Giáo án Lịch sử 7 - Lê Thị Nguyện - Tiết 19, Bài 12: Đời sống kinh tế văn hóa (Tiết 1)

? Về thủ công nghiệp có đặc điểm gì ?

HS: đọc phần chữ in nghiêng Sgk “tháng 2 năm 1040 ”

? Tại sao vua nhà Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống nữa ?

HS: muốn nâng cao giá trị của hàng tơ lụa trong nước.

?quan sát hình 23 – Sgk trang 45 – em có nhận xét gì ?

HS: Nét hoa văn tinh tế, chạm khắc công phu, hình dáng thanh thoát, nghệ thuật cao và đậm đà bản sắc dân tộc.

? Bước phát triển mới của thủ công nghiệp dưới thời Lý là gì ?

GV: giới thiệu tranh ảnh về các công trình nghệ thuật nổi tiếng thời bấy giờ

GV: Lông ghép giáo dục giá trị của di sản, ý thức bảo vệ di sản cho HS

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4926 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Lê Thị Nguyện - Tiết 19, Bài 12: Đời sống kinh tế văn hóa (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn: 10	 Ngaøy soaïn: 18/ 10/ 2014
Tieát : 19 Ngaøy daïy: 21/ 10/ 2014
Bài 12 : ĐỜI SỐNG KINH TẾ - VĂN HOÁ
( Tiết 1 )
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức : Giúp học sinh :
Dưới thời Lý, đất nước được ổn định lâu dài, thủ công nghiệp, nông nghiệp đã có chuyển biến và đạt một số thànhtựu quan trọng.
Việc buôn bán với nước ngoài phát triển.
 2. Thái độ:
Khâm phục ý thức vươn lên trong cuộc sống, xây dựng đất nước của dân tộc ta thời Lý.
 3. Kỹ năng:
 - Quan sát và phân tích các nét đặc sắc của một công trình nghệ thuật.
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên:
Giáo án, các tranh ảnh mô tả hoạt động kinh tế thời Lý.
Tư liệu về thành tựu kinh tế.
 2. Học sinh:
Sách giáo khoa.Vở bài soạn, vở bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 1. Kiểm tra bài cũ.
 - Trả bài kiểm tra một tiết, nhận xét – đánh giá.
 2.Giới thiệu bài mới:
Như chúng ta đã biết, chiến thắng trên sông Như Nguyệt là một trong những chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta, làm cho nhà Tống phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt, ta giữ vững được nền độc lập. Để xây dựng kinh tế, nhà Lý đã làm gì ? -> bài hôm nay.
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuyển biến về nông nghiệp.
GV khẳng định: Nông nghiệp là nền tảng kinh tế chủ yếu của Đại Việt, vấn đề cơ bản của kinh tế nông nghiệp là ruộng đất.
? Ruộng đất dưới thời nhà Lý được phân bổ như thế nào ?
GV giải thích: Nông dân cày cấy, nộp tô thuế, làm nghĩa vụ cho nhà nước -> sự phân chia giàu nghèo chưa lớn, đến tuổi đinh đều có ruộng để cày cấy.
HS thảo luận nhóm 5 phút: ? Tại sao nông nghiệp thời Lý lại phát triển ?
GV: Hướng dẫn cho hs bằng việc hỏi các câu hỏi gợi mở:
Để tạo nên sự chuyển biến trong nông nghiệp, nhà Lý đã có những biện pháp gì?
HS: đọc phần chữ in nghiêng Sgk
? Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa như thế nào ? 
HS:( cổ vũ, động viên khuyến khích nhân dân, sự gần gũi )
? Những biện pháp trên đã làm cho nông nghiệp như thế nào ?
GV: chốt Nhà nước quan tâm, nhân dân chăm lo sản xuất: 
 + Tổ chức lễ cày tịch điền
 + Khuyến khích khai hoang, làm thủy lợi
 + ban hành luật bảo vệ sức kéo.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về thủ công nghiệp và thương nghiệp.
? Về thủ công nghiệp có đặc điểm gì ?
HS: đọc phần chữ in nghiêng Sgk “tháng 2 năm 1040…”
? Tại sao vua nhà Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống nữa ? 
HS: muốn nâng cao giá trị của hàng tơ lụa trong nước.
?quan sát hình 23 – Sgk trang 45 – em có nhận xét gì ?
HS: Nét hoa văn tinh tế, chạm khắc công phu, hình dáng thanh thoát, nghệ thuật cao và đậm đà bản sắc dân tộc.
? Bước phát triển mới của thủ công nghiệp dưới thời Lý là gì ? 
GV: giới thiệu tranh ảnh về các công trình nghệ thuật nổi tiếng thời bấy giờ
GV: Lông ghép giáo dục giá trị của di sản, ý thức bảo vệ di sản cho HS
? Cùng với thụ công nghiệp, thương nghiệp thời Lý phát triển như thế nào ?
? Tại sao nhà Lý chỉ cho người nước ngoài buôn bán ở vùng hải đảo mà không tự do đi lại trong nội địa ? 
GV: cảnh giác với các âm mưu xâm lược.
? Sự phát triển của TCN và thương nghiệp thời Lý chứng tỏ điều gì ? 
HS: Nhân dân ta có đủ khả năng để xây dựng nề kinh tế tự chủ .
I/ ĐỜI SỐNG KINH TẾ
 1.Sự chuyển biến của nền nông nghiệp
- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của vua 
( ruộng công làng xã ), do nông dân canh tác.
- Nhà nước đề ra nhiều biện pháp quan tâm tới sản xuất nông nghiệp
=> Nông nghiệp phát triển nhiều năm được mùa.
2.Thủ công nghiệp và thương nghiệp
 a.Thủ công nghiệp
- Thủ công dân gian có rất nhiều ngành nghề : dệt, gốm…
- Nghề dệt, làm gốm, xây dựng phát triển
- Nghề làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy được mở rộng
- Tạo ra nhiều công trình lớn, kỷ thuật cao: Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền…
b.Thương nghiệp
- Việc trao đổi trong và ngoài nước được mở mang
- Vân Đồn là nơi buôn bán sầm uất
 4. Củng cố:* Triều đại nào dưới đây tiến hành khai khẩn đất hoang, đào mương, đắp đê phòng úng ngập, cấm giết hại trâu bò : - Nhà Tiền Lê - Nhà Ngô.
 - Nhà Lý - Nhà Đinh
 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: 
Học bài theo các câu hỏi Sgk trang 46
Soạn bài phần tiếp theo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
9

File đính kèm:

  • docsu 7 tiet 19.doc
Giáo án liên quan