Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 59: Làm bài tập lịch sử chương V

Hoạt động 1:Làm bài tập trắc nghiệm(thời gian:15’)

*Mục tiêu:KT: Hs củng cố nhanh phần kiến thức bài học.

KN: trình bày

BT1: Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy sụp.Vậy nguyên nhân nào gây nên sự suy sụp đó. Đánh dấu x vào ô trống đầu câu mà em cho là đúng:(nhóm 1)

• Triều đình nhà Lê mục nát, vua quan chỉ biết ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài, cung điện tốn kém.

• Nhân dân cùng khổ, không chịu được đã nổi dậy đấu tranh.

• Nội bộ triều đình nổi loạn, đánh giết lẫn nhau, tranh giành quyền lực, quan lại tham nhũng.

BT 2: Hãy chọn những sự kiện chính cho phù hợp với thời gian và sự kiện diễn ra: (nhóm 2)

- Năm 1527

- Năm 1533

- Năm 1545

- Năm 1592

- Từ năm 1627 – 1672

BT 3: Em hãy cho biết thực chất các cuộc chiến tranh Nam Bắc Triều và Trịnh Nguyễn? (Nhóm 3 thực hiện)

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 59: Làm bài tập lịch sử chương V, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 31 Tiết PPCT: 59 
Ngày dạy: 
 LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ CHƯƠNG V
 1. Mục tiêu:
1.1 Kiến thức:
Thông qua việc hướng dẫn học sinh làm bài tập lịch sử, giáo viên cần khắc sâu những kiến thức cơ bản của chương V.
- Hs hiểu:Từ thế kỉ XVI – XVII, tình hình chính trị có nhiều biến động, nhà nước phong kiến tập quyền thời Lê sơ suy sụp và nhà Mạc thành lập. Các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn chia cắt đất nước.
-Hs biết: Phong trào nông dân bùng nổ và lan rộng, quyết liệt ở thế kỉ XVIII là một biểu hiện vì sự khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến tiêu biểu là phong trào nông dân Tây Sơn.
1.2 Kĩ năng:
	- Hs thực hiện được:Rèn luyện cho học sinh kĩ năng trình bày, phân tích so sánh để thấy được một số sự kiện lịch sử, bước đầu rút ra kết luận, nhận xét về nguyên nhân kết quả và ý nghĩa của các sự kiện lịch sử.
	- Học sinh thực hiện thành thạo: biết đọc bản đồ lịch sử.
1.3 Thái độ:
-Thói quen: nhận thức sâu sắc về tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân trong công cuộc khai phá đất hoang, phát triển kinh tế, tinh thần bất khuất kiên cường của nhân dân ta, đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống giặc ngoại xâm để bảo vệ độc lập tự chủ.
-Tính cách:Tính kiên trì,vươn lên trong học tập.
2.Nội dung bài học:
	Các bài tập củng cố chương V.
3. Chuẩn bị: 
3.1 Giáo viên: Lược đồ phong trào Tây Sơn, bảng phụ.
	3.2 Học sinh: Xem lại nội dung bài học chương V.
4.Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện lớp: 7172..73
4.2/ Kiểm tra miệng: 
Câu hỏi: Quang Trung có những biện pháp gì để phục hồi kinh tế và phát triển văn hóa?
a. Nông nghiệp:
-Ra chiếu khuyến nông để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong 
->nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phụ hồi và phát triển nhanh chóng.
-Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
b.Văn hóa
-Ban bố “chiếu lập học”.
-Các huyện xã được nhà nước khuyến khích mở trường học,dùng chữ nôm là chữ viết chính thức của nhà nước.
	4.3/ Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1:Làm bài tập trắc nghiệm(thời gian:15’)
*Mục tiêu:KT: Hs củng cố nhanh phần kiến thức bài học.
KN: trình bày
BT1: Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy sụp.Vậy nguyên nhân nào gây nên sự suy sụp đó. Đánh dấu x vào ô trống đầu câu mà em cho là đúng:(nhóm 1)
¨ Triều đình nhà Lê mục nát, vua quan chỉ biết ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài, cung điện tốn kém.
¨ Nhân dân cùng khổ, không chịu được đã nổi dậy đấu tranh.
¨ Nội bộ triều đình nổi loạn, đánh giết lẫn nhau, tranh giành quyền lực, quan lại tham nhũng.
BT 2: Hãy chọn những sự kiện chính cho phù hợp với thời gian và sự kiện diễn ra: (nhóm 2)
- Năm 1527
- Năm 1533
- Năm 1545
- Năm 1592
- Từ năm 1627 – 1672
BT 3: Em hãy cho biết thực chất các cuộc chiến tranh Nam Bắc Triều và Trịnh Nguyễn? (Nhóm 3 thực hiện)
Hoạt động 2:Trình bày diễn biến Phong trào Tây Sơn (thời gian: 13’)
*Mục tiêu:+KT: Hs biết và trình bày được diễn biến của phong trào Tây Sơn.
KN: trình bày, phân tích, sử dung lược đồ
&GV : treo lược đồ diễn biến trận Rạch Gầm – Xoài Mút (1785)
a. Nguyễn Huệ lợi dụng thủy triều lên để như quân giặc qua trận phục kích.
b. Nguyễn Huệ lợi dụng hai bên bờ sông, cây cối rậm rạp, giữa có cù lao Thới Sơn để đặt phục kích.
c. Quân Xiêm tiến đánh Tây Sơn rất thận trọng.
d. Quân Xiêm hung hăng cậy thế đông về quân số đã huy động toàn bộ lực lượng để đuổi theo quân Tây Sơn.
e. Nguyễn Huệ chờ cho nước thủy triều xuống để đánh quân giặc.
f. Nguyễn Huệ chờ cho quân Xiêm vào trận phục kích bất ngờ cho nghĩa quân xông thẳng vào đội hình giặc rồi tiêu diệt chúng.
BT 5: Hãy trình bày những sự kiện chính về Quang Trung đại phá quân Thanh 1789 diễn ra tại các địa điểm sau:(sử dụng lược đồ và trình bày dựa trên lược đồ):Nghệ An, Thanh Hóa, Tam Điệp, Hà Hồi,Ngọc Hồi, Khương Thượng – Đống Đa,Thăng Long
BT 6: Hãy chọn trong các câu sau dưới đây, câu nào chỉ đặc điểm nổi bật trong cách đánh quân Thanh xâm lược của Quang Trung.
a.Huy động được các tầng lớp nhân dân.
b. Luôn chủ động tấn công nhằm tiêu diệt quân địch.
c. Tổ chức nhiều mũi tấn công.
d. Hành quân thần tốc.
e. Tổ chức lực lượng mạnh gồm cả bộ binh, thủy binh và tượng binh, kị binh.
f. Dũng cảm mưu trí bất ngờ tấn công làm cho quân giặc trở tay không kịp.
BT 7: Nêu những biện pháp chủ yếu của Quang Trung để phục hồi kinh tế, văn hóa, giáo dục của đất nước XVIII sau chiến tranh:
- Về kinh tế:
+ Nông nghiệp:
+ Công thương nghiệp.
- Văn hóa giáo dục
(Học sinh làm bài – cả lớp).
1.Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền:
- Mạc Đăng Dung.
- Nguyễn Kim dấy quân.
- Nguyễn Kim chết.
- Cuộc xung đột Nam Bắc Triều chỉ là cuộc chiến tranh tranh giành quyền lực thống trị đất nước.
2. Phong trào Tây Sơn:
Chọn câu a, b, c, d, f (4 nhóm thực hiện)
Cả lớp cùng thực hiện và hoàn thành bài tập.
Chọn câu c, d, f
4.4/ Tổng kết: 
 Gviên cho học sinh lập niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789.
Mốc thời gian
Sự kiện chính
Mùa xuân 1771
Tháng 9/1773
1777
1784
1785
Tháng 6/1786
Giữa năm 1786
Giữa năm 1788
1789
Hs các nhóm lập niên biểu, cử đại diện lên trình bày – Giáo viên cho điểm, tuyên dương kịp thời.
	4.5/ Hướng dẫn học tập:
*Đối với bài học ở tiết này:
- Về nhà xem lại bài tập ngày hôm nay. Hoàn chỉnh phần lập niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn những học sinh chưa làm xong.
-Hoàn thành các bài tập ở chương V SGK.
*Đối với bài học ở tiết sau:
- Chuẩn bị: Bài 27: CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN 
Soạn bài phần I: Tình hình chính trị, kinh tế.
? Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền để làm gì?
? Công cuộc khai hoang ở triều Nguyễn có tác dụng như thế nào?
? Em có nhận xét gì về tình hình TCN ở thời Nguyễn?
? Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn đối với các nước phương Tây như thế nào?
5.Phụ lục:
Sách giáo khoa,Sách bài tập,thực hành lịch sử.

File đính kèm:

  • doctiet_59_lam_bai_tap.doc