Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 18, Bài 23: Kinh tế Văn hóa thế kỉ XVI-XVIII

hd2 :( cả lớp )vè phật giáo và đạo giáo :2p

Pphật giáo và đạo giáo được phục hồi

Các chùa quán được xây dựng, sửa chửa . số người theo đạo phật ngày càng đông ,

Các chùa như : QUỲNH LÂM , HỒ THIÊN, TÂY PHƯƠNG được sửa sang lại đẹp đẽ .

Tuy nhiên phật giáo và đạo giáo thời kì này không phát triển bằng thời LÝ – TRẦN

_hd3 ( cả lớp) về tín ngưỡng và các sinh hoạt văn hóa dân gian :2p

Từ những thế kỉ trước , các nhà nước phong kiến luôn ban hành lệnh cấm các tục lệ lạc hậu , mê tín dị đoan . nhưng giờ đây khi chiến tranh , thiên tai ,mất mùa đói kém xảy ra liên miên đe dọa cuộc sống con người .

Điều đó càng làm cho nhân dân tin vào những gì không thể giải thích được .

Bên cạnh những tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp như : thờ cúng tổ tiên , các vị anh hùng vv được duy trì thì xuất hiện nhiều tín ngưỡng mới .

ở các đền thờ, vào các ngày lễ hội vẫn náo nức nhọn nhịp .

nhân dân vừa tổ chức nghi lễ vừa tổ chức vui chơi hội hè , đua tài .

 dựa vào sách giáo khoa , em hãy kể tên một số tín ngưỡng và các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian ?

ở địa phương em có những tín ngưỡng hoặc hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian nào ?

 Thờ thánh mẫu thiên y ANNA, thờ ông nam hải .

 Lễ hội rước sắc ở tháp bà ponaga, lễ hội cầu ngư ,

 quan sát hình 53 . bức tranh miêu tả cái gì ?

+> buổi biểu diễn võ nghệ tại các hội làng :

 Hình thức phong phú nhiều thể loại : đấu kiếm , cưỡi ngựa , bắn cung

+> buổi biểu diễn nghệ thuật : 3 người ở góc trái đang thổi kèn , đánh trống . thể hiện nét lạc quan yêu đời

 

docx10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 18, Bài 23: Kinh tế Văn hóa thế kỉ XVI-XVIII, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 18 BÀI 23 KINH TẾ VĂN HÓA THẾ KỈ XVI –XVIII
A MỤC TIÊU :
1 / kiến thức :
Tuy nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao nhưng nhân dân trong làng xã luôn bảo tồn và phát huy nếp sống văn hóa truyền thống của dân tộc .
Đạo thiên chúa được truyền bá vào nước ta đồng thời với việc thương nhân châu âu đến nước ta tìm nguồn lợi và tài nguyên . 
Chữ quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu truyền đạo của các giáo sĩ .
2/ tư tưởng :
Hiểu được truyền thống văn hóa của dân tộc luôn phát triển trong bất kì hoàn cảnh nào.
Bồi dưỡng ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc .
3/kĩ năng :
_ kĩ năng nhận xét trình độ phát triển văn hóa dân tộc thế kỉ XVI-XVIII.
Quan sát và mô tả hình ảnh như : một lễ hội, trò chơi .
4/ định hướng năng lực được hình thành : 
_ năng lực quan sát, phân tích tranh ảnh và nhận xét .
B/ PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
1/ PHƯƠNG PHÁP 
Thuyết trình , vấn đáp 
Nhận định , đánh giá phân tích 
2/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
Sách giáo khoa 
Sách giáo viên 
Tranh ảnh, máy chiếu 
C TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1/ ổn định 	
2/ kiểm tra bài cũ ( 2p)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu em cho là đúng :
a/thế kỉ XVI-XVIII chính quyền Lê – Trinh rất quan tâm đến thủy lợi, tổ chức khai hoang .b/thế kỉ XVI- XVIII chính quyền nhà nguyễn khuyến khích khai hoang lập ấp , kinh tế nông nghiệp rất phát triển 
c/ thế kỉ XVI-XVIII nhà nguyễn không quan tâm đến nông nghiệp 
d/ câu a và c đúng .
Đáp án b 
3/ bài mới :( 1p)
Mặc dù tình hình đất nước không ổn định , chia cắt kéo dài nhưng nền kinh tế vẫn đạt mức phát triển nhất định .
Bên cạnh đó , đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân có nhiều điểm mới do việc giao lưu buôn bán với người phương tây mở rộng .
4/ tiết 48 bài 23 KINH TẾ - VĂN HÓA THẾ KỈ XVI-XVIII ( tt)
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
MỤC 1 : tôn giáo 
Hd1 : ( cả lớp ) 2p 
Gv: ở thế kỉ XVI-XVII nước ta có những tôn giáo nào ?
+> nho giáo, phật giáo , đạo giáo sau thêm thiên chúa giáo .
Gv : nêu vài nét về sự phát triển của các tôn giáo đó ?
+> tiếp nối thời lê sơ , vương triều MẠC cũng như nhà LÊ –TRỊNH ở các thế kỉ XVI-XVIII ra sức củng cố địa vị của nho giáo nhằm bảo vệ quyền thống trị của mình . tuy nhiên cùng với sự suy thoái của nhà nước quân chủ trung ương ương tập quyền , sự thay đổi vị trí của những người đứng đầu nhà nước .
Và nhất là trước tác động của nền kinh tế thị trường , quan hệ tiền tệ . nho giáo không còn giữ vị trí độc tôn .
Gv : nguyên nhân nào dẫn đến việc nho giáo không còn giữ vị trí độc tôn ?
+> do các thế lực phong kiến tranh giành địa vị , vua lê trở thành bù nhìn .
_ hd2 :( cả lớp )vè phật giáo và đạo giáo :2p
Pphật giáo và đạo giáo được phục hồi 
Các chùa quán được xây dựng, sửa chửa . số người theo đạo phật ngày càng đông , 
Các chùa như : QUỲNH LÂM , HỒ THIÊN, TÂY PHƯƠNG được sửa sang lại đẹp đẽ .
Tuy nhiên phật giáo và đạo giáo thời kì này không phát triển bằng thời LÝ – TRẦN 
_hd3 ( cả lớp) về tín ngưỡng và các sinh hoạt văn hóa dân gian :2p
Từ những thế kỉ trước , các nhà nước phong kiến luôn ban hành lệnh cấm các tục lệ lạc hậu , mê tín dị đoan . nhưng giờ đây khi chiến tranh , thiên tai ,mất mùa đói kém xảy ra liên miên đe dọa cuộc sống con người .
Điều đó càng làm cho nhân dân tin vào những gì không thể giải thích được .
Bên cạnh những tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp như : thờ cúng tổ tiên , các vị anh hùng vv được duy trì thì xuất hiện nhiều tín ngưỡng mới . 
ở các đền thờ, vào các ngày lễ hội vẫn náo nức nhọn nhịp .
nhân dân vừa tổ chức nghi lễ vừa tổ chức vui chơi hội hè , đua tài .
 dựa vào sách giáo khoa , em hãy kể tên một số tín ngưỡng và các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian ?
ở địa phương em có những tín ngưỡng hoặc hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian nào ?
Thờ thánh mẫu thiên y ANNA, thờ ông nam hải .
Lễ hội rước sắc ở tháp bà ponaga, lễ hội cầu ngư , 
 quan sát hình 53 . bức tranh miêu tả cái gì ?
+> buổi biểu diễn võ nghệ tại các hội làng : 
 Hình thức phong phú nhiều thể loại : đấu kiếm , cưỡi ngựa , bắn cung 
+> buổi biểu diễn nghệ thuật : 3 người ở góc trái đang thổi kèn , đánh trống . thể hiện nét lạc quan yêu đời .
Hd3 ; cả lớp (2p)Về đạo thiên chúa :	 
Đạo thiên chúa bắt nguồn từ đâu ? 
Vì sao lại xuất hiện ở nước ta ?
+> bắt nguồn từ châu âu
Thế kỉ XVI các giáo sĩ phương tây theo thuyền buôn vào nước ta truyền đạo
_ thái độ của chính quyền TRỊNH – NGUYỄN đối với đạo thiên chúa ? 
+> tìm cách ngăn cấm 	
Như vậy các em có thể thấy ở giai đoạn này nước ta tồn tại rất nhiều loại hình tôn giáo tín ngưỡng hết sức đa dạng . và trong giai đoạn hiện nay nước ta vẫn còn tồn tại một số tôn giáo như phật giáo , thiên chúa giáo ,, ngoài ra còn du nhập thêm nhiều loại hình tôn giáo mới như : đạo tin lành , hồi giáo, đạo cao đài . Nước ta là một quốc gia đa sắc tộc , đa tôn giáo, chính vì thế một trong những chủ trương lớn của nước ta đó là chủ trương tự do tôn giáo , tín ngưỡng .
 Mục 2:về sự ra đời của chữ quốc ngữ :
Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Năm 1533 một giáo sĩ đã lén lút vào đất sơn nam truyền đạo nhưng không thành công
Nhưng những thập kỉ sau các giáo sĩ người pháp , bồ đào nha lần lượt vào nước ta truyền đạo .
Công việc truyền đạo phát triển nhanh ở thế kỉ XVII. Nhu cầu mở rộng hoạt động truyền giáo tăng lên 
Chính vì vậy, một số giáo sĩ đã cùng nhau góp sức tạo nên chữ việt
Theo mẫu tự la tinh.
Sau nhiều năm đầu tư vào đó , giáo sĩ người pháp ;à ALEXANDERROT đã dựa vào công trình nghiên cứu của người đi trước hoàn thành việc biên soạn cuốn từ điển việt – bồ la tinh vào năm 1650-1651 , đánh dấu sự ra đời của chữ quốc ngữ .
*tại sao trong một thời gian dài chữ quốc ngữ không được sử dụng ?
=> do giai cấp phong kiến bảo thủ , lạc hậu 
* ý nghĩa của chữ quốc ngữ ?
=> là thứ chữ viết tiện lợi khoa học, là công cụ thông tin thuận tiện.
Đóng vai trò quan trọng trong văn học viết 
Muc 3:Về văn học và nghệ thuật dân gian :
 Hd1: ( cả lớp )5pVăn học :
Văn học giai đoạn này gồm mấy bộ phận ?
Văn học giai đoạn này gồm 2 bộ phận : văn học bác học và văn học dân gian .
Văn học giai đoạn này có những thành tựu gì ?
Văn học chữ nôm rất phát triển ( truyện , thơ... )
Văn học giai đoạn này có những tác giả tiêu biểu nào ?
Nguyễn bỉnh khiêm , đào duy từ vv.....
Họ là những người có tài , yêu nước thương dân .
Thơ văn mang tính triết lí sâu xa .
Các tác phẩm của họ là di sản văn hóa dân tộc .
Văn học dân gian :
Bên cạnh dòng văn học nho giáo, nước ta hình thành một dòng văn học dân gian đậm đà bản sắc dân tộc .
Với hàng loạt những câu ca dao , tục ngữ hò vè, .... chứa đựng những tình cảm ,những khát khao hoài bão của nhân dân ta về một cuộc sống tốt đẹp .
Hd2 : ( cả lớp ) 5pNghệ thuật dân gian
Nghệ thuật dân gian thời kì này gồm mấy loại hình ?
Gồm nghệ thuật điêu khắc và nghệ thuật sân khấu 
Về nghệ thuật điêu khắc có những đặc điểm là đường nét chạm trổ đơn giản mà dứt khoát
ở khánh hòa có những công trình điêu khắc tiêu biểu nào ?
Tượng phật ngồi và tượng phật nằm tại chùa long sơn 
_ quan sát hình 54 và nhận xét ?
Bức tượng do nghệ nhân trương văn thọ tạo ra năm 1655. Tượng cao 3m7 rộng 2m1, khuôn mặt đẹp , cân đối , hài hòa , giữa mỗi tay là một con mắt , đầu đội mũ hoa sen .
_ về nghệ thuật chèo tuồng : phát triển rực rỡ , phản ánh đời sống lao động cần cù vất vả nhưng lạc quan yêu đời.
Lên án kẻ gian nịnh , ca ngời tình yêu quê hương đất nước , con người 
GHI BẢNG
1/ tôn giáo :
_ nho giáo vẫn được đề cao trong học tập thi cử và tuyển chọn quan lại .
_ phật giáo và đạo giáo được phục hồi 
_ các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian : đánh vật ., đua thuyền , đi cà kheo ., leo dây đấu cờ , thổi cơm 
+> thắt chặt tình đoàn kết và tình yêu quê hương đất nước.
_ thiên chúa giáo ra đời vào thế kỉ XVI
2 sự ra đời chữ quốc ngữ :
_ thế kỉ XVII một số giáo sĩ phương tây dùng chữ cái la tinh ghi âm tiếng việt 
Chữ quốc ngữ ra đời 
3 văn học và nghệ thuật dân gian :
aVăn học :
Thế kỉ XVI-XVII bên cạnh văn học chữ hán thì văn học chữ nôm rất phát triển .
Với các tác giả như : NGUYỄN BỈNH KHIÊM , ĐÀO DUY TỪ .
_ văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú ..
b nghệ thuật dân gian 
nghệ thuật điêu khắc gỗ và tượng phật bà quan âm 
nghệ thuật sân khấu : chèo tuồng.
Văn học và nghệ thuật dân gian thời kì này đã có sự phát triển mạnh mẽ . đã có nhiều thành tựu quý báu . đó là sự trỗi dậy mạnh mẽ sức sống tinh thần của nhân dân ta 
Văn học và nghệ thuật dân gian thời kì này đã có sự phát triển mạnh mẽ , đã có nhiều thành tựu quý báu . 
Đó là sự trỗi dậy mạnh mẽ sức sống tinh thần của nhân dân ta 
5/ củng cố :3p
*từ thế kỉ XVI-XVII hệ tư tưởng nào vẫn giữ địa vị thống trị nhưng không còn vị trí độc tôn ?
a/ thiên chúa giáo
b/ phật giáo 
c / đạo giáo 
d/ nho giáo 
=> nho giáo
* quan sát các hình ảnh và trả lời câu hỏi 
* trạng trình là tên dân gian của nhân vật nào ?
a/ nguyễn bỉnh khiêm
b/lương thế vinh
c/ vũ hữu 
6/ hướng dẫn về nhà : 2p
Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 trong sgk
. tìm hiểu về tình hình chính trị đàng ngoài nửa sau thế kỉ XVIII và những cuộc khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII.
 Giáo sinh BÙI THỊ TUYẾT NHUNG 

File đính kèm:

  • docxBai_23_Kinh_te_van_hoa_the_ki_XVI_XVIII.docx