Giáo án Lịch sử 7 - Phần lịch sử địa phương Nghệ An

TIẾT 57. BÀI 3:

NGHỆ AN TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XVIII

A. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được:

- Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa – giáo dục của Nghệ An từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII ( thời đất nước bị chia cắt, chiến tranh liên miên của các vương triều).

- Những đóng góp của nhân dân Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược.

 2. Tư tưởng:

 - Giáo dục học sinh lòng tự hào về lịch sử quê hương, về ý chí kiên cường đấu tranh bất khuất và ý thức xây dựng quê hương của nhân dân Nghệ An. Từ đó, các em có ý thức gắn bó với quê hương và xây dựng quê hương giàu đẹp.

 - Giáo dục học sinh thấy được cuộc sống cực khổ, khó khăn của nhân dân NA, từ đó có sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc.

 3. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng sưu tầm tư liệu lịch sử, phân tích, đánh giá, tư duy logic.

B. Phương tiện dạy học:

 + Sách lịch sử địa phương Nghệ An,tư liệu.

 + Kênh hình, tranh ảnh liên quan.

C. Tiến trình dạy học:

 1. Ổn định lớp:

 2. Bài cũ: kết hợp bài mới

 3. Bài mới:

 

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1732 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Phần lịch sử địa phương Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 13
Ngày soạn: 16/11/2014
 Ngày dạy: 18/11/2014 
PHẦN LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG:
Tiết 34. Bài 2:
NGHỆ AN TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV
A. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh biết và hiểu được:
- Lịch sử Nghệ An từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, về mảnh đất Nghệ An trong buổi đầu độc lập ( tên gọi và sự thay đổi địa giới hành chính, tình hình chính trị – xã hội, tình hình kinh tế, văn hoá - giáo dục và trong thời kỳ kháng chiến chống ngoại xâm).
 2.Tư tưởng:
	 - Giáo dục học sinh lòng tự hào về lịch sử quê hương, từ đó các em có ý thức gắn bó với quê hương và xây dựng quê hương giàu đẹp.
 3.Kỹ năng:
	 - Rèn kỹ năng sưu tầm tư liệu lịch sử, phân tích, đánh giá, tư duy logic, liên hệ.
B. Phương tiện dạy học:
 + Sách lịch sử địa phương Nghệ An, tư liệu.
 + Kênh hình, tranh ảnh liên quan.
C. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định lớp: 
 2. Bài mới:
Hoạt động 1.
1. Tên gọi và địa giới hành chính
Hoạt động dạy và học
Nội dung cần đạt
HS Theo dõi mục 1. LSĐP
? Tên gọi Nghệ An có từ khi nào?
? Thời Bắc thuộc, Nghệ An thuộc những quận, huyện nào? Địa giới hành chính ra sao?
? Từ thời Lý đến thời Nguyễn, Nghệ An có những tên gọi nào?
? Địa giới hành chính Nghệ An có sự thay đổi như thế nào qua các thời kì đó?
HS Hoạt động cá nhân
GV Sử dụng bảng phụ, bổ sung, phân tích, liên hệ hiện nay, giới thiệu và kết luận.
- Năm 1036, thời Lý, Hoan Châu được đổi thành châu Nghệ An; Nghệ An phủ Š tên gọi Nghệ An có từ đó.
Thời kì
Tên gọi
Địa giới hành chính
Bắc thuộc
Thuộc quận Cửu Chân, Cửu Đức, Đức Châu, Hoan Châu 
Hà Tĩnh và Nam Nghệ An
Diễn Châu
Bắc Nghệ An
Nhà Lý
Châu Nghệ An, Nghệ An lộ
Hà Tĩnh và Nam Nghệ An
Nhà Trần
Nghệ An lộ, trấn
Hà Tĩnh và Nam Nghệ An
Nhà Hậu Lê
Nghệ An thừa tuyên
Hà Tĩnh và Nghệ An ngày nay
Nhà Nguyễn
Nghệ An
Nghệ An ngày nay
Hoạt động 2.
2. Tình hình chính trị – xã hội
HS Theo dõi mục 1. LSĐP
? Tình hình chính trị – xã hội ở Nghệ An trong những thế kỉ X – XV có gì nổi bật?
+ Vì sao thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, NA chưa được nhà nước quan tâm?
+ Vì sao Thời Trần, Hồ và Lê sơ, các triều đại phong kiến lại xây dựng Nghệ An thành “phên dậu” của Đại Việt?
HS Hoạt động nhóm, cá nhân
GV Bổ sung, phân tích, liên hệ, sử dụng lược đồ trình bày và kết luận.
- Thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, NA chưa được nhà nước quan tâm.
- Thời Trần, Hồ và Lê sơ, NA được xem là vùng trọng yếu, “phên dậu” của Đại Việt.
- Cuối thời Trần và Lê sơ, NA không ổn định.
- NA thường xuyên phải đối phó với sự xâm lấn của Chăm pa và Vạn Tượng.
Hoạt động 3.
3. Tình hình kinh tế
HS Theo dõi mục 3. LSĐP
? Từ thế kỉ X – XV, kinh tế NA có chuyển biến như thế nào?
+Nông nghiệp?
+ Thủ công?
+ Thương nghiệp?
HS Hoạt động nhóm bàn.
GV Bổ sung, phân tích, liên hệ, kết luận, chuyển ý.
* Nông nghiệp: công cuộc khai khẩn ruộng đất được đẩy mạnh; nghề trồng lúa, cau, hồ tiêu, nghề cá phát triển.
* Thủ công nghiệp: xuất hiện một số làng nghề như khai quặng (Yên Thành), đúc đồng ở Diễn Châu, rèn sắt ở Nho Lâm (Diễn Châu).
* Thương nghiệp: nhiều cảng biển quan trọng; chợ được lập nhiều Š trao đổi hàng hóa nhộn nhịp, tấp nập.
Hoạt động 4.
4. Tình hình văn hóa – giáo dục
HS Theo dõi mục 4. LSĐP
? Văn hoá - giáo dục thời này có đặc điểm gì nổi bật?
?Em có nhận xét gì về tình hình văn hóa -giáo dục ở NA thời kì này?
HS Hoạt động cá nhân
GV Bổ sung, phân tích, liên hệ, kết luận.
- Tôn giáo: Phật giáo phát triển thời Lý.
- Văn học, sử học: nhiều tác phẩm nổi tiếng, tiêu biểu là Bạch Liêu, Hồ Tông Thốc...
- Công trình kiến trúc quy mô nhỏ (chùa, đền) như Chùa Bụt Đà, Yên Quốc, đền Qủa Sơn, Cờn.
- Giáo dục phát triển thời Trần, Lê.
Hoạt động 5.
5. Kháng chiến chống ngoại xâm
HS Theo dõi mục 5. LSĐP
?Hãy nêu đóng góp của nhân dân Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm?
?Hãy kể tên một số nhân vật lịch sử ở Nghệ An có công lao lớn trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV?
HS Trao đổi,thảo luận nhóm.
GV Bổ sung, nhận xét, giới thiệu nhân vật, phân tích, liên hệ kiến thức cũ, kết luận.
- Nghệ An vừa là hậu phương, vừa là tiền tuyến; là căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa chống quân Minh.
- Nhiều người có chiến công oanh liệt như: Nguyễn Bá Lai, Nguyễn Vĩnh Lộc, Nguyễn Xí.
3.Củng cố và dặn dò:
- Tên gọi và địa giới hành chính, tình hình chính trị - xã hội, kinh tế, văn hoá - giáo dục NA từ TKX - TK XV?
-Tìm hiểu một số di tích lịch sử và nhân vật lịch sử có đóng góp quan trọng với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ TK X – XV?
- Vai trò của nhân dân NA trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược từ TK X – TK XV?
- Làm BT Sách lịch sử địa phương.
 Tuần 13
 Ngày soạn: 16/11/2014
 Ngày dạy: 18/11/2014 
TIẾT 57. BÀI 3:
NGHỆ AN TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XVIII
A. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được:
- Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa – giáo dục của Nghệ An từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII ( thời đất nước bị chia cắt, chiến tranh liên miên của các vương triều).
- Những đóng góp của nhân dân Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược. 
 2. Tư tưởng:
	 - Giáo dục học sinh lòng tự hào về lịch sử quê hương, về ý chí kiên cường đấu tranh bất khuất và ý thức xây dựng quê hương của nhân dân Nghệ An. Từ đó, các em có ý thức gắn bó với quê hương và xây dựng quê hương giàu đẹp.
 - Giáo dục học sinh thấy được cuộc sống cực khổ, khó khăn của nhân dân NA, từ đó có sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc.
 3. Kỹ năng:
	 - Rèn kỹ năng sưu tầm tư liệu lịch sử, phân tích, đánh giá, tư duy logic.
B. Phương tiện dạy học:
 + Sách lịch sử địa phương Nghệ An,tư liệu.
 + Kênh hình, tranh ảnh liên quan.
C. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định lớp: 
 2. Bài cũ: kết hợp bài mới
 3. Bài mới:
Hoạt động 1.
1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
Hoạt động dạy và học
Nội dung cần đạt
HS Đọc mục 1.SLSĐP
Thảo luận nhóm (chia nhóm)
? Nêu nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Nghệ An ( thế kỉ XVI – XVIII)?Căn cứ vào đâu em biết điều đó?
HS Hoạt động cá nhân, trao đổi nhóm thảo luận.
GV Bổ sung, phân tích, giới thiệu và kết luận.
- Kinh tế: bị tàn phá, sa sút, suy giảm nghiêm trọng.
- Chính trị: NA là chiến trường ác liệt của chiến tranh Nam – Bắc triều và Đàng Trong – Đàng Ngoài Š bất ổn định kéo dài.
- Xã hội: đời sống nhân dân cực khổ, phiêu tán.
Hoạt động 2.
2. Tình hình văn hóa – giáo dục
HS Đọc mục 2. SLSĐP
? Trình bày những thành tựu tiêu biểu về văn hóa – giáo dục của Nghệ An từ TK XVI – XVIII?
? Kể tên một số nhân vật lịch sử tiêu biểu có nhiều đóng góp cho NA trong các lĩnh vực văn hóa – giáo dục?
?Việc NA có nhiều người đỗ đạt cao trong khoa cử nói lên điều gì?
? Em có nhận xét gì về tình hình văn hóa – giáo dục NA từ Tk XVI – XVIII?( phát triển rực rỡ)
HS Hoạt động cá nhân, trao đổi nhóm bàn thảo luận.
GV Bổ sung, giới thiệu 1 số nhân vật lịch sử, phân tích, liên hệ và kết luận.
- Văn học, sử học, y học: có nhiều đóng góp, nổi bật Hồ Sĩ Dương, Phạm Nguyễn Du, Nguyễn Hoàng Cát
- Nghệ thuật: kiến trúc dân gian đình, đền, chùa, xây dựng thành Phượng Hoàng trung đô.
- Giáo dục: 
+ Khoa cử đỗ đạt cao
+ Thời Tây Sơn được chú trọng (mở khoa thi hương, lập Sùng Chính viện)
+ Xuất hiện nhiều dòng họ khoa bảng nổi tiếng.
Hoạt động 3.
3. Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược
HS Đọc mục 3. SLSĐP
? Hãy nêu một số đóng góp của nhân dân NA trong chiến dịch đại phá quân Thanh? Những việc làm đó nói lên điều gì?
? Vì sao vua Quang Trung quyết định chọn NA để xây dựng kinh đô mới?
HS Hoạt động cá nhân, trao đổi nhóm bàn thảo luận.
GV Bổ sung, giới thiệu về thành Phượng Hoàng Trung Đô, phân tích, liên hệ và kết luận.
- Nhân dân NA ra sức ủng hộ sức người, sức của cho nghĩa quân.
- Vua QT quyết định chọn NA để xây dựng kinh đô với tên gọi là Phượng Hoàng Trung Đô Š vua đột ngột qua đời.
4. Củng cố và dặn dò:
- Tìm hiểu một số đóng góp của nhân dân NA trong chiến dịch đại phá quân Thanh?
- Viết bài tìm hiểu về thành Phượng Hoàng Trung Đô?
- Làm BT Sách lịch sử địa phương.
 Tuần 13
 Ngày soạn: 16/11/2014
 Ngày dạy: 18/11/2014 
TIẾT 65. BÀI 4:
NGHỆ AN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
A. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh biết và hiểu được:
- Tình hình chính trị – xã hội, kinh tế, văn hóa – giáo dục ở Nghệ An nửa đầu thế kỷ XIX.
 2. Tư tưởng:
	 - Giáo dục học sinh lòng tự hào về lịch sử quê hương, từ đó các em có ý thức gắn bó với quê hương và xây dựng quê hương giàu đẹp. Đồng thời, giáo dục học sinh thấy được cuộc sống của nhân dân NA, từ đó có sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc.
 3.Kỹ năng:
	 - Rèn luyện kỹ năng sưu tầm tư liệu lịch sử, phân tích, đánh giá, tư duy logic.
B.Phương tiện dạy học:
 + Sách lịch sử địa phương Nghệ An, tư liệu.
 + Kênh hình, tranh ảnh liên quan.
C.Tiến trình dạy học:
 1.Ổn định lớp: 
 2. Bài cũ: 
? Em hãy nêu một vài nhận xét về sự phát triển của văn hóa dân tộc vào cuối TK XVIII - nửa đầu TK XIX? Cho ví dụ? 
 3. Bài mới:
Hoạt động 1
1. Tình hình chính trị, xã hội
Hoạt động dạy và học
Nội dung cần đạt
HS Đọc mục 1. LSĐP
? Dưới triều Nguyễn, NA có sự thay đổi như thế nào về địa giới hành chính?
? Bộ máy nhà nước ở NA được tổ chức như thế nào?
? Vì sao tình hình chính trị – xã hội NA thời kì này vẫn không ổn định?Lấy ví dụ minh họa?
HS Hoạt động cá nhân, nhóm trao đổi thảo luận.
GV Bổ sung, phân tích, hướng dẫn vẽ sơ đồ, sử dụng bản đồ và kết luận.
- Địa giới hành chính có sự thay đổi:
+ NA thừa tuyên tách thành 2 tỉnh: NA + Hà Tĩnh.
+ NA gồm: 9 phủ, 29 huyện, Vĩnh Doanh
(Vinh) là trung tâm của 2 tỉnh.
- Bộ máy tổ chức chặt chẽ, có sự thống nhất.
- Tình hình chính trị – xã hội không ổn định: bọn cướp quấy phá, ngoại xâm, khởi nghĩa nông dân.
Hoạt động 2
2. Tình hình kinh tế
HS Đọc mục 2. LSĐP
? Nêu những nét chính về tình hình kinh tế NA dưới triều Nguyễn.
? Vì sao nông nghiệp NA kém phát triển?
HS Hoạt động cá nhân, nhóm trao đổi thảo luận.
GV Bổ sung, phân tích và kết luận.
- Nông nghiệp: kém phát triển.
- Thủ công nghiệp truyền thống phát triển đa dạng, kĩ thuật cao: dệt thổ cẩm, khai thác quặng sắt, rèn
- Thương nghiệp: hệ thống chợ khắp nơi, chợ Vinh là chợ lớn nhất, buôn bán sầm uất nhất.
Hoạt động 3
3. Tình hình văn hóa – giáo dục
HS Đọc mục 3. LSĐP
? Văn học NA thế kỉ XIX có gì nổi bật?
? Tín ngưỡng, tôn giáo thời kỳ này ở NA thể hiện như thế nào?
? Thời Nguyễn ở NA có công trình kiến trúc tiêu biểu nào?
? Tình hình giáo dục ở NA thời kì này có gì khác so với trước?
HS Hoạt động cá nhân, nhóm trao đổi thảo luận.
GV Bổ sung, phân tích và kết luận.
a, Văn hóa:
- Văn học: có bước phát triển
+ Văn học dân gian: vè, hát ví, hát phường vảiphong phú, đậm màu sắc địa phương. 
+ Xuất hiện nhiều nhà văn, sử học nổi tiếng như Hồ Xuân Hương, Phan Thúc Trực
- Sinh hoạt, tín ngưỡng, tôn giáo: duy trì và phát triển, Phật giáo, Ki tô giáo.
- Công trình kiến trúc: đình, đền, chùa, thành NA Š kiên cố, đặc sắc.
b, Giáo dục: có bước phát triển với hệ thống trường công, trường thi.
4. Củng cố và dặn dò:
- Nắm vững tình hình NA thời nhà Nguyễn ( địa giới hành chính, chính trị – xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục) ?
- Làm BT 1,2.Sách lịch sử địa phương.

File đính kèm:

  • docLICH_SU_DIA_PHUONG_NGHE_AN_LOP_7.doc
Giáo án liên quan