Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 50, Bài 24: Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII
* Hoạt động 2 HS đọc SGK và tìm hiểu mục 2 Những cuộc khởi nghĩa lớn
- GV: treolược đồ nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài TK XVIII
- Giải thích kí hiệu các con số để chỉ tên cuộc khởi nghĩa được gọi theo tên thủ lĩnh. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng. GV giới thiệu lần lược tất cả các cuộc khởi nghĩa.
? Nhìn trên lược đồ, em có nhận xét gì về địa bàn của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài?(lan rộng khắp đồng bằng và miền núi)
Tuần: 26 Tiết : 50 Bài 24 KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII Ngày soạn:25/02/2014 Ngày dạy: 27/02/2014 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS nắm được một số ý cơ bản sau: - Sự suy tàn mục nát của chế độ phong kiến Đàng Ngoài đã kìm hãm sự phát triển của sức sản xuất, đời sống nhan dân khổ cực, đói kém lưu vong. - Phong trào nông dân khởi nghĩa chống lại nhà nước PK, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất. 2. Kĩ năng: Đánh giá hiện tượng đấu tranh giai cấp thông qua các tư liệu về phong trào nông dân. 3. Tư tưởng: Thấy rõ sức mạnh quật khởi của của nông dân Đàng Ngoài, thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân ta. II. CHUẨN BỊ 1. Phương tiện dạy học: - GV: + Lược đồ nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài TK XVI-XVIII. . - HS: + Đọc trước bài bài mới. 2. phương pháp: - Vấn đáp, trực quan. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: (1’) BCS báo cáo sơ lược tình hình lớp 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) a. Đặc điểm nổi bật của văn học nghệ thuật TK XVI-XVIII như thế nào? Đánh dấu x vào ô trống đầu câu mà em cho là đúng. £ Sự phát triển của thơ Nôm. £ Sự hình thành và phát triển của văn học nghệ thuật dân gian. £ Sự phát triển của đình chùa. b. Hãy giải thích ý nghĩa hiện tượng nổi bật mà em cho là đúng? 3. Bài mới: * Hoạt động giới thiệu bài: Ở bài học trước, chúng ta đã thấy dưới quyền cai trị của chúa Trịnh Đàng Ngoài, nền sản xuất bị trì trệ, kìm hãm, không chăm lo phát triển. Tình trạng đó kéo dài ắt dẫn tới cảnh điêu đứng, khổ cực của quần chúng nhân dân. Có áp bức có đấu tranh. Nông dân Đàng Ngoài đã bùng lên đấu tranh lật đổ chính quyền họ Trịnh thối nát. TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng 16' * Hoạt động 1: Tình hình chính trị, kinh tế (Chỉ nêu nguyên nhân các cuộc khởi nghĩa) GV: Nguyên nhân các cuộc khởi nghĩa? HS đọc SGK tìm hiểu nội dung mục 1. ? Nhận xét về chính quyền phong kiến Đàng Ngoài giữa TK XVIII?(mục nát đến cực độ: Vua Lê bù nhìn, chúa Trịnh quanh năm hội hè yến tiệc, quan lại hoành hành đục khoét) - HS đọc phần in nghiêng SGK - GV nhấn mạnh: Từ tầng lớp vua chúa, quan lại, hoạn quan đều ra sức ăn chơi hưởng lạc, phè phỡn không còn kĩ cương, phép tắc. ? Chính quyền PK mục nát dẫn đến hậu quả gì về sản xuất?(nông nghiệp đình đốn: Đê vỡ, lũ lụt, nhà nước đánh thuế nặng, công thương nghiệp sa sút.) ? Nhân dân phải chịu cảnh tô thuế nặng nề bất công như thế nào?(hs đọc đoạn viết sử của Nguyễn Huy Chú) ? Đời sống nhân dân?( nhan dân bị đẩy tới bước đường cùng) - GV: Đây là nét đen tối của bức tranh lịch sử nữa sau thế kỉ XVIII. ? Trước cuộc sống cự khổ ấy nhân dân có thái độ như thế nào?(vùng lên đấu tranh) 1. Tình hình chính trị, kinh tế: * Chính quyền phong kiến - Mục nát đến cực độ * Hậu quả: - Sản xuât nông nghiệp bị đình đốn, công thương nghiệp sa sút. - Đời sống nhân dân cực khổ, thường xuyên xãy ra nạn đói. 16' * Hoạt động 2 HS đọc SGK và tìm hiểu mục 2 Những cuộc khởi nghĩa lớn - GV: treolược đồ nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài TK XVIII - Giải thích kí hiệu các con số để chỉ tên cuộc khởi nghĩa được gọi theo tên thủ lĩnh. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng. GV giới thiệu lần lược tất cả các cuộc khởi nghĩa. ? Nhìn trên lược đồ, em có nhận xét gì về địa bàn của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài?(lan rộng khắp đồng bằng và miền núi) - GV tường thuật cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu tiêu biểu cho ý chí nguyện vọng của nông dân vào năm40 của TK XVIII. Đến cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất. ? Việc nghĩa quân chuyển địa bàn hoạt động có ý nghĩa gì?(đánh dấu bước chuyển biến mới của phong trào. Là tinh thần đoàn kết nông dân giữa miền xuôi và miền núi.) ? Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa?(rời rạc, không liên kết thành phong trào rộng lớn) ? Nêu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài TK XVIII? 2. Những cuộc khởi nghĩa lớn: - Địa bàn hoạt động rộng. - Tiêu biểu: Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất. * Ý nghĩa: - Chính quyền PK Họ Trịnh bị lung lay. - Nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân. - Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc. 4.Củng cố:( 3’) a. Nguyên nhân chính của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài TX XVIII là gì? Đánh x vào ô trống đầu câu trả lời mà em cho là đúng. £ Kinh tế suy thoái về mọi mặt. £ Chúa trịnh phung phí tiền của, quanh năm hội hè yến tiệc. £ Quan lại tham nhũng chỉ lo bóc lột trong lúc nông dân sống khổ cực, bần cùng phiêu tán khắp nơi. £ Ruộng đất bị bọn quan lại địa chủ lấn chiếm. b. Lập bảng thống kê những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. Thời gian hoạt động Người lãnh đạo Khu vực hoạt động Kết quả 5. Dặn dò:( 1 ’) Học bài cũ. Xem lại lược đồ SGK - xem trước bài “ Phong trào Tây Sơn” - Tìm sự tầm tài liệu liên quan đến phong trào Tây Sơn IV. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….................................................................................................................... ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….................................................................................................................... ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….................................................................................................................... ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….................................................................................................................... ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- 50.doc