Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 60, Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

GV tiếp tục tường thuật cuộc khởi nghĩa .

 - Năm 1821 Ông kêu gọi nông dân trong vùng nổi dậy khởi nghĩa .

 Lập căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định)

 - Cuộc khởi nghĩa lan rộng nhanh chóng ra khắp các tỉnh Nam Định , Thái Bình ,Hải Dương ,Quảng Yên.

Đầu năm 1827 Quân triều đình các ngã về bao vây Trà Lũ . Trong lúc tình thế nguy khốn Phan Bá Vành trì hoãn cuộc đối phó . Tháng 3 năm ấy ,quân triều đình tấn công.Vào một đêm ông cho quân đào một con sông dài khoảng 800 m để chạy ra biển nhưng súng bắn dữ dội ông bị thương và bị bắt ông đã cắn lưởi tự vẫn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4594 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 60, Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 31
Tiết : 60
Bài 27 CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN
II.CÁC CUỘC NỔI DẬY CỦA NHÂN DÂN.
Ngày soạn:01/04 /2014
Ngày dạy: 03/04/2014
I.MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Đời sống cơ cực của nông dân và nhân dân các dân tộc dưới triều Nguyễn là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ hàng trăm cuộc nổi dậy trên khắp cả nước.
 2. Kỹ năng: Xác định được trên lược đồ diễn ra các cuộc khởi nghĩa. 
 3. Thái độ: Hiểu được : Triều đại nào để dân đói khổ thì tất yếu sẽ có đấu tranh của nhân chống lại triều đại đó. 
II. CHUẨN BỊ
1. Phương tiện dạy học:
- GV: + Lược đồ những nơi bùng nổ các cuộc đấu tranh lớn của nhân dân chống vương triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX. 
- HS: + Đọc trước bài bài mới.
2. phương pháp: Nêu vấn đề, trực quan, ...
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. KTBC:(3’ ) - Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến đã củng cố xây dựng chính quyền như thế nào?
3. Bài mới:
 - Chính quyền phong kiến nhà Nguyễn được thiết lập lại nhưng chưa quan tâm thật sự đến đời sống nhân dân .Nhà Nguyễn xoá bỏ những chính sách tiến bộ của triều Tây Sơn ,ban hành những chính sách mới nhằm thiết chặt ách thống trị ,duy trì nền kinh tế trong vòng bảo thủ ,lạc hậu cô lập với thế giới bên ngoài . Những chính sách bảo thủ đó đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân như thế nào và họ phản ứng ra sao . Qua bài học hôm nay ta sẽ nhìn nhận ra điều đó.
TG
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung ghi bảng
17’
HĐ 1: Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn
GV: Gọi HS đọc phần chữ in nhỏ ở mục 1 trang 139.
GV(H): Vì sao mà tầng lớp nhân dân dưới triều Nguyễn sống khổ cực ?
HS: Vì địa chủ cường hào chiếm đoạt ruộng đất ,quan lại tham nhũng ,tô thuế nặng nề .Nạn dịch bệnh ,nạn đói hoành hành khắp nơi.
GV(Nhấn mạnh) 
-Năm 1842 bảo lớn ở Nghệ An làm đổ trên 4 vạn nóc nhà, hơn 5000 người chết.
-Năm 1849-1850 nạn dịch bệnh lớn xãy ra trên cả nước làm cho 60 vạn người chết.
GV(H): Qua đoạn in nghiêng em hãy cho biết quan hệ giữa quan và dân như thế nào?
HS: (Theo SGK)
GV(H): Nguyễn Công Trứ là một vị quan lớn trong triều đình nhà Nguyễn ông đã có công lớn về mở mang đất đai vùng ven biển cho nhà Nguyễn ,ông đã dâng tờ tố cáo điều gì ?
HS: (Trả lời theo chữ in nghiêng trong SGK)
GV(H): Thái độ của nhân dân ta lúc đó đối với chính quyền nhà Nguyễn như thế nào ?
HS: Căm phẩn ,oán ghét ,họ vùng dậy đấu tranh.
1) Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn.
Địa chủ cường hào chiếm đoạt ruộng đất ,quan lại tham nhũng ,tô thuế nặng nề .Nạn dịch bệnh ,nạn đói hoành hành khắp nơi.
20’
HĐ 2: Các cuộc nổi dậy
GV: Dùng lược đồ các cuộc khởi nghĩa để giảng.
 (Điền tên các cuộc khởi nghĩa theo số trên lược đồ -Kết hợp đính tên các cuộc khởi nghĩa lên lược đồ)
GV(H): Trình bày hiểu biết của em về Phan Bá Vành ?
HS: Ông là người làng Minh Giám (Thái Bình ).
 Xuất thân từ nhà nghèo.
GV Trong dân gian lúc bây giờ có câu :
 Trên trời có ông sao Tua.
 Ba làng Trà Lũ có vua Ba Vành.
GV tiếp tục tường thuật cuộc khởi nghĩa .
 - Năm 1821 Ông kêu gọi nông dân trong vùng nổi dậy khởi nghĩa .
 Lập căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định)
 - Cuộc khởi nghĩa lan rộng nhanh chóng ra khắp các tỉnh Nam Định , Thái Bình ,Hải Dương ,Quảng Yên.
Đầu năm 1827 Quân triều đình các ngã về bao vây Trà Lũ . Trong lúc tình thế nguy khốn Phan Bá Vành trì hoãn cuộc đối phó . Tháng 3 năm ấy ,quân triều đình tấn công.Vào một đêm ông cho quân đào một con sông dài khoảng 800 m để chạy ra biển nhưng súng bắn dữ dội ông bị thương và bị bắt ông đã cắn lưởi tự vẫn.
Đay là cuộc khởi nghĩa điển hình nhất nửa đầu thế kỉ XIX dưới thời Nguyễn.
GV(H): Nông Văn Vân là người như thế nào?
HS: Trả lời theo sách giáo khoa.
GV Tường thuật:
 - Khởi nghĩa lan rộng khắp vùng núi Việt Bắc và số làng người Mường ,người Việt ở trung du.
 - Bọn quan tỉnh bị bắt đã bị nghĩa quân thích vào mặt các chữ " Quan tỉnh hay ăn hối lộ" rồi đuổi về. Hai lần nhà Nguyễn đem quân đàn áp bị thất bại Đến lần thứ 3 ông bị bao vây và bị chết cháy trong rừng.
GV: Em cho biết vài nét về Lê Văn Khôi ?
HS:Là một thổ hào ở Cao Bằng nhưng lại vào Nam khởi nghĩa. Ông là con nuôi của Lê Văn Duyệt ,em vợ của Nông Văn Vân .
GV(giải thích): Thổ hào là người có thế lực ở địa phương (miền núi ) thời phong kiến .
GV:(Trường thuật) : Năm 1833 khởi binh chiếm thành Phiên An tự xưng là Bình Nam Đại Nguyên soái,giết tên quan Bạch Xuân Nguyên .Cuộc khởi nghĩa được nhân 6 tỉnh Nam Kì tham gia.
 Viên tướng Thái Công Triều làm phản đầu hàng, Lê Văn Khôi bị cô lập.
GV: Cho biết một vài nét về Cao Bá Quát ?
HS: Là một nhà nho nghèo ,một nhà thơ lỗi lạc ,ở huyện Gia Lâm Hà Nội. 
GV(Giảng thêm): Cao Bá Quát là anh em song sinh với Cao Bá Đạt ,tính nết nghịch ngợm ,cao ngạo nên rất nhiều người bất bình với ông .Ông thường nói :" Trong thiên hạ có 4 bồ chữ ..."
 đặc biệt ông có tài ứng đáp lanh lợi.
 Cao Bá Quát đổ cử nhân nhưng sau đó bị bộ xét lại không cho đổ thủ khoa nữa nên từ Cao Bá Quát bất mãn .Mãi về sau nhờ bạn bè bổ dụng ông mới được làm một chức quan nhỏ ở bộ lễ trong thời Tự Đức
 Ông thông cảm ,đau xót nổi thống khổ của nhân dân ,căm ghét chế độ nhà Nguyễn.
GV(Tường thuật tiếp ) : Cao Bá Quát đưa một người chắt của vua Lê là Lê Duy Cự làm minh chủ gương cao lá cờ "Phù Lê "
 đứng dậy kêu gọi nhân khởi nghĩa .
 Đầu năm 1855 Cao Bá quát bị hy sinh ,cuối năm 1856 cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
GV: Phong trào đấu tranh của nông dân và nhân dân của các dân tộc ít người dưới triều Nguyễn đã nói lên điều gì ?
HS: Kế thừa truyền thống chống áp bức và cường quyền ở các thế kỉ trước
2) Các cuộc nổi dậy:
a) Khởi nghĩa Phan bá Vành (1821-1827).
Lập căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định)
 - Cuộc khởi nghĩa lan rộng nhanh chóng ra khắp các tỉnh Nam Định , Thái Bình ,Hải Dương ,Quảng Yên.
Năm 1827 ,quân triều đình bao vây , Khởi nghĩa bị đàn áp .
b) khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833- 1835).
Địa Bàn : Miền núi Việt Bắc.
Hai lần nhà Nguyễn đem quân đàn áp bị thất bại Đến lần thứ 3 ông bị bao vây và bị chết ( 1835) .Khởi nghĩa bị dập tắt.
c) khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833- 1835).
Năm 1833 khởi binh chiếm thành Phiên An tự xưng là Bình Nam Đại Nguyên soái.
Năm 1834 Lê Văn Khôi qua đời,con trai ông lên thay . 
Năm 1835 cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.
d) Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854- 1856).
Năm 1854 ,Cao Bá Quát đưa một người chắt của vua Lê là Lê Duy Cự làm minh chủ gương cao lá cờ "Phù Lê "
 đứng dậy kêu gọi nhân khởi nghĩa .
 Đầu năm 1855 Cao Bá quát bị hy sinh ,cuối năm 1856 cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
4. Củng cố : ( 3’) Tóm tắt những nét chính về các cuộc khởi nghĩa lớn ở nữa đầu TK XIX
Em hãy điền chữ Đ (đúng) chữ S (sai) vào ô trống
Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn là:
 c Đời sống ổn định, đất nước thái bình
 c Đời sống vô cùng khổ cực
 c Con cái mồ côi, vợ thì goá bụa
 c Các vua quan tâm chăm sóc đến đời sống nhân dân
 c Quan lại tham nhũng, nạn đói hoành hành khắp nơi
 c Địa chủ cường hào chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân tô thuế nặng nề
Em hãy nối cột A với cột B sao cho đúng tên cuộc khỡi nghĩa và điạ danh nổ ra cuộc khỡi nghĩa sao cho đúng:
CỘT A (tên cuộc khỡi nghĩa)
CỘT B (địa danh nổ ra)
Phan Bá Vành
Quảng Ngãi
Nông Văn Vân
Ninh Bình
Lê Văn Khôi
Gia Định
Cao Bá Quát
Sơn Tây
Lê Duy Lương
Cao Bằng
ND Đá Vách
Nam Định
5. HDVN:( 1’) Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: " Sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối TK XVIII- nửa đầu TK XIX"
Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………….. 
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 
………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………….. 
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 
………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………….. 
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 

File đính kèm:

  • doc60.doc