Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 26, Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên
HĐ2. Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ
GV: Trình bày tóm tắt diển bién trận Vân Đồn như trong sgk.
GV: Chiến thắng Vân Đồn có ý nghĩa như thế nào?
HS: Đánh tan ý đồ dựa vào lương thực để đánh lâu dài với nhà Trần của quân Nguyên làm cho giặc lâm váo thế bị động và gặp rất nhiều khó khăn tạo thời cơ để quân nhà Trần mở cuộc phản công tiêu diệt quân Nguyên.
Tuần: 13 Tiết: 26 Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG NGUYÊN III. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ BA CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN( 1287- 1288) NS: 12/11/2013 ND: 14/11/2013 A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh nắm được âm mưu quyết xâm lược Đại Việt của quân Nguyên. Vua tôi nhà Trần quyết tâm tiến hành cuộc kháng chiến chống lại nhà Nguyên với các trận đánh lớn: Vân Đồn, Bạch Đằng... 2. Kỹ năng: Sử dụng lược đồ. 3. Giáo dục: Lòng căm thù giặc, lòng tự hào dân tộc. B. CHUẨN BỊ: 1. Phương tiện. GV: Lược đồ cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng 1288 HS: Xem trước bài mới 2. Phương pháp: Vấn đáp, trực quan… C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG I. Ổn định: (1') II. Bài cũ: (4') Trình bày diễn biến, kết quả cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên? a. Diễn biến: - 1/1285: 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy vào xâm lược nước ta. - Quân ta sau một vài trận chặn đánh địch ở biên giới đã rút về Vạn Kiếp, Thăng Long và cuối cùng rút về Thiên Trường để bảo toàn lực lượng, và thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”. - Cùng một lúc Toa Đô từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa, quân Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía nam nhằm tạo thế gọng kìm để tiêu diệt quân ta, nhưng bị thất baị, phải rút về Thăng Long và lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. - 5/1285, lợi dụng thời cơ nhà Trần tổ chức phản công đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây kết, hàm tử, Chương dương, Thăng Long b. Kết quả - 50 vạn quân Nguyên bị đánh tan. III. Bài mới: Giới thiệu: Trong lúc quân dân Đại Việt hân hoan mừng thắng trận thì bạo chúa nhà Nguyên nổi giận chuẩn bị cuộc xâm lược lần thứ ba. Vậy cuộc kháng chiến lần này diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu phần 3. Tg Hoạt động của GV&HS Nội dung cần đạt 10' HĐ1. Nhà Nuyên xâm lược Đại Việt GV: Tại sao quân Nguyên xâm lược lần thứ ba? HS: Quyết tâm đánh Đại Việt để trả thù, thể hiện ý đồ quan tâm thôn tính nước ta. GV: Hãy nêu một số dẫn chứng về việc nhà Nguyên chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ ba? HS: Nhà nguyên huy động hơn 30 vạn quân do Thoát Hoan làm tổng chỉ huy, ngoài ra còn có hàng trăm thuyền chiến, đoàn thuyền lương do Trương Văn Hổ chỉ huy. GV: Em có nhận xét gì về sự chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên lần thứ ba. HS: Công phu, chu đáo. GV: Trình bày trên lược đồ hình 32 sau nhiều trận chặn giặc ở cửa ải và vùng hiểm yếu Trần Quốc Tuấn chủ trương rút khỏi Vạn Kiếp và một số nơi về vùng Sông Đuống chặn giặc kéo vào Thăng Long. GV: Trước nguy cơ xâm lược vua tôi, nhà Trần đã khẩn trương chuẩn bị đánh giặc. 1. Nhà Nuyên xâm lược Đại Việt. * Hoàn cảnh: - Sau hai lần thất bại, Nhà Nguyên đình chỉ việc xâm lược Nhật bản, quyết tâm xâm lược Đại Việt lần thứ 3. -Nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến * Diễn biến: -12/1287: Quân Nguyên ạt tấn công Đại Việt, cánh quân do Thoát Hoan chỉ huy tiến đánh Lạng Sơn, Bắc Giang, cho quân chiếm đóng Vạn Kiếp. - Ô Mã Nhi chỉ huy thuỷ quân tiến vào nước ta, ngược lên sông Bạch Đằng phối hợp cùng Thoát Hoan. 10' HĐ2. Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ GV: Trình bày tóm tắt diển bién trận Vân Đồn như trong sgk. GV: Chiến thắng Vân Đồn có ý nghĩa như thế nào? HS: Đánh tan ý đồ dựa vào lương thực để đánh lâu dài với nhà Trần của quân Nguyên làm cho giặc lâm váo thế bị động và gặp rất nhiều khó khăn tạo thời cơ để quân nhà Trần mở cuộc phản công tiêu diệt quân Nguyên. 2. Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ - Trần Khánh Dư cho quân mai phục ở Vân Đồn đợi đoàn thuyền lương của địch. - Khi đoàn thuyền lương đi qua bị quân ta từ nhiều phía đánh ra dữ dội phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm. 15' HĐ3. Chiến thắng Bạch Đằng - Cuối 01/1288 Thoát Hoan chia làm 3 đạo tiến vào Thăng Long thống vắng vì nhân dân đã thực hiện kế hoạch "vườn không nhà trống" của triều đình. Vào ThăngLong giặc ra sức càn quét cướp lương thực nhưng đều bị nhân dân ta đuổi đánh chúng vào thế bị động cạn kiệt lương thực. GV: Trước tình hình trên buộc kẻ thù phải làm gì? HS: Rút quân về nước. GV: Thời cơ tiêu diệt quân Nguyên giải phóng đất nước đã tới với vua tôi nhà Trần quết dịnh mở cuộc phản công và tiến hành việc bố trí mai phục ở Bạch Đằng. GV: Vì sao Trần Hưng Đạo lại chọn sông Bạch Đằng làm trận địa quyết chiến với giặc? HS: Bạch Đằng là sông lớn, nhiều nhánh, rộng, ảnh hưởng thuỷ triều mạnh. GV: Đây là trận Bạch Đằng thứ mấy trong lịch sử nước ta? Em biết gì về cách bố trí trận địa bãi cọc mai phục trên S. Bạch Đằng. HS: -Bí mật cắm cọc xuống lòng sông. - Bố trí quân mai phục. GV: Trình bày diễn biến trận Bạch Đằng 04/1288 dựa tren lược đồ hình 33 sgk. 3. Chiến thắng Bạch Đằng a. Diễn biến : - Cuối tháng 1 năm 1288,Thoát Hoan tiến vào chiếm đóng Thăng Long nhưng chúng bị rơi vào tình thế bị động , binh lính hoang mang. - Quân Ta bố trí, mai phục giặc trên sông Bạch Đằng. - 4/1288: Đoàn thuyền lương của Ô Mã Nhi rút về theo sông Bạch Đằng, ta nhử địch vào sâu trận địa khi nước dâng cao. - Lúc nước rút thuyền địch xô vào cọc và bị quân ta đánh từ 2 bên bờ. Nhiều tên giặc bị chết, Ô Mã bị bắt sống. - Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy vội vàng rút về nước. b. Kết quả : -Cuộc kháng chiến lần thứ 3 kết thúc tháng lợi. IV. Củng cố: (4') Chọn câu Đ, S điền vào ô trống o 12/1278 quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba. o Trận Vân Đồn quân Nguyên giành thế chủ dộng o Chiến thắng Vân Đồn tạo cơ hội để nhà Trần phản công tiêu diệt quân xâm lược o Chiến thắng Bạch Đằng đánh bại ý đồ xâm lược của nhà Nguyên Chiến thắng Bạch Đằng tiêu diệt quân thuỷ của nhà Trần V. Dặn dò: (1') Học bài theo câu hỏi sgk Xem trước mục IV. Tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên. . Rút kinh nghiệm: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- S7T13-26.doc