ghi bảng.
Hoạt động 1:
Giảng: Vua Lê Long Đĩnh mắc bệnh trĩ không thể ngồi được phải nằm để coi chầu gọi là Lê Ngoạ Triều. Long Đĩnh là ông vua rất tàn bạo, nhân dân ai cũng căm ghét. Việc làm của ông: cho người vào cũi thả trôi sông, róc mía trên đầu sư, dùng dao cùn xẻo thịt người...
Hỏi: Khi Long Đĩnh chết, quan lại trong triều tôn ai làm vua?
Gọi HS đọc phần in nghiêng về Lý Công Uẩn. 
(Ưu tiên gọi HSYK)
Hỏi: Tại sao Lý Công Uẩn được tôn làm vua?
GV giảng: Năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định dời kinh đô Hoa Lư về Đại La và đổi Đại La thành Thăng Long.
Hỏi: Tại sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Đại La và đổi tên là Thăng Long? 
(Dành cho HSKG)
Hỏi: Việc dời đô về Thăng Long của vua Lý nói lên ước nguyện gì của ông cha ta? 
(Dành cho HSKG)
GV giảng: Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt, xây dựng và củng cố chính quyền từ Trung ương đến địa phương.
GV gọi HS đọc SGK.
GV: Treo khung sơ đồ tổ chức nhà nước và hành chính của nhà Lý. 
Hướng dẫn HSTBYK điền vào sơ đồ trên bằng cách đặt câu hỏi
-Ai là người đứng đầu Nhà nước? Quyền hành của vua như thế nào?
- Có ai giúp vua lo việc nước?
Bộ máy chính quyền ở địa phương được tổ chức như thế nào?
Hỏi: So với nhà Tiền Lê thì bộ máy nhà nước thời Lý như thế nào?
Hoạt động 2:
GV: Đọc nôi dung một số điều luật trong bộ Hình thư:
"Lính bảo vệ cung và sau này cả hoạn quan không tự tiện vào cung cấm. Nếu ai vào sẽ bị tội chết. Người canh giữ không cẩn thận để người khác vào bị tội chết. Cấm dân không được bán con trai, quan lại không được giấu con trai. Những người cầm cố rượng đất sau 20 năm được chuộc lại. Trả lại ruộng cho những người đã bỏ không cày cấy. Những người trộm trâu bò bị xử nặng, những người biết mà không báo cũng bị xử nặng..."
Hỏi: Bộ Hình thư bảo vệ ai? Cái gì?
GV: bộ luật hình thư là bộ luật thành văn đầu tiên trong l/s nước ta, chứng tỏ sự tiến bộ của nhà Lý,sư chặt chẽ trong pháp luật thời Lý.
Hỏi: Quân đội nhà Lý gồm máy bộ phận? 
(Ưu tiên cho HSYK)
GV: Yêu cầu học sinh đọc bảng phân chia giữa cấm quân và quân địa phương trong SGK...
Hỏi: Nhận xét gì về tổ chức quân đội của nhà Lý?
Hỏi: Hiện nay nhà nước ta có những loại binh chủng nào?
Hỏi: Nhà Lý thi hành chủ trương gì để bảo vệ khối đoàn kết dân tộc?
Hỏi: Trình bày các chính sách đối ngoại của nhà Lý đối với các nước láng giềng? 
( Ưu tiên cho HSYK)
Hỏi: Nhận xét gì về các chủ trương của nhà Lý?
GV kết luận chốt nội dung kết thúc bài học.
HS: nghe.
HS: Lý Công Uẩn được tôn làm vua.
HS: Đọc
HS: Vì ông là người vừa có đức vừa có uy tín nên được triều thần nhà Lê quý trọng.
HS: nghe, hiểu.
HSKG: Địa thế thuận lợi và là nơi tụ họp của 4 phương.
 HSKG: Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh và khẳng định ý chí tự cường của dân tộc.
HS: nghe
HS: Đọc
HSKG: quan sát thực hành vẽ sơ đồ: 
-Lộ, phủ:tri phủ, tri châu.
-Huyện, hương.
-Xã.
HS: Vua nắm mọi quyền hành.
HS: Giúp việc cho vua còn có các đại thần, hai ban quan văn , quan võ. …
HS: Lộ, phủ: có tri phủ, tri châu cai quản.
-Huyện có tri huyện . Làng xã có hương.Xã.
HS: Cũng chặt chẽ nhưng gói gọn hơn quan lại triều đình,ko còn thái sư, đại sư.
HS: Nghe.Hiểu
HS: Bảo vệ vua, triều đình, bảo vệ trật tự xã hội và sản xuất nông nghiệp.
HS: nghe.
HS: gồm có cấm quân và quân địa phương. Binh chủng: bộ binh, thuỷ binh, kỵ binh.
HS: đọc bài SGK.
HS: Tổ chức chặt chẽ, quy củ.
HS: Bộ, thuỷ, thiết giáp, ko quân, lục quân, hải quân..
HS: Gả công chúa, ban quan tước cho các tù trưởng dân tộc.Trấn áp những người có ý định tách khỏi Đại Việt. Giữ quan hệ với Trung Quốc và Champa, kiên quyết bảo vệ chủ quyền dân tộc.
HS: Dựa vào SGK trình bày.
HS: Các chủ trương chính sách của nhà Lý vừa mềm dẻo vừa kiên quyết.
HS: nghe ghi nhận bài học.
1) Sự thành lập nhà Lý.
Năm 1009, Lê Long Đĩnh chết. Triều Tiền Lê chấm dứt.
Năm 1010 Lý Công Uẩn lên ngôi.
 Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, lấy tên là Thăng Long.
Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt
Sơ đồ bộ máy nhà nước.
vua
Đại thần
Quan văn
Quan võ
Tri phủ
Tri châu
Tri huyện
Hương
xã
2) Luật pháp và quân đội
Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư.
Quân đội gồm có cấm quân và quân địa phương. Nhà Lý thi hành chính sách "Ngụ binh ư nông"
Quan hệ bình đẳng với các nước láng giềng.
4.Củng cố
Yêu cầu HS điền vào những ô trống trong sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính nhà Lý ở trung ương và địa phương.( Ưu tiên cho HSKG tự vẽ. Luyện cho HSYK điền từng phần trong sơ đồ.)
HSKG: Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất?
Công lao của Lý Công Uẩn?
5.Hướng dẫn về nhà
Làm bài tập trong vở bài tập
IV.RÚT KINH NGIỆM SAU TIẾT DẠY.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
 Nhận xét
 Phần kí duyệt

File đính kèm:

  • docGAT7 su 7.doc