Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 42, Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527)

Hoạt động 2 Văn học, khoa học, nghệ thuật

GV: Những thành tựu nổi bật về văn học thời Lê Sơ?

HS: Văn học chữ Hán được duy trì.

 Văn học chữ Nôm rất phát triển.

GV: Nêu một vài tác phẩm tiêu biểu?

HS: SGK

GV: Các tác phẩm văn học tập trung phản ánh nội dung gì?

HS: Có nội dung yêu nước sâu sắc.

 Thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng.

GV: Thời Lê có những thành tựu khoa học tiêu biểu nào?

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5870 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 42, Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22
Tiết :42
Bài 20 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ 1428-1527 (tt)
III-TÌNH HÌNH VĂN HOÁ - GIÁO DỤC
Ngày soạn: 14/01/2014
Ngày dạy: 16/01/2014
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Chế độ giáo dục, thi cử thời Lê Sơ rất được coi trọng. Những thành tựu tiêu biểu về văn học, khoa học, nghệ thuật thời Lê Sơ.
 2. Kỹ năng: Nhận xét về những thành tựu văn hoá, giáo dục thời Lê Sơ. 
 3. Thái độ: Giáo dục HS niềm tự hào về thành tựuvăn hoá, giáo dục của Đại Việt thời Lê Sơ. Ý thức giữ gìn và phát triển văn hoá truyền thống.
II.CHUẨN BỊ:
1. Phương tiện.
- GV: + Các ảnh về nhân vật và di tích lịch sử trong thời kỳ này
- HS: + Đọc trước bài mới.
2. Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. KTBC: (3’) Nhà Lê Sơ đã làm gì để phục hồi và phát triển nông nghiệp?
 Xã hội thời Lê Sơ có những giai cấp tầng lớp nào?
3. Bài mới:
Giới thiệu: Sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân ổn định làm cho đất nước giàu mạnh, nhiều thành tựu văn hoá, khoa học được biết đến. 
TG
Hoạt động dạy và học
 Nội dung nghi bảng 
19’
Hoạt động 1: Tình hình giáo dục và khoa cử
GV:Gợi HS đọc mục 1 SGK
GV:Nhà nước quan tâm phát triển giáo dục như thế nào ?
HS:Dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long mở nhiều trường học ở các bộ, đạo, phủ .
-Mọi ngươì dân đều có thể đi học ,đi thi.
GV:Vì sao thời Lê Sơ hạn chế phật giáo, đạo giáo, tôn sùng nho giáo? 
HS:Nho giáo đề cao Trung-Hiếu (Trung với Vua, hiếu với cha mẹ).
GV(bổ sung): Thời Lê Sơ nội dung học tập thi cử là các sách của đạo Nho, chủ yếu là :"Tứ thư", "Ngũ kinh".
GV: Giáo dục thời Lê Sơ rất quy cũ và chặt chẽ (biểu hiện như thế nào)?
HS: Muốn làm quan phải qua khoa thi rồi mới được cử (bổ nhiệm) vào các chức trong triều hoặc ở địa phương.
GV(nhấn mạnh): Thi cử thời Lê Sơ, mỗi thí sinh cũng phải trải qua 4 môn thi:
- Kinh nghĩa
- Chiếu, chế, biểu
- Thơ, phú
- Văn sách.
GV: Để khuyến khích học tập và kén chọn nhân tài, nhà lê có biện pháp gì?
HS: Vua ban cho mũ, vinh quy bái tổ, khắc tên vào bia đá.
GV(giới thiệu) H45: Bia tiến sĩ trong Văn Miếu hiện nay còn 81 bia. Mỗi bia khắc tên người đỗ tiến sĩ trong mỗi khoá thi.
GV: Chế độ khoa cử thời Lê Sơ được tiến hành thường xuyên như thế nào? kết quả ra sao?
HS: Thi theo 3 cấp: Hương-Hội-Đình. Tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 Tiến sĩ, 9 Trạng Nguyên.
GV:Em có nhân xét gì về tình hình khoa cử, giáo dục thời Lê Sơ? 
HS: Quy cũ, chặt chẽ.
Đào tạo được nhiều quan lại trung thành, phát hiện được nhiều nhân tài đóng góp cho đất nước.
1. Tình hình giáo dục và khoa cử:
Dựng lại Quốc Tử Giám mở nhiều trường học.
Nho Giáo chiếm địa vị độc tôn.
Thi cử chặt chẽ qua 3 kì thi: 
Hương-Hội-Đình.
18’
Hoạt động 2 Văn học, khoa học, nghệ thuật
GV: Những thành tựu nổi bật về văn học thời Lê Sơ?
HS: Văn học chữ Hán được duy trì.
 Văn học chữ Nôm rất phát triển.
GV: Nêu một vài tác phẩm tiêu biểu?
HS: SGK
GV: Các tác phẩm văn học tập trung phản ánh nội dung gì?
HS: Có nội dung yêu nước sâu sắc.
 Thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng.
GV: Thời Lê có những thành tựu khoa học tiêu biểu nào?
HS: Sử học: Đại Việt sử kí toàn thư,......
 Địa lí: Dư địa chí,.......
 Y học: Bản thảo thực vật toát yếu.
 Toán học: Lập thành toán pháp.
GV: Em có những nhận xét gì về những thành tự đó?
2. Văn học, khoa học, nghệ thuật:
a) Văn học:
Văn học có nội dung yêu nước sâu sắc.
b) Khoa học:
Nhiều tác phẩm khoa học thành văn phong phú đa dạng.
c) Nghệ thuật:
Sân khấu: Chèo, tuồng.
4. Củng cố: (3’) Gọi HS trả lời các câu hỏi SGK.
5. Dặn dò: (1’) Học thuộc bài và chuẩn bị bài sau:" IV Một số danh nhân văn hoá dân tộc."
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doc42.doc