Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 12, Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê
- Hướng dẫn, gợi ý yêu cầu nhóm khác nhận xét, GV nhận xét, bổ sung.
- Giải thích: +Tên nước “Đại Cồ Việt’’ là nước Việt lớn.
+Tại sao đóng đô ở Hoa Lư? Vì là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh, đất hẹp, nhiều đồi núi thuận lợi cho việc phòng thủ.
+ Việc không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc là khẳng định nền độc lập, ngang hàng với Trung Quốc, không phụ thuộc vào Trung Quốc.
+ Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào? Ổn định đời sống xã hội, cơ sở để xây dựng và phát triển đất nước.
- Sơ kết và chuyển ý.
Tuần: 06 Tiết: 12 Bài 9 NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH- TIỀN LÊ I /TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ QUÂN SỰ Ngày soạn: 23/09/2013 Ngày dạy: 25/09/2013 Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học. Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành cho học sinh. - Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp loạn xong 12 sứ quân. - Những việc làm của Đinh Bộ lĩnh sau khi dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước. - Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê. - Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất. - Công lao của Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn. Học xong bài này, học sinh đạt được: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Thời Đinh –Tiền Lê, bộ máy nhà nước không còn đơn giảng như thời Ngô. - Nhà Tống tiến hành chiến tranh xâm lược và đã bị quân dân ta đánh bại. 2. Kĩ năng. - Bồi dưỡng kĩ năng vẽ sơ đồ, lập biểu đồ trong quá trình học bài. 3. Thái độ. - Lòng tự hào, tự tôn dân tộc. - Biết ơn các vị anh hùng đã có công xây dựng đất nước. II. Chuẩn bị. 1. Đồ dùng dạy học. a. Giáo viên: - Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất. - Tranh ảnh di tích lịch sử về đền thời vua Đinh, vua Lê. - Tư liệu về nước Đại cồ Việt thời Đinh,Tiền Lê. - Bảng phụ ghi câu hỏi, bài tập. - Phiếu học tập. b. Học sinh: - Đọc trước bài mới. - Sách giáo khoa, vở, bút. 2. Phương pháp dạy học. - Vấn đáp, tình huống, trực quan, thảo luận nhóm . III. Lên lớp. 1. Ổn định. (1` ) 2. Kiểm tra bài cũ.(4`). - Câu hỏi: Trình bày công lao to lớn của Đinh Bộ Lĩnh trong buổi đầu độc lập? 3. Bài mới. - Giáo viên giới thiệu bài: Sau khi dẹp yên 12 sứ quân, đất nước lại thanh bình, thống nhất. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, tiếp tục xây dựng một quốc gia vững mạnh mà Ngô Quyền đã đặt nền móng như thế nào? . Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. Hoạt động 1 : Nhà Đinh xây dựng đất nước. Tg HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS. NỘI DUNG 10’ - Yêu cầu học sinh đọc nghiên cứu SGK và thảo luận. Câu hỏi: Sau khi thống nhất đất nước Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì? - Hướng dẫn, gợi ý yêu cầu nhóm khác nhận xét, GV nhận xét, bổ sung. - Giải thích: +Tên nước “Đại Cồ Việt’’ là nước Việt lớn. +Tại sao đóng đô ở Hoa Lư? Vì là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh, đất hẹp, nhiều đồi núi thuận lợi cho việc phòng thủ. + Việc không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc là khẳng định nền độc lập, ngang hàng với Trung Quốc, không phụ thuộc vào Trung Quốc. + Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào? Ổn định đời sống xã hội, cơ sở để xây dựng và phát triển đất nước. - Sơ kết và chuyển ý. - Nghiên cứu SGK. - Nhận phiếu học tập. - Thảo luận và trả lời. + Đặt tên nước là Đại cồ việt. + Đóng đô tại Hoa Lư ( Ninh Bình). + Đặt niên hiệu là Thái Bình. + Những việc làm khác của Đinh Bộ Lĩnh. - Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế. - Đặt tên nước là Đại cồ việt. - Đóng đô tại Hoa Lư ( Ninh Bình). - Đặt niên hiệu là Thái Bình. - Những việc làm khác của Đinh Bộ Lĩnh. (SGK). Hoạt động 2: Tìm hiểu tổ chức chính quyền thời Tiền Lê. . Tg HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS. NỘI DUNG 12’ - Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh nào? - GV bổ sung: Cuối năm 979 Đinh Tiên Hoàng và con trai là Đinh Liễn bị Thái giám là Đỗ Thích giết, vua mới là Đinh Toàn còn nhỏ, nội bộ nhà Đinh lục đục, nhà Tống ở Trung quốc chuẩn bị xâm lược Đại Việt, trong hoàn cảnh đó Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua. - Yêu cầu học sinh đọc đoạn chữ nhỏ nói về Lê Hoàn trong SGK. - Lê Hoàn (Lê Đại Hành) đổi niên hiệu là Thiên Phúc - Chính quyền nhà Tiền Lê được tổ chức như thế nào? *GV gợi ý: + Triều đình trung ương do ai đứng đầu? + Giúp vua bàn việc nước có ai? + Dưới vua là ai? + ở địa phương cả nước được chia làm bao nhiêu lộ? + Dưới lộ là gì? - Hướng dẫn học sinh vẽ đồ bộ máy nhà nước. - Dựa vào sách giáo khoa để trả lời. - Theo dõi. - Đọc tiểu sử Lê Hoàn trong SGK. +Triều đình trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành. + Giúp vua bàn việc nước có thái sư, đại sư. + Dưới vua là quan lại gồm hai ban văn, võ. + ở địa phương cả nước được chia làm 10 lộ. + Dưới lộ có phủ và châu. - Học sinh vẽ sơ đồ. - Năm 979 Đinh Tiên Hoàng mất, nội bộ triều Đinh lục đục. - Nhà Tống lăm le xâm lược. - Năm 980 Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua, lập nên nhà Tiền Lê. *Tổ chức bộ máy triều đình trung ương và các đơn vị hành chính ở địa phương. - Quân đội gồm: + Cấm quân. + Quân địa phương. - Quân đội thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào? Tổ chức chính quyền trung ương Vua Thái Sư - Đại Sư Quan võ Quan văn Địa phương 10 lộ châu Phủ - Quân đội gồm: + Cấm quân và Quân địa phương. Hoạt động 3 :Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn. Tg HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS. NỘI DUNG 14’ - Quân Tống xâm lược nước ta trong hoàn cảnh nào? - Tường thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến theo lược đồ. - Địch: + Đầu năm 981 quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thủy, bộ tiến đánh nước ta, quân thủy do Lưu Trừng, Giả Thực chỉ huy tiến về phía sông Bạch Đằng, quân bộ do Hầu Nhân Bảo chỉ huy kéo vào Chi Lăng ( Lạng Sơn). - Ta: + Do Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. Tại sông Bạch Đằng, Lê Hoàn cho một đạo quân nhỏ ra khiêu chiến, vờ thua để nhử giặc, quân Tống chủ quan đã trúng kế của Lê Hoàn nên bị quân ta đánh tan tành, phải bỏ chạy. - Tại Chi Lăng (Lạng Sơn) Lê Hoàn đã cho quân mai phục, rồi bất ngờ đánh úp. Hầu Nhân Bảo bị giết tại trận. Thừa thắng quân ta truy kích và tiêu diệt nhiều sinh lực địch. - Như vậy kết quả như thế nào? - Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống? - Sơ kết. - Cuối năm 979, nội bộ triều Đinh lục đục vì tranh giành quyền lợi ® quân Tống xâm lược. - Theo dõi. - Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi. + Biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của nhân dân ta. + Chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt. a. Hoàn cảnh lịch sử. - Cuối năm 979, nội bộ triều Đinh rối loạn ® Quân Tống xâm lược. b. Diễn biến. - Địch: Tiến theo hai đường thủy và bộ do Hầu Nhân Bảo chỉ huy. - Ta: + Chặn quân thủy ở sông Bạch Đằng. + Diệt cánh quân bộ ở biên giới phía bắc . c. Kết quả. - Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi. d. Ý nhĩa. - Biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của nhân dân ta. - Chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt. 4. Củng cố.(3’) - Công lao to lớn của Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn. - Làm bài tập. *Trắc nghiệm. (Chọn câu trả lời đúng nhất). Câu1: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước ta là: a. Văn Lang b. Âu lạc c. Đại Cồ Việt c. Vạn Xuân Câu 2: Thời Tiền Lê cả nước được chia làm bao nhiêu lộ? a. 9 lộ b. 10 lộ c. 11 lộ d. 12 lộ Câu 3: Người trực tiếp tổ chức lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất năm 981 là: a. Ngô Quyền b. Đinh Bộ Lĩnh c. Đinh Liễn d. Lê Hoàn Câu4: So với thời Ngô – Đinh, Thời Tiền Lê đặt thêm các chức: a. Thập đạo tướng quân, Thái Sư. b. Định Quốc Công, Đại Sư. c. Ngoại Giáp, Định Quốc Công. d. Thái Sư, Đại Sư. Câu 5: Thời Tiền Lê Đại Sư phụ trách việc: a. Quản lí đạo nho. b.Quản lí đạo phật. c. Cố vấn cho vua. d. cả b và c. Câu 6: Thái Hậu họ “Dương” đã trao áo “long bào” cho Lê Hoàn và suy tôn ông lên làm vua có tên đầy đủ là: a. Dương Thị Na. b. Dương Thị Thúy. c. Dương Thị Vân. d. Dương Vân Nga. 5. Dặn dò.(1’) - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. - Đọc trước bài mới. Bài 9 (tt) II. Sự phát triển kinh tế và văn hóa. *PHẦN RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- S7T6-12.doc