Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 54, Bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước

GV(H):Trước âm mưu của kẻ thù , Quang Trung đã có những chính sách gì ?

HS: Thi hành chế độ quân dịch

 Củng cố quân địch về mọi mặt , tạo chiếm thuyền lớn.

 Về ngoại giao: Quan hệ mếm dẻo nhưng cương quyết với nhà Thanh .

GV Giảng: Trong khi công việc quốc gia còn giang dở thì ngày 16.9.1792 Quang Trung đột ngột qua đời . Đây là tổn thất lớn cho triều đại Tây Sơn .

GV Hướng dẫn HS quan sát hình 60 tượng đài Quang Trung nằm trên khu đồ Đống Đa, đường Tây Sơn Hà Nội .

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4892 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 54, Bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28
Tiết : 54
Bài:26 QUANG TRUNG XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
Ngày soạn:11/03 /2014
Ngày dạy: 13/03/2014
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Thấy được việc làm của Quang Trung (về CT, KT, VH) đã góp phần tích cực ổn định trật tự XH , bảo vệ tổ quốc .
 2. Kỹ năng: Quan sát kênh hình kết hợp với kênh chữ để làm rõ nội dung. 
 3. Thái độ: Biết ơn anh hùng áo vải Quang Trung.
II. CHUẨN BỊ
1. Phương tiện dạy học:
- GV: + Ảnh tượng đài Quang Trung .
 + Chuyện kể về anh hùng Quang Trung 
- HS: + Đọc trước bài bài mới.
2. Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, vấn đáp.
III. Tiến trình dạy học :
 1. Ổn định lớp:( 1’)
 2. KTBC: (3’ ) -Trình bày trên bản đồ " Chiến thắng Ngọc Hời , Đổng Đa "của vua Quang Trung ?
 -Vì sao Quang Trung đánh tan được quân Thanh.
 3. Bài mới: Tên tuổi và công lao của anh hùng Quang Trung , Nguyễn Huệ không thể gắn liền với những chiến công lừng lẫy về. Quân sự mà còn rất tài ba trong việc xây dựng đất nước. 
TG
Hoạt động dạy và học
Kiến thức cơ bản
20’
HĐ 1: Phục hồi kinh tế , xây dựng văn hóa dân tộc
GV:(H): Vì sao sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm lật đổ chính quyền phong kiến trong nước, Quang Trung lại chăm lo xây dựng kinh tế văn hoá ?
HS:Do chiến tranh liên miên đất nước bị tàn phá . Nhân dân đói khổ -> Cần xây dựng kinh tế để nhân dân no ấm, đất nước giàu mạnh .
GV(H):Vì sao Quang Trung chú ý đến phát triển nông nghiệp?
HS: Là bộ phận chủ và quan trọng nhất của nền kinh tế nước ta lúc đó .
GV(H):Để phát triển nông nghiệp Quang Trung đã có những biện pháp gì ? đạt kết quả ra sao?
HS: Ban hành chiếu khuyến nông 
 Bãi bỏ và giảm nhẹ tô thức 
 Mùa màng bội thu đất nước thái bình.
GV(H):Quang Trung còn làm gì để phát triển nông nghiệp ?HS:Buôn bán trao đổi với nước Ngoài . Lưu thông hàng hoá trong nước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân .
GV(H):Quang Trung đã thi hành các biện pháp gì để phát triển văn hoá giáo dục ?
HS: Ban chiếu lập học 
 Chữ Nôm được đề cao, là chữ chính thức cuả nhà nước 
GV(H):Chiếu lập học nói lên hoài bão gì của vua Quang Trung ?
HS:Bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài đóng góp xây dựng đất nước .
1. Phục hồi kinh tế , xây dựng văn hóa dân tộc.
a)Nông nghiệp .
Ban hành chiếu khuyến nông .
- Giảm tô thuế 
b)Công thương nghiệp .
 -Giảm thuế 
-Mở cửa thông thương 
 - Chợ búa.
c)Văn hoá , giáo dục .
 Ban chiếu lập học.
 Đề cao chữ Nôm lập viện sùng chính .
17’
HĐ 2: Chính sách quốc phòng ,ngoại giao
GV Gọi HS đọc mục lục 2 SGK
GV(H): Nước nhà thống nhất sang vua Quang Trung còn gặp những khó khăn gì ?
HS: Phía Bắc Lê Duy chỉ lén lút hoạt động ở biên giới Việt - Trung 
Phía Nam :Nguyễn Ánh cầu viện Pháp chiểm lại Gia Định .
GV(H):Trước âm mưu của kẻ thù , Quang Trung đã có những chính sách gì ?
HS: Thi hành chế độ quân dịch 
 Củng cố quân địch về mọi mặt , tạo chiếm thuyền lớn.
 Về ngoại giao: Quan hệ mếm dẻo nhưng cương quyết với nhà Thanh .
GV Giảng: Trong khi công việc quốc gia còn giang dở thì ngày 16.9.1792 Quang Trung đột ngột qua đời . Đây là tổn thất lớn cho triều đại Tây Sơn .
GV Hướng dẫn HS quan sát hình 60 tượng đài Quang Trung nằm trên khu đồ Đống Đa, đường Tây Sơn Hà Nội .
2.Chính sách quốc phòng ,ngoại giao. 
- Quân sự .
Củng cố quân đội về mọi mặt .
- Ngoại giao :Đường lối đối ngoại khôn khéo.
4. Củng cố: (3’) Tóm tắc cuộc đời của vua Quang Trung .
 Nêu cảm nghĩ của em về vua Quang Trung ?
5. HDVN: (1’) Về nhà học bài và xem bài "Chế độ phong kiến nhà Nguyễn"
* Rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doc54.doc