Giáo án Lịch sử 7 học kỳ II

Bài 23: KINH TẾ VĂN HOÁ THẾ KỶ XVI- THẾ KỶ XVIII

(Tiếp theo)

 Tiết 50: II. VĂN HOÁ

1. Mục tiêu

a. Kiến thức:

- Tuy nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao nhưng nhân dân trong làng xã vẫn bảo tồn và phát huy nếp sống văn hóa truyền thống văn hóa của dân tộc.

- Đạo Thiên chúa được truyền bá vào nước ta đồng thời với việc thương nhân châu âu đến nước ta tìm nguồn tài nguyên. Chữ quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu truyền đạo của giáo sĩ

 

doc127 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 7 học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng.
- Hoạt động của đạo Thiên Chúa không hợp với cách cai trị của các chúa Trịnh- Nguyễn nên nhiều lần bị cấm, nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách để truyền đạo.
2. Sự ra đời của chữ quốc ngữ (10p)
- Thế kỉ XVII một số giáo sĩ phương tây dùng chữ cái La tinh ghi âm tiếng việt, và sử dụng trong việc truyền đạo 
- Là chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến. lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền đạo, sau lan rộng ra trong nhân dân và trở thành chữ quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay
3. Văn học và nghệ thuật dân gian (10’)
a. Văn học: 
- Các thế kỷ XVI- XVII, tuy văn học chữ Hán chiếm ưu thế nhưng văn học chữ nôm cũng phát triển mạnh, có truyện nôm dài hơn 8000 câu như bộ Thiên Nam ngữ lục.
- Nội dung truyện nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội...
- Tiêu biểu là: nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.
- Sang nửa dầu thế kỷ XVIII văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú.
b. Nghệ thuật dân gian
- Điêu khắc gỗ trong các đình chùa diễn tả cảnh sinh hoạt hàng ngày ở nông thôn, tiêu biểu là tượng Phật bà quan âm nghìn tay, nghìn mắt
- Nghệ thuật sân khấu: Chèo, tuồng, hát ả đào phát triển. 
4. Củng cố (3p): 
- Tôn giáo?
- Sự ra đời của chữ quốc ngữ?
- Văn học và nghệ thuật dân gian?
5. Dặn dò (1p):
- Học bài
- Xem tiếp: khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII
& & &..
Ngày dạy:
 Tiết 51: LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
Ngày dạy: 
Tiết 52: ÔN TẬP
Ngày dạy:
Tiết 53: KIỂM TRA VIẾT (1 TIẾT )
1 . Mục tiêu bài học:	
-Đánh giá khả năng nhận thức của học sinh về những kiến thức đã học trong chương IV và bài 22 , 23 ở chương V.
-Tiếp tục cho H rèn luyện khả năng thực hành.
 * / Ổn định tổ chức (1’ ) Kiểm tra sĩ số
 2. Nội dung đề 
A . Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm )
(Hãy đánh dấu X vào	 đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất )
1 / Nói về nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn , có thể đưa ra một số ý sau: 
 Sự ủng hộ nhiệt tình, toàn diện của nhân dân 
 Xây dựng được khối đoàn kết, nhất trí, quy tụ được sức mạnh của cả nước 
 Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo, có bộ tham mưu tài giỏi, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn trãi 
 Cả ba ý trên 
2 / Để nhanh chóng phục hồi và phát triển nông nghiệp, vua Lê Thái Tổ đã có những biện pháp gì?
Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng, số còn lại ( 10 vạn ) được thay nhau về quê sản xuất. 
 Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê làm ruộng.
 Đặt ra một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp. 
 Cả 3 ý trên. 
3 / Những nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Nam Triều, Bắc Triều là:
 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê.
 Nguyễn Kim ( một võ quan triều Lê ) không chịu thần phục nhà Mạc.
 Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiếm lên thay nắm toàn bộ binh quyền.
 Nguyễn Hoàng công khai đối địch với họ Trịnh.
B . Phần tự luận (8 điểm) 
1 / Hãy trình bày diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang? Kết quả? 
2 / Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn học, giáo dục của Đại Việt thời Lê Sơ?
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM
A. Phần trắc nghiệm khách quan ( 3 điếm )
1 / Nói về nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, có thể đưa ra một số ý sau: 
 Sự ủng hộ nhiệt tình, toàn diện của nhân dân 
 Xây dựng được khối đoàn kết, nhất trí, quy tụ được sức mạnh của cả nước 
 Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo, có bộ tham mưu tài giỏi, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn trãi 
X
 Cả ba ý trên 
2 / Để nhanh chóng phục hồi và phát triển nông nghiệp, vua Lê Thái Tổ đã có những biện pháp gì?
Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng, số còn lại ( 10 vạn ) được thay nhau về quê sản xuất. 
 Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê làm ruộng.
X
 Đặt ra một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp. 
 Cả 3 ý trên 
X
3 / Những nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Nam Triều, Bắc Triều là:
X
 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê.
 Nguyễn Kim ( một võ quan triều Lê ) không chịu thần phục nhà Mạc.
 Nguyễn Kim chết ,Trịnh Kiếm lên thay nắm toàn bộ binh quyền.
 Nguyễn Hoàng công khai đối địch với họ Trịnh.
B . Phần tự luận ( 7 điểm )
 Câu 1 / (3,5 điểm )
- Ngày 8-10-1427 Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng. ( 1 điểm )
- Lương Minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang, liên tiếp bị phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát, 3 vạn tên bị tiêu diệt, Lương Minh bị giết (1điểm )
- Số địch còn lại co cụm ở Xương Giang, ta tấn công từ nhiều hướng, diệt gần 5 vạn tên, số còn lại bị bắt sống (1 điểm )
Kết quả: + Liễu Thăng, Lương Minh, cùng hàng vạn tên giặc bị tiêu diệt (0,25 điểm)
 + Vương Thông xin hòa, đồng ý mở hội thề Đông Quan rút khỏi nước ta ( 0,25 đ ) 
Câu 2 ( 3.5 điểm )
* / Giáo dục và khoa cử: (1.5 điểm )
+ Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học.
+ Nho giáo chiếm địa vị độc tôn 
+ Thi cử chặt chẽ qua 3 kỳ.
* / Văn học ( 2 điểm )
+ Văn học chữ Hán chiếm ưu thế 
+Văn học chữ nôm giữ vị trí quan trọng 
 * /Tiêu biểu: 
+ Văn học chữ hán: Quân Trung Từ Mệnh Tập , Bình Ngô Đại Cáo 
+ Văn học chữ nôm: Quốc Âm Thi Tập, Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập 
- Văn học có nội dung yêu nước sâu sắc
4. Đánh giá nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra 
a. Về nắm kiến thức: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b. Kỹ năng vận dụng của học sinh
..
c. Cách trình bày 
d. Diễn đạt bài kiểm tra 
..............................& & &.
Ngày dạy: 
Tiết 54. Bài 24. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVIII
 1. Mục tiêu
a. Về kiến thức:
-Sự mục nát cực độ của chính quyền phong kiến Lê Trịnh ở đàng ngoài làm cho kinh tế nông nghiệp đình đốn ,công thương nghiệp sa sút, điêu tàn, nông dân cơ cực, phiêu tán đã vùng lên mãnh liệt chống lại chính quyền phong kiến 
-Nhận thấy rõ tính chất quyết liệt và quy mô rộng lớn của phong trào khởi nghĩa nông dân ở Đàng ngoài mà đỉnh cao là khoảng 30 năm giữa TK XVIII
b. Về tư tưởng 
- Bồi dưỡng cho H ý thức căm ghét sự đàn áp cường quyền, đồng cảm với nỗi khổ cực của nông dân, buộc họ phải vùng lên đấu tranh giành quyền sống.
- Kính phục tinh thần đấu tranh của nông dân và các thủ lĩnh nghĩa quân chống chính quyền phong kiến thối nát 
c. Về kỹ năng 
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ phản ánh sự căm phẫn của nông dân và các tầng lớp bị trị đối với chính quyền phong kiến
2. Chuẩn bị của thầy và trò 
a. Thầy: - Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án 
 - Bản đồ phong trào nông dân khởi nghĩa ở thế kỷ XVIII
b. Trò: Đọc trước SGK ở nhà 
3. Tiến trình tiết dạy 
* / Ổn định tổ chức (1’) kiểm tra sĩ số
a. Kiểm tra bài cũ: ( Không kiểm tra ) 
* /Đặt vấn đề vào bài mới : Ở bài học trước, chúng ta đã thấy, dưới quyền cai trị của chúa Nguyễn Ở Đàng Ngoài, nền sản xuất bị trì trệ, kìm hãm, không được chăm lo phát triển, tình trạng đó kéo dài ắt dẫn đến cảnh điêu đứng, khổ cực của quần chúng nhân dân, có áp bức có đấu tranh, nông dân Đàng Ngoài đã vùng lên đấu tranh, lật đổ chính quyền họ trịnh mục nát, cụ thể như thế nào, chúng ta tìm hiểu trong tiết hôm nay .
 b. dạy bài mới 
H
?
H
T
H
T
H
?
T
H
?
H
?
H
T
?
T
T
?
T
?
H
T
?
H
T
?
H
T
?
H
T
?
H
T
(Đọc SGK từ đầu mục 1 đến “ Đục khoét nhân dân ”
Em hãy nhận xét về chính quyền phong kiến đàng Ngoài giữa TK XVIII?
Mục nát đến cực độ ...đục khoét nhân dân 
Chính quyền họ trịnh ngày càng trở nên phản động và mục nát. Về mặt đối ngoại, chính quyền đó tỏ ra bất lực,không bảo vệ nổi toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, cả một dải biên cương phía bắc của tổ quốc bị các thế lực phong kiến nước ngoài xâm lấn, về mặt đối nội họ Trịnh chỉ lo củng cố lợi ích của các tập đoàn thống trị, thi hành những chính sách cực kỳ phản động về mọi mặt, bộ máy chính quyền sâu mọt đến cực độ...
Từ các chúa, quan lại, cho đến bọn hoạn quan đều ra sức ăn chơi hưởng lạc, phè phỡn, không còn kỷ cương, phép nước.
( đọc đoạn in nghiêng SGK )
Chúng ta thấy rằng đến thời Trịnh Giang rồi Trịnh Xâm cũng vậy, các chúa Trịnh đã tiêu tốn không biết bao nhiêu là tiền của, công sức của nhân dân vào những công trình xây dựng ,những cuộc ăn chơi, tuần du tốn kém 
- Bọn quan lại thì phần lớn là nhưỡng kẻ tàn bạo và xu nịnh, chỉ lo vơ vét, bòn rút của dân để làm giàu.
- Ở xã thôn, bọn cường hào mặc sức tung hoành, chúng kết thành bè đảng tự do vu oan giáo họa, tác yêu, tác quái, làm cho nhiều người phải khánh kiệt cửa nhà, chịu đựng những oan khốc tày trời 
(Đọc SGK phần tiếp theo )
Chính quyền mục nát đã ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế?
- Sản xuất bị đình đốn 
- Đê điều vỡ liên tục, mất mùa, lụt lội thường xuyên xảy ra 
- Nhà nước đánh thuế nặng, công thương nghiệp xa sút 
Bọn địa chủ và cường hào ở nông thôn dùng mọi thủ đoạn để chiếm đoạt ruộng đất, đẩy hàng loạt nông dân vào tình trạng phá sản và bị bòn rút đến kiệt quệ "Toàn bộ nền sản xuất nông nghiệp bị đình đốn, hạn, lụt, mất mùa liên tiếp xảy ra các đê sông hồng, sông Mã nhiều năm bị vỡ, hàng chục huyện bị ngập, nhà cửa trôi dạt 
Từ thế kỷ XVII nền kinh tế hàng hóa có những bước phát triển đáng kể, sang TK XVIII chính quyền phong kiến ra sức hạn chế công thương nghiệp và hướng hoạt động kinh tế này vào mục đích phục vụ nhu cầu của giai cấp thống trị, nhà nước đánh thuế nặng các loại sản phẩm hàng hóa, công thương nghiệp càng xa sút ,chợ phố điêu tàn.
(Đọc đoạn in nghiêng SGK )
Qua đoạn in nghiêng này, em thấy nhân dân phải chịu cảnh tô thuế nặng nề, bất công như thế nào?
Vì không nộp đủ thuế mà bần cùng bỏ cả nghề nghiệp (vì thuế sơn mà phải chặt cả cây sơn, vì thuế vải lụa mà phá khung cửi )
Trong hoàn cảnh kinh tế như vậy, đời sống nhân dân như thế nào?
Vào những năm 40 của thế kỷ XVIII... phiêu tán khắp nơi 
Các năm 1712, 1713 sảy ra nạn đói lớn lan tràn khắp đàng ngoài dân phải ăn vỏ cây, ăn cỏ, thây chết đói đày đường, thôn xóm tiêu điều ”
Nạn đói khủng khiếp năm 1740-1741 ở đàng ngoài, sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục có gi lại “dân bỏ cả cày cấy, thóc lúa giành dụm trong thôn xóm đều hết sạch ... dân lưu vong bồng bế dắt díu nhau đi kiếm ăn đầy đường, giá gạo cao vọt, 100 đồng tiền không đổi được 1 bữa ăn, dân phần nhiều sống nhờ rau cỏ, đến ăn cả chuột, rắn, người chết đói ngổn ngang người sống sót không còn 1/10, làng nào có tiếng là trù mật cũng chỉ còn độ năm ba hộ mà thôi ”
Nhũng người dân sống sót qua nạn đói, nạn dịch cũng bị kiệt sức, phải bỏ nhà đi ăn xin khắp nơi, họ chết dần, chết mòn trên con đường tha phương cầu thực.
Trước cuộc sống khổ cực ấy, nhân dân có thái độ như thế nào?
Không thể để cho giai cấp thông trị tiếp tục dày xéo lên cuộc sống của mình như vậy, cuộc chiến tranh nông dân bùng lên và lan rộng khắp nơi là điều không thể tránh khỏi, chúng ta tìm hiểu tiếp phần 2
( Treo lược đồ nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài TK XVIII )
các em chú ý các ký hiệu trên lược đồ 
Trong khoảng 30 năm giữa TK XVIII phong trào nông dân đàng ngoài bùng lên khắp các trấn đông bằng và vùng Thanh Nghệ.
- Năm 1737 nhà sư Nguyễn Dương Hưng cầm đầu cuộc khởi nghĩa ở Sơn Tây, lấy núi Tam Đảo làm căn cứ, đay là cuộc khởi nghĩa mở màn cho cuộc chiến tranh nông dân trên quy mô lớn ở đàng ngoài, tiếp đó hàng loạt các cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra 
+ Cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật (1738- 1770) hoạt động khắp vùng Thanh Hóa và Nghệ An kéo dài hơn 30 năm.
+ Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (Quận Hẻo) lấy núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) làm căn cứ và lan ra khắp các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang. với hơn 10 năm hoạt động ( 1740- 1751 ) Nguyễn Danh Phương trở thành như một “ Địch quốc của triều đình ”nhiều lần đánh bại quân Trịnh 
-Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741- 1751) và khởi nghĩa Hoàng Công Chất 
Em hãy kể tên những cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở đàng ngoài?
Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng ( 1737 )...Lê duy Mật (1738- 1740 ) 
Nhìn trên lược đồ, em có nhận xét gì về địa bàn của phong trào nông dân khởi nghĩa ở Đàng ngoài.
Lan rộng khắp đồng bằng và miến núi 
Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu là cuộc đấu tranh tiêu biểu nhất cho ý chí, nguyện vọng và khí thế của nhân dân lúc bấy giờ 
Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất?
Hoạt động trên nhiều địa bàn rộng lớn, từng uy hiếp kinh thành Thăng Long.
Nguyễn Hữu Cầu là một anh hùng nông dân kiệt xuất của TK XVIII, khẩu hiệu lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo do ông đề ra đã được quần chúng nhiệt liệt hưởng ứng và cổ vũ mạnh mẽ những người nhân dân nghèo khổ vùng lên đấu tranh.
Theo em, khởi nghĩa Hoàng Công Chất có đặc điểm gì nổi bật?
Sau một thời gian hoạt động ở đồng bằng " chuyển lên tây Bắc.
-Có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống trong các bản mường 
Trước sự đàn áp của quân Trịnh, việc duy trì hoạt động ở vùng đồng bằng trở nên vô cùng khó khăn, các cuộc khởi nghĩa có xu hương di chuyển lên địa bàn miền núi để tiếp tục cuộc chiến đấu, đã nhanh chóng liên kết được với phong trào đấu tranh của các dân tộc thiểu số, cuộc KN của Hoàng Công Chất lấy Mường Thanh (Lai Châu) làm căn cứ chính, xây thành Bản Phủ ( ở đó nay còn đền thờ ông ) nghĩa quân kiểm soát cả vùng Tây Bắc rộng lớn, ngoài việc lãnh đạo nhân dân chống phong kiến, Hoang Công Chất còn kiên quyết đánh lùi các cuộc xâm lấn, cướp bóc của nước ngoài, làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biên cương phía Tây Bắc của tổ quốc. cuộc khởi nghĩa kéo dài tới tận năm 1769 
Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị sử tử.
Theo em nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại?
- Các cuộc khởi nghĩa còn rời rạc, không liên kết thành một phong trào rộng lớn.
- Chính quyền họ Trịnh đã lợi dụng nhược điểm đó để tiêu diệt từng cuộc khởi nghĩa, chúng đến đâu cũng khủng bố khốc liệt, triệt hạ làng mạc và tàn sát nhân dân.
Tuy lần lượt bị thất bại, phong trào nông dân nổ ra mạnh mẽ có ý nghĩa gì?
Làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.
Bão táp của chiến tranh nông dân ở đàng ngoài chưa giành được thắng lợi quyết định, nhưng đã làm rung chuyển cả xã hội, làm suy sụp từng mảng trật tự phong kiến và làm nghiêng ngả toàn bộ nền thống trị của giai cấp phong kiến, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào nông dân Tây Sơn sau này thu được thắng lợi nhanh chóng.
1. Tình hình chính trị 
* / Chính quyền phong kiến:
- Mục nát đến cực độ: 
+ Quan lại, binh lính hoành hành, đục khoét nhân dân
/ Hậu quả 
- Sản xuất nông nghiệp đình đốn 
- Công thương nghiệp xa sút 
-Đời sống nhân dân cực khổ, thường xuyên xảy ra nạn đói.
" nông dân vùng lên đấu tranh chống lại chính quyền phong kiến
2. Những cuộc khởi nghĩa lớn 
- trong khoảng 30 năm của thế kỷ XVIII, khắp đồng bằng Bắc bộ và vùng Thanh- Nghệ đã nổ ra hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân.
+ Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) ở Sơn Tây
+ Khởi Nghĩa Nguyễn danh Phương (1740-1751) ở Sơn Tây, sau lan rộng ra Thái Nguyên Và Tuyên Quang
- Tiêu biểu là khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu và khởi nghĩa Hoàng Công Chất 
+ Khởi nghĩa Nguyễn Hừu Cầu ( còn gọi là Quận He)(1741-1751), bắt đầu từ Đồ Sơn ( Hải phòng), sau lan ra Kinh Bắc, uy hiếp kinh thành Thăng Long rồi lan xuống sơn Nam và Thanh Hoá- Nghệ An
+ Khởi nghĩa Hoàng Công Chất ( 1739-1769), bắt đầu từ Sơn Nam, sau chuyển lên Tây Bắc, Các dân tộc Tây Bắc hết lòng ủng hộ cuộc khởi nghĩa. Hoàng Công Chất có công lớn trong việc bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống.
* / Kết quả: các cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại 
* / Ý nghĩa.
- Thể hiện ý chí đấu tranh kiên quyết chống áp bức, bóc lột của nhân dân ta .
- Làm cho chính quyền họ Trịnh bị lung lay.
 * / Củng cố: ? Em hãy kể tên những cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng ngoài?
III. Hướng dẫn học ở nhà 
Học thuộc, nắm vững những nội dung cơ bản của bài.
Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa 
Thời gian hoạt động
người lãnh đạo
Khu vực hoạt động
Kết quả
	- Đọc trước bài 25 phần I . Khởi nghĩa nông dân tây sơn
 ============***============
Ngày dạy:
Bài 25. PHONG TRÀO TÂY SƠN
Tiết 55: I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
 1- Mục tiêu 
 a- Kiến thức
- Từ giữa Tk XVIII chính quyền họ Nguyễn ở Đàng trong ngày càng suy yếu, mục nát, nông dân và các tầng lớp bị trị sôi sục oán giận, khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ trong hoàn cảnh đó .
- Nắm được những thành tựu to lớn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn qua diễn biến của phong trào từ năm 1771 Đến năm 1789.
b- Tư tưởng
- Học sinh thấy được sức mạnh quật khởi, ý chí kiêm cường của nhân dân chống lại ách áp bức bóc lột.
c- Kỹ năng
- sử dụng lược đồ, kết hợp tường thuật sự kiện
 2- Chuẩn bị
a- Thầy: Lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn
b- Trò: Đọc trước sgk ở nhà
 3. Tiến trình tiết dạy 
* Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
a. Kiểm tra bài cũ :
? Nêu tình hình kinh tế- đời sống của nông dân Đàng Ngoài ở thế kỷ XVIII, tình hình ấy dẫn đến hậu quả gì ?
* / Đáp án :
- Sản xuất nông nghiệp đình đốn, đời sống nhân dân khó khăn.
- Đê điều vỡ liên tục, lụt lội thường xuyên sảy ra
- Công thương nghiệp sa sút vì nhà nước đánh thuế nặng
" đời sống nhân dân cực khổ, thường xuyên sảy ra nạn đói
* Đặt vấn đề vào bài mới : Cho đến đầu thế kỷ XVIII, tình hình xã hội ở Đàng Ngoài còn tương đối ổn định, nhưng từ giữa thế kỷ XVIII, chính quyền họ Nguyễn bị suy yếu nhanh chóng " nhiều cuộc khởi nghĩa chống chính quyền họ nguyễn đã nổ ra, đặc biệt là sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn.
 b . Dạy bài mới
H
?
H
H
?
H
T
?
H
T
?
H
T
?
H
T
?
T
H
?
H
T
?
H
T
?
H
?
H
?
H
T
(Đọc sgk từ đầu đến “ Ngà voi, sừng tê, mật ong . v v ... ”
Những biểu hiện nào chứng tỏ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong đi vào con đường suy yếu , mục nát ?
Việc mua bán quan tước khá phổ biến, số quan lại ngày càng tăng, nhất là quan thu thuế ...
-Tập đoàn Trương Phúc Loan lũng đoạn triều đình, nắm mọi quyền hành 
( Đọc phần in nghiêng sgk )
Đoạn trích trên khiến em hình dung như thế nào về bọn quan lại thống trị?
(Trả lời theo sgk )
Ở Đàng Trong chế độ khoa cử không thịnh hành, chế độ bán tước đặc biệt phát triển và được coi như phương thức chủ yếu để tuyển quan lại, chỉ cần nộp đủ số tiền và lễ vật quy định là được bổ làm quan do đó có nơi có tới 20 xã trưởng và hàng chục nhân viên thu thuế, quan lại không được cấp lương bổng mà thu tiền và lễ vật của dân để làm bổng lộc, gọi là ngụ lộc
Quan lại địa chủ đua nhau tranh đoạt thành quả khẩn hoang hoặc dùng uy thế chiếm ruộng tư của họ và lấn chiếm ruộng công làng xã ...
Chính quyền suy yếu dẫn đến đời sống nhân dân như thế nào?
Bị mất ruộng đất, phải nộp thuế, nộp lâm sản quý 
Ở Đàng trong bấy giờ “hàng năm có hàng trăm thứ thuế mà trưng thu thì phiền phức, gian lận ”
( Theo Lê Quý Đôn- Phủ biên Tạp Lục )
Nhân viên thu thuế mặc sức hà hiếp dân “ dân nghèo khốn khổ vì phải đóng gấp bội ” những người dân có chút ít ruộng đất tư thì ngoài tô thuế họ còn phải đóng góp rất nhiều khoản tiền khác 
- Các dân tộc thiểu số hàng năm phải đóng góp bằng tiền hay bạc, ngoài ra họ còn phải cống nạp những sản phẩm quý như ngà voi, sừng tê, Gỗ, hương trầm, quế, sáp, mật ong .
Đời sống của nhân dân Đàng Trong có gì khác với nhân dân Đàng Ngoài, vì sao?
Cực khổ như nhân dân Đàng Ngoài, đều bị giai cấp phong kiến bóc lột thậm tệ 
Nỗi bất bình ngày càng dâng cao, họ sẽ vùng dậy đấu tranh, phong trào nông dân đàng trong ở giai đoạn này phát triển mạnh, có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra (cuộc khởi nghĩa của một người tên là Lành cầm đầu nổ ra năm 1695 ở Quảng Ngãi, cuộc khởi nghĩa Lý Văn Quang ở Đông Phố ( gia định) năm 1747, nổi bật là cuộc khởi nghĩa của chàng Lía 
Hãy nêu vài nét về tiểu sử chàng Lía ?
Lía xuất thân trong một gia đình nghèo khổ ...
Đọc bài vè chàng Lía 
Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng có ý nghĩa như thế nào?
Thể hiện tinh thần đấu tranh quật cường của

File đính kèm:

  • doclich su 7 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2012.doc