Giáo án Lịch sử 7 tiết 16: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 -1077)

Diễn biến:

- Cuối năm 1076 Nh Tống cử một đạo quân theo hai đường thủy và bộ tiến hành xâm lược Đại Việt.

- Tháng 1/1077 10 vạn qun bộ do Quch Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy vượt biên giới qua Lạng Sơn tiến vào nước ta.

- Quân ta chặn đánh nhiều trận cản bước tiến của giặc cả trên thủy và bộ.

c- Kết quả: Quân Tống đóng quân ở bờ Bắc sông Cầu không lọt vào sâu được

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 tiết 16: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 -1077), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 16	
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG
QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075 -1077) ( tt )
Tuần: 8
ND: 11 /10/2014
1/ MỤC TIÊU:
1.1/ Kiến thức: 
- HS biết 
HĐ1: Trình bày diễn biếân sơ lược cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn hai và thắng lợi to lớn của quân dân Đại Việt.
HĐ2: Trình bày diễn biến cuộc chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt.
HS hiểu 
HĐ1: Chiến lược, chiến thuật tác chiến của Lí Thường Kiệt ở giai đoạn II.
HĐ2: Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến và tác dụng của phịng tuyến (sông Như Nguyệt)
 1.2/ Kĩ năng
- HĐ 1: Cách sử dụng lược đồ để thuật lại cuộc kháng chiến trên sông Như Nguyệt.
- HĐ 2: Kĩ năng sử dụng lược đồ để thuật lại cuộc kháng chiến trên sông Như Nguyệt.
 1.3/ Thái độ
- HĐ1,2: Giáo dục hs lòng tự hào về tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta thời Lý.
2/ HỘI DUNG HỌC TẬP:
- Kháng chiến bùng nổ
- Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
3/ CHUẨN BỊ:
3.1/ Giáo viên: Bản đồ cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn 1076 - 1077
3.2/ Học sinh: + Trả lời các câu hỏi từng phần nội dung bài học.
 + Kháng chiến bùng nổ.
 + Kế hoạch của ta.
 + Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
4/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện hs (1p )
7A3: 
7A4
4.2/ Kiểm tra miệng (5p)
Câu hỏi
Đáp án
Câu 1/ Nêu diễn biến kết quả cuộc tấn công để tự vệ của Lý Thường Kiệt? (8đ)
2/ Kế hoạch của ta trong giai đoạn II như thế nào?(2 đ):
Câu 1/ 
* Diễn biến:
- Tháng 10/1075 Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân tiến vào đất Tống.
- Lý Thường Kiệt cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tấn công để tự vệ.
* Kết quả:
 Sau 42 ngày đêm quân ta làm chủ được thành Ung Châu.
Câu 2:
- Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng.
- Chọn phòng tuyến sông Cầâu đoạn Như Nguyệt là nơi đối phó với quân Tống.
43/Tiến trình bài học (5p )
&GV: Giới thiệu bài
 Cuộc tiến công sang đất Tống kết thúc thắng lợi, Lý Thường Kiệt nhanh chóng cho rút quân về nước chuẩn bị đối phó với giặc. Vậy Lý Thường Kiệt có những biện pháp gì để đối phó với quân Tống? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
 * Hoạt động 1 : cá nhân.(14p )
GV:cho hs đọc mục 1/40
? Sau khi rút quân khỏi Ung Châu, Lý Thường Kiệt đã làm gì ?
 1Hs: Hạ lệnh cho các điạ phương chuẩn bị bố phòng.
1Giáo viên: Dùng bản đồ trình bày:
 Dự kiến địch sẽ kéo vào nước ta theo hai hướng Lý Thường Kiệt đã bố trí :
 + Một đạo quân chặn giặc ở vùng biển Quảng Ninh, không cho thuỷ quân địch vượt qua.
 + Đường bộ được bố trí dọc chiến tuyến sông Cầu qua đoạn Như Nguyệt không cho giặc vào sâu.
 + Ngoài ra các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới đã cho quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng.
? Tại sao Lý Thường Kiệt chọn phòng tuyến Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân Tống ?
 1Hs: Vì: + Đây là vị trí chặn ngang các hướng tấn công của địch từ Quảng Tây ( Trung Quốc) đến Thăng Long.
 + Được ví như chiến hào tự nhiên khó vượt qua.
GV: Tích hợp: Sơng Như Nguyệt và việc xd phịng tuyến sơng Như Nguyệt, diễn biến =>sự sáng tạo của tổ tiên trong việc dựa vào điều kiện tự nhiên để chiến đấu và bảo vệ tổ quốc
? Phòng tuyến sông Cầu được xây dựng như thế nào?(HS đọc chữ nhỏ tr41 sgk) miêu tả phịng tuyến
1Hs: Được đắp bằng đất cao, vững chắc, nhiều dậu tre dày đặc.
1Giáo viên: Dùng bản đồ chỉ rõ đoạn sông Như Nguyệt và sự chuẩn bị của ta .
? Sau thất bại ở Ung Châu nhà Tống đã làm gì ?
1Hs: Cho quân xâm lược Đại Việt.
1Giáo viên: Dùng bản đồ trình bày:
 + Cuối 1076, 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy tiến vào nước ta. Một đạo quân do Hoà Mâu dẫn đầu tiếp ứng theo đưòng biển. 
Giảng: Quách Quỳ là 1 võ quan cao cấp, người từng dày dạn trận mạc. Phĩ tướng của Quách Quỳ là Triệu Tiết cũng là 1 trong những người từng trải trong các trận đánh với Tây Hạ. Vua Tống cẩn thận dặn Quách Quỳ và Triệu Tiết rằng, đây là cuộc tấn cơng mà bốn phương sẽ nhìn vào, cho nên, nếu như khơng thu được tồn thắng thì sẽ rất bất lợi cho nhà Tống.
 + Năm 1077, quân dân Đại Việt đã đánh những trận nhỏ để cản bước tiến của chúng. Khi đến phòng tuyến Như Nguyệt, quân Tống phải đóng quân ở bên bờ Bắc chở thuỷ quân đến. Trứơc mặt chúng là sông và bờ bên kia là chiến luỹ kiên cố.
 + Thuỷ quân của chúng đã bị Lý Kế Nguyên chặn đánh 10 trận tại Quảng Ninh không thể hỗ trợ được.
* Hoạt động 2: cá nhân, nhóm.(16p)
( Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, giảng giải kết hợp phương pháp trực quan hình ảnh )
&GV: cho hs đọc mục 2/41
1Giáo viên: Dùng bản đồ cho hs quan sát đoạn sông Như Nguyệt: Trình bày diễn biến cuộc chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt 
GV:Tích hợp:Sự sáng tạo của tổ tiên...
 Chờ mãi không thấy thuỷ quân đến, Quách Quỳ đã cho quân bắc cầu phao để vượt sơng, bất ngờ mở cuộc tấn cơng vào phịng tuyến sơng Cầu. Một số trại binh của ta bị nao núng. Vấn đề thiết yếu lúc này là phải nhanh chĩng chặt đứt cầu phao của giặc, nhanh chĩng hàn đoạn chiến tuyến đã bị giặc chọc thủng. Nhưng cơng việc thiết yếu này chỉ cĩ thể kịp thời hồn tất chừng nào niềm tin vào chiến thắng của quân sĩ được củng cố. Trong tình thế hiểm nghèo này, Lý Thường Kiệt đã xuất hiện như 1 thiên tài về nghệ thuật động viên binh sĩ. Ơng đã viết bài Nam Quốc sơn hà và bí mật sai người vào đền thờ Trương Hống và Trương Hát – 2 vị tướng của Triệu Quang Phục, hương khĩi đời đời khơng dứt đọc to. 
Giáo viên gọi học sinh đứng lên đọc bài thơ.
PV: Bài thơ khẳng định điều gì? 
HS: chủ quyền dân tộc.
GV giảng: Lời thơ mạnh mẽ, hào hùng, đanh thép, được vang lên sang sảng vào đêm tối tại 1 ngơi đền linh thiêng khiến quân sĩ ngỡ rằng đĩ là lời thần nhân sơng núi cho nên đã liều mình chiến đấu, đập tan hồn tồn đạo quân hung hãn của Miêu Lý, sĩ khí của quân ta bừng lên mạnh mẽ, quân giặc sợ hãi chán nản. Đây được coi là bản tuyên ngơn độc lập đầu tiên của nước ta, là áng thiên cổ hùng văn.
Sau thất bại này, Quách Quỳ bèn hạ lệnh đóng bè vượt sông đánh vào phòng tuyến của ta. bè khơng phải là 1 phương tiện vận chuyển tốt cho nên chính quyết định này của Quách Quỳ đã tạo diều kiện cho quân của Lý Thường Kiệt ứng phĩ 1 cách rất ung dung. Bấy giờ, mỗi bè chỉ chở được tối đa 500 quân sĩ mà thời gian vận chuyển lại rất lâu. Do vậy, chuyến sau chưa kịp sang thì chuyến trước đã bị tiêu diệt hết, Quách Quỳ phải ra lệnh đình chỉ kế hoạch dùng bè để vượt sơng, lệnh cho các tướng sĩ “ Ai cịn bàn đánh sẽ chém”.
 Trước tình thế đó, Lý Thường Kiệt không cho mở các cuộc phản công ngay mà đến tận cuối mùa xuân năm 1077, đang đên Lý Thường Kiệt cho quân lặng lẽ vượt sông Như Nguyệt bất ngờ đánh vào các doanh trại của giặc. 
? Nêu kết quả cuộc chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt ?
 1Hs: Quân giặc “mười phần chết đến năm sáu phần”; Quách Quỳ chấp nhận giảng hoà rút quân về nước.
&Giáo viên: . Quân Tống thua to và lâm vào tình thế khó khăn. Lý Thường Kiệt kết thúc chiến tranh bằng biện pháp thương lượng giảng hoà. Quách Quỳ chấp nhận ngay và rút quân về nứơc.
* Tổ chức thảo luận 3p:
? Vì sao đang ở thế thắng mà Lý Thường Kiệt lại cử người đến thương lượng và giảng hoà ?
 1Hs: thảo luận, cử đại diện trình bày kết quả, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung.
 - Để đảm bảo mối quan hệ bang giao, hoà hiếu giữa hai nước, để không làm tổn thương danh dự của nước lớn đảm bảo nền hoà bình lâu dài.
1GV: kết luận và chốt ý cho hs hiểu.
? Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lí Thường kiệt ?
 1Hs: - Cách tiến công và phòng thủ
 - Cách kết thúc chiến tranh.
? Trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt thắng lợi là do đâu ?
1Hs: - Tinh thần đoàn kết và chiến đấu anh dũng của nhân dân ta. Sự chỉ huy tài tình cuả Lý Thường Kiệt.
? Chiến thắng ở phòng tuýên Như Nguyệt có ý nghĩa gì ?
 1Hs: - Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
 - Nền độc lập tự chủ của nước Đại Việt được củng cố.
 - Buộc nhà Tống phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
II/ GIAI ĐOẠN THỨ HAI ( 1076 - 1077) 
 1/ Kháng chiến bùng nổ:
 a- Kế hoạch của ta:
- Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các điạ phương ráo riết chuẩn bị bố phòng.
- Chọn phòng tuyến sông Cầâu đoạn Như Nguyệt là nơi đối phó với quân Tống.
b- Diễn biến:
- Cuối năm 1076 Nhà Tống cử một đạo quân theo hai đường thủy và bộ tiến hành xâm lược Đại Việt.
- Tháng 1/1077 10 vạn quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy vượt biên giới qua Lạng Sơn tiến vào nước ta.
- Quân ta chặn đánh nhiều trận cản bước tiến của giặc cả trên thủy và bộ. 
c- Kết quả: Quân Tống đóng quân ở bờ Bắc sông Cầu không lọt vào sâu được
 2/ Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
 a- Diễn biến: 
 - Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công quyết liệt. Quách Quỳ tuyệt vọng không muốn đánh nữa đã chuyển sang phòng ngự.
 - Một đêm cuối xuân 1077, Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông bất ngờ đánh vào đồn giặc.
 b- Kết quả: 
 - Giặc “mười phần chết đến năm sáu phần”
 - Quách Quỳ chấp nhận giảng hoà rút quân về nước.
 c- Ý Nghĩa: 
+ Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được giữ vững
 + Làm cho nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
 4/Tổng kết: (5P)
- Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt để lập phòng tuyến?
 - Trình bày diễn biến cuộc chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt ?(Bản đồ).
 - Câu hỏi trắc nghiệm: Sông Như Nguyệt thuộc tỉnh nào ngày nay?
a. Bắc Ninh và Hà Nam Ninh
b. Bắc Giang và Hà Giang
c. Bắc Giang và Bắc Ninh
d. Sơn Tây và Sơn La
- Đây là vị trí chặn ngang các hướng tấn công của địch từ Quảng Tây (Trung Quốc) đến Thăng Long.
 + Được ví như chiến hào tự nhiên khó vượt qua.
Đáp án: a
Gv nhận xét và kết luận chốt lại vấn đề cần nắm.
5/ Hướng dẫn học sinh tự học:2P)
Đối với tiết học này: 
Học thuộc bài, xem kĩ nội dung SGK, trả lời các câu hỏi cuối bài/43
Hoàn thành các bài tập STB. 
Đối với tiết học ở tiết sau: 
Xem trước bài 12 “ Đời sống kinh tế văn hóa “/44
 Trả lời các câu hỏi sau:
? Nông nghiệp, thủ công và thương nghiệp thời Lý có gì mới ?
5/PHỤ LỤC:
-Tìm hiểu cuộc đời về Lí Thường Kiệt

File đính kèm:

  • docBai_11_tiet_16_20150726_125826.doc